Tâm Kinh

SHARE:


BÁT NHÃ TÂM KINH THIỀN GIẢI
ĐƯƠNG ĐẠO
IN LẦN THỨ NHẤT 1981
IN LẦN THỨ HAI NXB. THIỆN TRI THỨC 2002

1. DẪN NHẬP
2. MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
3. HÀNH GIẢI
4. Ma Ha
5. Bát-nhã Ba-la-mật-đa
6. Tâm Kinh
7. Quán Tự Tại Bồ-tát
8. Khi hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa
9. Chiếu kiến năm uẩn đều Không
10. Vượt qua mọi khổ ách
11. Xá-lợi Tử!
12. Không chẳng khác sắc
13. Sắc tức là Không, Không tức là sắc
14. Thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như thế
15. Xá-lợi Tử! Thế nên mọi pháp là Không tướng, không sanh không diệt, không cấu không tịnh, không tăng không giảm.
16. Thế nên trong Không, không có sắc, không có thọ tưởng hành thức, không có mắt tai mũi lưỡi thân ý, không có sắc thanh hương vị xúc pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, cũng không có hết vô minh, cho đến không có lão tử, cũng không có hết lão tử, không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, không có trí huệ cũng không có chứng đắc.
17. Do vô sở đắc, Bồ-tát y vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm vô quái ngại, do vô quái ngại không mọi điên đảo, rời xa mọi điên đảo mộng tưởng, rốt ráo Niết-bàn
18. Ba đời chư Phật, do y vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
19. Thế nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ tất cả khổ, chân thật bất hư
20. Nên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú rằng Gaté gaté, paragaté, parasam-gaté, Bodhi svaha

Tâm Kinh

1. Kinh cốt lõi: Kinh rút ngắn của Đại Bát-nhã

2. Các vị Tổ ngày xưa cố ý dùng chữ Tâm trong tựa kinh Bát-nhã. Vì Bát-nhã là Tâm vậy. Tất cả đạo Phật đều quy về Tâm này. Tâm này là thực tại duy nhất, là Phật tánh, là tự tánh, là Không, là Tâm ấn của chư Phật và Tổ.

3. Huyền Sa Sư Bị nói: “Như mọi sự đều do ánh sáng mặt trời mà hiện. Mặt trời lại có chỗ chẳng giáp khắp chăng? Muốn biết Tâm này cũng thế. Hiện nay sông núi, đất bằng, mười phương cõi nước, sắc không, sáng tối, thân tâm ông, cả thảy trời người, các loài tạo nghiệp cho tới các bậc Giác Ngộ đều nhờ cái oai quang viên thành này mà hiện.”

* Một vị tăng hỏi ngài Triệu Châu: “Ý Tổ Đạt Ma qua Trung Hoa dạy tâm là thế nào?”
Tổ đáp: “Cây bách trước sân”

* Linh Chiếu, con của Bàng cư sĩ nói: “Dễ dễ dễ, trên đầu trăm ngọn cỏ, rành rành ý Tổ sư”

4. Người xưa nói: “Vô tâm, đạo dễ tầm”, “Vô tâm là đạo”. Ngài Huệ Năng lấy Vô niệm làm Tông. Tâm, đối cảnh không sanh, không phân biệt, không chọn lựa yêu ghét, không lấy bỏ, khi ấy toàn thức là Tâm. Lục Tổ Huệ Năng chỉ cho Huệ Minh: “Đừng nghĩ thiện, đừng nghĩ ác, chính khi ấy là bản tâm của ngươi.”

SHARE:

Trả lời