Bát-nhã Ba-la-mật-đa

SHARE:


BÁT NHÃ TÂM KINH THIỀN GIẢI
ĐƯƠNG ĐẠO
IN LẦN THỨ NHẤT 1981
IN LẦN THỨ HAI NXB. THIỆN TRI THỨC 2002

1. DẪN NHẬP
2. MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
3. HÀNH GIẢI
4. Ma Ha
5. Bát-nhã Ba-la-mật-đa
6. Tâm Kinh
7. Quán Tự Tại Bồ-tát
8. Khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa
9. Chiếu kiến năm uẩn đều Không
10. Vượt qua mọi khổ ách
11. Xá-lợi Tử!
12. Không chẳng khác sắc
13. Sắc tức là Không, Không tức là sắc
14. Thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như thế
15. Xá-lợi Tử! Thế nên mọi pháp là Không tướng, không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm.
16. Thế nên trong Không, không có sắc, không có thọ tưởng hành thức, không có mắt tai mũi lưỡi thân ý, không có sắc thanh hương vị xúc pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có lão tử, cũng không có hết lão tử, không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí huệ cũng không có chứng đắc.
17. Do vô sở đắc, Bồ-tát y vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm vô quái ngại, do vô quái ngại không mọi điên đảo, rời xa mọi điên đảo mộng tưởng, rốt ráo Niết-bàn
18. Ba đời chư Phật, do y vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
19. Thế nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ tất cả khổ, chân thật bất hư
20. Nên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú rằng Gaté gaté, paragaté, parasam-gaté, Bodhi svaha

Bát-nhã Ba-la-mật-đa

1. Trí Huệ rốt ráo đưa qua bờ bên kia. Bờ bên kia là Niết-bàn đối với bờ bên này là sanh tử.

Ý thức bao giờ cũng phân chia chủ thể và khách thể. Cao điểm của ý thức là khoa học. Khoa học là một cái biết bên ngoài mình. Cái biết đó không thể đồng hóa được với vật được tìm hiểu. Với khoa học, luôn luôn có một sự ngăn cách vĩnh viễn giữa người biết và vật được biết. Đó cũng là giới hạn của ý thức. Với cái biết phân chia giữa chủ và khách như thế, cái biết đó không thể là một với bản thể của sự vật. Trí Huệ siêu việt lên ý thức. Trí Huệ là cái biết trong đó, chủ thể và khách thể đều hòa nhập làm một, phá bỏ mọi hiện tượng vỏ ngoài để làm một trong bản thể, vì bản thể của chủ thể và khách thể là một.

Đây là cái biết của Thiền định. Trí Huệ chỉ có trong Thiền định, nghĩa là khi tất cả mọi vọng tưởng chấm dứt.

2. Trí Huệ Bát-nhã chỉ hiển hiện khi ý thức phân biệt ngừng bặt. Khi sóng yên, mặt nước bằng phẳng phản chiếu mặt trăng thực tại. Ý thức luôn duyên theo cảnh ngoài, vọng động không ngừng. Tất cả mọi Pháp môn của đạo Phật đều là điều phục tâm thức, nên lấy tâm làm căn bản. Nếu biết: tâm sanh thì tất cả pháp sanh, tâm diệt thì tất cả pháp diệt, tức thì tâm không còn niệm. Tâm Không là Trí Huệ.

3. Tổ Bá Trượng nói với Thiền sư Vô Ngôn Thông, vị Tổ Thiền Việt Nam: “Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu”. Đất tâm nếu không, mặt trời trí huệ bèn tự chiếu.

4. Ngài Huệ Năng nói: “Niệm trước không sanh là Tâm, niệm sau không diệt là Phật.” Không có niệm sanh, không có niệm diệt là Trí Huệ.

SHARE:

Để lại một bình luận