Kinh nghiệm Con người

SHARE:


EINSTEIN và ĐỨC PHẬT – NHỮNG LỜI NÓI TƯƠNG TỰ
Biên tập: Thomas J. Mc Farlane
Giới thiệu: Wes Nisker
Thiện Tri Thức

1. Mục lục
2. Giới thiệu bởi Wes Nisker
3. Những Lời Nói Đầu Của Người Biên Tập
4. Những Lời Nói Tương Tự, Những Thế Giới Tương Tự
5. Những Nhà Vật Lý Học
6. Những Nhà Đạo Học
7. Kinh nghiệm Con người
8. Hòn Đá Thử của Chân lý
9. Nghịch lý và Mâu thuẫn
10. Nói được và Không thể nói được
11. Chủ thể và Đối tượng
12. Tên gọi và hình tướng
13. Những Ảo tưởng và những Mê lầm
14. Những Sóng, những Trường và Năng lượng
15. Những Hạt và Vật chất
16. Toàn Thể và Tương Thuộc
17. Thời gian và Không gian
18. Biểu lộ và nhân quả
19. Nhất thể và Đa thù
20. Vật lý học và Đạo học

Kinh nghiệm Con người

Chúng ta đôi khi muốn nghĩ về Einstein và những nhà vật lý học khác như là những con người phân tích lạnh lẽo bởi vì họ diễn tả những tư tưởng của họ qua toán học – một ngôn ngữ chính xác và phổ quát hoàn toàn thiếu vắng tình cảm.

Nhưng khi chúng ta lén nhìn đàng sau những phương trình để nhìn vào những kinh nghiệm và những cái thấy thấu suốt cá nhân của những nhà khoa học này, chúng ta thấy rằng họ đã xúc động sâu xa trước âm nhạc của vũ trụ. Rất giống cùng một cách như những nhà đạo học trong truyền thống châu Á, những nhà vật lý học vĩ đại như Einstein đã hiến mình một cách vô ngã cho những ý tưởng cao siêu, dựa trên trực giác, cái đẹp, sự giản dị và hòa điệu như những người hướng dẫn tâm linh trong công việc

thoáng thấy đường lối vũ trụ hoạt động, họ cảm thấy cùng một loại kinh ngạc và ngây ngất mà những người theo Phật đã kinh nghiệm trong thiền định sâu xa.

Với nhà khoa học, cũng như với nhà đạo đức, cái đẹp đi sóng đôi với chân lý. Sự hài hòa của những yếu tố sai khác chuyển hóa sự bất hài hòa của thế giới thành một nhất thể mà linh hồn nhận ra như một người bạn cũ.

 

Con người chỉ có thể đạt đến một đời sống xứng đáng và hài hòa nếu họ có thể, trong những giới hạn của bản chất con người, tự mình thoát khỏi việc nỗ lực thỏa mãn những ước muốn của tính nết vật chất.

                                                        ALBERT EINSTEIN

 

****

 

Con người, thúc đẩy bởi khát khao, chạy cuồng đủ hướng như một con thỏ rừng mắc bẫy; thế nên người khất thực hãy ra khỏi khát khao, bằng cách nỗ lực thực hiện không tham ái cho chính nó.

        ĐỨC PHẬT

****

Giá trị chân thực của một con người được xác định chủ yếu bởi mức độ và cảm thức trong đó nó đã đạt đến giải thoát khỏi bản ngã.

                                                        ALBERT EINSTEIN

 

****

 

Bậc chân nhân (con người toàn hảo) thì không có bản ngã.

                                                        TRANG TỬ

****

Một con người… kinh nghiệm chính mình, những tư tưởng và những cảm nhận của nó như cái gì tách lìa khỏi phần còn lại – một loại ảo tưởng thị giác của ý thức của nó. Sự mê lầm này là một loại nhà tù cho chúng ta, hạn cuộc chúng ta trong những ham muốn cá nhân và thương mến vài người gần chúng ta nhất. Công việc của chúng ta phải là giải thoát chúng ta ra khỏi tù ngục này bằng cách mở rộng phạm vi thấu hiểu và lòng thương để bao trùm tất cả tạo vật và toàn bộ thiên nhiên trong vẻ đẹp của nó.

                                                        ALBERT EINSTEIN

 

****

 

Hạnh phúc chân thật không đến từ một quan tâm chật hẹp cho hạnh phúc của chính mình hay của người thân thiết với ta, mà từ lòng bi và tình thương cho tất cả chúng sanh.

        DALAI LAMA

****

Định mệnh cao cả của cá nhân là phụng sự hơn là cai trị.

                                                        ALBERT EINSTEIN

 

****

 

Chỉ bằng cách làm những hành động phụng sự ta Người sẽ đạt được toàn thiện.

        BHAGAVAD GITA

****

Cốt tủy của nỗ lực chúng ta là để hiểu rằng, một mặt, nó bao trùm toàn bộ sự đa dạng và phức tạp của kinh nghiệm con người, và mặt khác nó nhắm đến sự giản dị và tiết kiệm trong những giả định căn bản. Niềm tin rằng hai cái đó có thể hiện hữu bên nhau là một vấn đề của đức tin, nhìn trong trạng thái nguyên sơ của hiểu biết khoa học.

                                                        ALBERT EINSTEIN

 

****

 

Người ấy trải qua vạn tuổi và thành tựu sự giản dị trong nhất thể. Với y, tất cả vạn vật đều như chúng là, và như thế chúng ôm ấp lẫn nhau.

        TRANG TỬ

****

Trong hiểu biết của chúng ta về bản chất vật lý, chúng ta đã đi khá sâu đến độ … ở đây thì không có khổ đau, không có cái xấu ác cũng không có sự kém khuyết, mà chỉ là toàn thiện.

                                                        HERMAN WEYL

 

****

 

Mọi sự vốn là cái biết, sự thanh tịnh và niềm vui.

        SHANKARA

****

Một chân lý toán học là không có thời gian, nó không mới có khi chúng ta khám phá nó. Nhưng sự khám phá nó là một biến cố đích thực.

                                                ERWIN SCHRÖDINGER

 

****

 

Chứng ngộ không phải là cái gì mới được; nó đã có ở đó. Tất cả điều cần thiết là thoát khỏi tư tưởng. “Tôi đã không từng chứng ngộ”.

                                                SRI RAMANA MAHARSHI

****

Thất bại và nghèo túng là những nhà giáo dục và những cái tịnh hóa tốt nhất.

                                                        ALBERT EINSTEIN

 

****

 

Những trường hợp khó khăn … có vẻ cực kỳ bất lợi cho sự thực hành khai triển tâm linh. Tuy nhiên, đối với những người đang chuyển hóa cái nhìn bao quát của họ, nhất là bằng cách trau dồi tâm giác ngộ (Bồ đề tâm), những tình huống ấy trở nên một khuyến khích cho sự thành tựu của thực hành.

                                                        GESHE RABTEN

****

Những người không bị sốc khi lần đầu tiên họ ghé qua lý thuyết lượng tử thì không thể hiểu nó.

                                                        NIELS BOHR

 

****

 

Không bị sốc sau khi biết rằng … tất cả những bầu trời với mọi vật thể sáng mà ánh sáng của chúng đi đến trái đất này qua hàng triệu năm ánh sáng được nói chỉ là những bọt nước trong tánh Không vĩnh cửu?

                                                        D.T SUZUKI

 

SHARE:

Để lại một bình luận