SHARE:
EINSTEIN và ĐỨC PHẬT – NHỮNG LỜI NÓI TƯƠNG TỰ
Biên tập: Thomas J. Mc Farlane
Giới thiệu: Wes Nisker
Thiện Tri Thức
Trong vật lý hiện đại, chúng ta càng có vẻ hiểu biết về thực tại, thì thực tại càng có vẻ siêu việt khỏi những khả năng của chúng ta để hiểu biết nó. Những nhà vật lý lượng tử phải thú nhận rằng họ biết rất ít về vị trí của một âm điện tử hơn là những nhà vật lý cổ điển ở một thế kỷ trước nghĩ rằng họ biết. Những đột phá khoa học thường bắt buộc những nhà khoa học công nhận rằng thực tại siêu việt khỏi lý thuyết, lý trí và quan sát. Dù khi họ cố gắng xây dựng những kiểu mẫu chính xác và bao quát hơn về thực tại, những nhà vật lý thấy ra rằng, càng ngày thực tại càng tránh né họ. Thiết yếu là phải vượt lên ngôn ngữ và tư tưởng.
Như những nhà đạo học phương Đông chứng thực, hiểu biết tối hậu về thực tại vô cùng vượt khỏi sự đạt đến của tâm suy nghĩ và những hệ thống triết học của nó. Những hòn đá lót chân hữu ích như vậy có thể trở thành rào cản hiểu biết nếu chúng ta quên rằng chúng là những cái chỉ đến chân lý chứ không phải bản thân chân lý. Đức Phật ví những lời dạy của ngài như một cái bè mà những đệ tử ngài có thể dùng nó để vượt qua một con sông. Một khi đã qua sông, cái bè không cần dùng làm gì nữa và cần bỏ lại đàng sau.
Chúng ta phải rõ là, khi đi đến những nguyên tử, ngôn ngữ chỉ có thể được dùng như là thi ca.
NIELS BOHR
****
Chân lý không thể cắt thành mảnh và xếp trong một hệ thống. Những từ ngữ chỉ có thể được dùng như một hình dung của ngôn ngữ.
ĐỨC PHẬT
****
Người ta có thể nói rằng khả năng con người để thấu hiểu là vô hạn trong một nghĩa nào. Nhưng những quan niệm khoa học hiện có chỉ luôn luôn bao trùm một phần rất giới hạn của thực tại, và phần kia còn chưa hiểu thì vô cùng.
WERNER HEISENBERG
****
Cuộc đời chúng ta có một giới hạn nhưng hiểu biết thì không. Nếu anh dùng cái hữu hạn để theo đuổi cái không có giới hạn, anh sẽ lâm nguy.
TRANG TỬ
****
Tất cả khoa học của chúng ta, nhằm đo lường thực tại, thì sơ khai và trẻ con.
ALBERT EINSTEIN
****
Hãy đo tính cái con người biết và cái đó không thể so sánh với cái con người không biết.
TRANG TỬ
****
Thế giới này đưa chúng ta đối diện với sự bất khả của việc trực tiếp hiểu biết nó … Đó là một thế giới mà bản chất của nó không thể nắm hiểu được bằng những năng lực quan niệm của trí óc con người.
MAX PLANCK
****
Brahman thì … ở ngoài tầm của bất kỳ quan niệm trí óc nào.
SHANKARA
****
Không thể có một tổng kết miêu tả cơ cấu của nguyên tử; tất cả những tổng kết như vậy phải nhất thiết dựa trên những quan niệm cổ điển, chúng không áp dụng được nữa, như chúng ta đã thấy.
NIELS BOHR
****
Ở đó con mắt không hoạt động, cũng không lời nói, cũng không tâm thức. Chúng ta không biết, chúng ta không thể hiểu, như thế nào cái ấy có thể được giải thích.
UPANISHAD
****
Nhà vật lý thí nghiệm phải có thể nói về những thí nghiệm của ông và bởi thế ông bắt buộc dùng những quan niệm của vật lý cổ điển, dù ông biết rõ rằng chúng chỉ cung cấp một diễn tả không đầy đủ về thiên nhiên. Đây là lưỡng nan căn bản của ông, và lưỡng nan ông không thể đơn giản gạt đi.
WOLFGANG PAULI
****
Mâu thuẫn rất nan giải đối với cách suy nghĩ bình thường đến từ sự kiện rằng chúng ta phải dùng ngôn ngữ để truyền thông kinh nghiệm bên trong của chúng ta, nó trong bản chất sâu xa thì siêu việt ngôn ngữ.
D.T SUZUKI
****
Trong lý thuyết lượng tử, chúng ta vượt khỏi sự hình dung bằng hình ảnh.
NIELS BOHR
****
Tự giác ngộ là một trạng thái cao tột của chứng đắc bên trong, nó siêu việt khỏi mọi minh họa.
ĐỨC PHẬT
****
Tư tưởng như chúng ta biết, thì bất lực trừ phi chúng ta có thể diễn tả những kết quả của nó trong khuôn khổ luận lý. Nhưng tiến trình suy nghĩ căn bản thì chắc chắn không thể được diễn tả như luận lý.
DAVID BOHM
****
Luận lý bình thường là đồ dùng ích dụng nhất trong đời sống thực tiễn của chúng ta … (nhưng) tinh thần hay cái phần sâu nhất của con người chúng ta đòi hỏi cái gì hoàn toàn không ý niệm, nghĩa là cái gì tức khắc và thâm nhập xa hơn chỉ là trí năng.
D.T SUZUKI
****
Niềm tin vào một thế giới bên ngoài độc lập với chủ thể tri giác là căn cứ của mọi khoa học tự nhiên. Nhưng bởi vì tri giác giác quan chỉ cho thông tin về thế giới bên ngoài này hay “thực tại vật lý” một cách gián tiếp, chúng ta chỉ có thể nắm bắt cái sau bằng những phương tiện suy luận. Do đó, những ý niệm của chúng ta về thực tại vật lý không bao giờ là cái cuối cùng. Chúng ta luôn luôn phải sẵn sàng để thay đổi những ý niệm này – nghĩa là nền tảng tiền đề của vật lý học – để thừa nhận những sự kiện được tri giác trong cách hoàn hảo nhất theo luận lý.
ALBERT EINSTEIN
****
Khi Như Lai, trong lời dạy, thường dùng những quan niệm và ý tưởng, những đệ tử cần nhớ sự không thật của mọi quan niệm và ý tưởng như vậy. Họ cần nhớ rằng Như Lai, khi dùng chúng trong sự giải thích Pháp luôn luôn dùng chúng như một cái bè sẽ bỏ lại khi đã qua sông. Thế nên những quan niệm tùy lúc của những sự vật và về những sự vật cần vất bỏ toàn bộ khi người ta đạt giác ngộ.
ĐỨC PHẬT
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS