ĐỐI XỬ VỚI MỌI NGƯỜI NHƯ ĐỨC PHẬT

SHARE:

Đức Phật đã sống một cuộc đời từ ái, khiêm nhường và bi mẫn. Ngài hoàn toàn đại diện cho những giáo lý mà Ngài ban và Tăng đoàn xung quanh Ngài đã nương theo tấm gương của Ngài. Có nhiều lần khi các đệ tử sa ngã và hành xử không thích hợp – đôi lúc khá vui nhộn – nhưng những rắc rối này được sử dụng làm cơ hội để làm sáng tỏ các giá trị quan trọng và cho cộng đồng thấy cách thức sống một cuộc đời đức hạnh. Từ thuở sơ khai của Phật giáo, hành động đạo đức đã là trung tâm của con đường giống như việc thiền địnhnghiên cứu và quán chiếu.

Là một vị thầy Phật giáo, tôi thường nhận được những câu hỏi về thiền định và các nguyên tắc Phật giáo sâu xa, chẳng hạn sự khởi lên phụ thuộc và tính Không. Tôi rất hoan hỷ được chia sẻ điều mình biết về những chủ đề này. Nhưng tôi nhận ra rằng người ta hiếm khi hỏi tôi về đạo đức và cách sống một cuộc đời đức hạnh.

Đúng là thiền định đóng vai trò quan trọng trong truyền thống Phật giáo. Không nghi ngờ gì về điều đó. Điều tương tự cũng đúng với việc nghiên cứu các tư tưởng và triết học Phật giáo. Nhưng theo nhiều cách, đạo đức và đức hạnh là nền tảng của con đường Phật giáo.

Đức Phật đã sống một cuộc đời từ ái, khiêm nhường và bi mẫn. Ngài hoàn toàn đại diện cho những giáo lý mà Ngài ban và Tăng đoàn xung quanh Ngài đã nương theo tấm gương của Ngài. Có nhiều lần khi các đệ tử sa ngã và hành xử không thích hợp – đôi lúc khá vui nhộn – nhưng những rắc rối này được sử dụng làm cơ hội để làm sáng tỏ các giá trị quan trọng và cho cộng đồng thấy cách thức sống một cuộc đời đức hạnh. Từ thuở sơ khai của Phật giáo, hành động đạo đức đã là trung tâm của con đường giống như việc thiền địnhnghiên cứu và quán chiếu.

Ngày nay, khi người ta hỏi tôi về đạo đức là lúc những vụ tai tiếng hay tranh cãi xảy ra trong các cộng đồng Phật giáo. Bất chấp tầm quan trọng rõ ràng của bất bạo động và lòng bi mẫn trong truyền thống Phật giáo, nhiều đệ tử không chắc chắn về cách giải quyết những tình trạng này. Tôi có thể thấy tại sao họ trở nên bối rối. Có nhiều truyền thừa và trường phái Phật giáo khác nhau, và thật khó để theo dõi tất cả những giáo lýthực hành và cấu trúc đạo đức khác nhau.

“Chúng ta sử dụng những nguyên tắc bất bạo động và đại bi như thế nào để dẫn dắt bản thân trong các vấn đề quan trọng như tìm ra một vị thầy chân chính và giải quyết những thử thách không thể tránh khỏikhởi lên trong đời sống của một cộng đồng?”

Điều này đặc biệt đúng trong truyền thống Tây Tạng, khi mà chúng ta có ba cách tiếp cận khác nhau – thứ mà chúng ta gọi là Yana – “thừa” – thứ hòa quyện vào với nhau thành một con đường của thực hành Phật giáo. Chúng là thừa Cơ Bản của sự giải thoát cá nhânĐại thừa của lòng bi mẫn lớn lao và Kim Cương thừa của giác tính không thể phá hủy. Sự kết hợp này là một trong những khía cạnh độc đáo và đẹp đẽ của Phật giáo Tây Tạng, nhưng không phải lúc nào nó cũng khiến mọi thứ trở nên đơn giản.

ĐẠO ĐỨC TRONG PHẬT GIÁO TÂY TẠNG 

Trong Phật giáo Tây Tạng chúng ta thực hành ba thừa cùng nhau và điều đó bao gồm cả thực hành đạo đức. Tôi sẽ làm sáng tỏ điều này.

Nguyên tắc đạo đức căn bản nhất trong thừa của sự giải thoát cá nhân là bất bạo động, hứa nguyện tránh làm hại người khác bằng mọi giá.

Khi chúng ta thêm vào Đại thừachúng ta không quên về bất bạo động, mà tiến thêm một bước với thực hành Bồ đề tâm. Đây là hứa nguyện giúp đỡ mọi chúng sinh đạt giác ngộ hoàn toàn.

Cuối cùngKim Cương thừa đem đến quan niệm về nhận thức thanh tịnh. Trong thực hành Kim Cương thừachúng ta duy trì vững chắc trong bất bạo động và động cơ vị tha của Bồ đề tâm, nhưng có tri kiến thuộc về kết quả. Chúng ta xem mọi người và mọi thứ là hiện thân của giác ngộChúng ta cam kết thấy bản thân, người khác và thế giới xung quanh chúng ta là căn bản thanh tịnhtrọn vẹn và hoàn hảo.

Lý tưởng về nhận thức thanh tịnh này được đại diện trong nguyên tắc của thệ nguyện Samaya, những hứa nguyện chính thức mà một hành giả Kim Cương thừa trung thành. Có nhiều chi tiết về Samaya, nhưng một cách đơn giảntinh túy của Samaya là thực hành nhận thức thanh tịnh với tất cả khả năng.

Nhiều người hiểu sai về Samaya và nghĩ rằng nó chỉ liên quan đến việc thấy vị thầy là một vị Phật, một bậc giác ngộ hoàn toàn. Đó là một phần của Samaya, nhưng nó bỏ qua điểm then chốt. Samaya là về việc thấy mọi người và mọi thứ thông qua thấu kính của nhận thức thanh tịnhMục đích duy nhất của việc thấy vị thầy là Phật là để chúng ta có thể thấy những phẩm tính giác ngộ này trong chính chúng ta, trong người khác và trong thế giới xung quanh chúng ta. Nó là một công cụ giúp chúng ta đạt được sự xác quyết về sự thanh tịnh của bản tính chân thật của bản thân.

Thực hành Kim Cương thừa đặt nền tảng trên những lý tưởng về bất bạo động và đại bi. Không có Kim Cương thừa nào mà không có chúng. Vì thế, làm sao chúng ta sử dụng những nguyên tắc này để dẫn dắt bản thân trong các vấn đề quan trọng như tìm ra một vị thầy chân chính và giải quyết những thách thức không thể tránh khỏi khởi lên trong đời sống của một cộng đồng?

VẤN ĐỀ THỰC HÀNH 

Điểm đầu tiên mà tôi muốn nói có lẽ rất rõ ràngThực hành của chúng ta cần đem lại điều tốt nhất trong chúng ta – những con người. Nó cần phát huy trí tuệ bên trong, sự sáng suốt căn bản và phạm vi đạo đức, thứ mà chúng ta đều có (dù chúng ta chú ý đến nó hay không).

Vì vậy, cách thức cơ bản nhất để đánh giá sự hành trì của chúng ta là mức độ mà chúng ta tiến gần hơn đến những lý tưởng đơn giản của sự từ ái, khiêm nhường, chân thật và trí tuệ. Là những cá nhân hay là các cộng đồng, nếu chúng ta thấy bản thân đang di chuyển về hướng khác, thứ gì đó đã chệch hướng. Không ai trong chúng ta hành xử hoàn hảo trong mọi trường hợp, nhưng theo thời giancần phải có sự chuyển biến rõ ràng hướng về các giá trị nhân văn căn bản và phổ quát này.

Điều này đặc biệt đúng về chư đạo sư tâm linh. Chư đạo sư Phật giáo là những hình mẫu tiêu biểu và người dẫn dắt trong các cộng đồng, và họ đại diện cho truyền thống Phật giáo với thế giới phi-Phật giáo. Là những đệ tử của giáo lý Phật Đà, nếu chúng ta nỗ lực để từ ái, khiêm tốn và sùng mộ sự hành trì, thì điều đó sẽ chỉ hợp lý khi những bậc dẫn dắt của chúng ta là đại diện cho những phẩm tính này. Chư vị cần truyền cảm hứng cho chúng ta bằng lòng từ ái và sùng mộ. Chư vị cần truyền niềm tin bằng sự chăm lo và quan tâm mà chư vị dành cho người khác. Dĩ nhiênchúng ta không nên mong chờ sự hoàn hảo, nhưng hiển nhiên là người dẫn dắt người khác cần thực hành điều mà họ thuyết giảng.

TÌM KIẾM MỘT VỊ THẦY CHÂN CHÍNH 

Về việc tìm kiếm một vị thầy chân chính, có bốn điều đặc biệt quan trọng.

Đầu tiên là vị thầy cần phải là một phần của dòng truyền thừa chân chính. Những đạo sư chân chính không quảng bá bản thân; họ quảng bá dòng truyền thừa. Nếu một vị thầy khoe khoang về những phẩm tính và sự chứng ngộ và phô diễn sự hành trì của bản thân, đó có thể là dấu hiệu cho thấy điều gì đó không đúng. Nhưng nếu một vị thầy đã nghiên cứu và hành trì dưới sự dẫn dắt của những đạo sư đáng kính khác và tôn kính dòng truyền thừa bằng cách giữ gìn các giá trị và truyền thống của nó, đó là một dấu hiệu tốt. Chỉ dòng truyền thừa thì không khiến vị thầy trở nên chân chính, nhưng nó quan trọng.

“Một vị thầy chân chính thì đáng tin cậy và đặt nhu cầu của đệ tử lên trên.”

Phẩm tính thứ hai cần tìm kiếm là sự tận tụy với việc nghiên cứu và hành trì. Điều này khá hiển nhiên. Bạn sẽ không học dương cầm từ một người không phải là một người chơi giỏi, phải không? Dĩ nhiên là bạn sẽ không. Điều tương tự cũng đúng ở đây. Nếu bạn đang tin tưởng ai đó với sự an lạc tâm linh của mình, bạn cần chắc chắn rằng người này trực tiếp biết về con đường. Để làm điều này, họ cần phải có sự tận tụy rõ ràng với sự hành trì và rèn luyện của bản thân.

Phẩm tính quan trọng thứ ba là lòng bi mẫn. Là đệ tửchúng ta cần cảm thấy tin tưởng rằng vị thầy đứng về phía chúng ta – rằng chư vị muốn chúng ta hạnh phúc và thành công và thực sự quan tâm đến chúng ta và sự tiến bộ của chúng ta trên đường tu.

Sự tin tưởng mang tính quyết định ở đây. Một vị thầy chân chính thì đáng tin cậy và đặt nhu cầu của đệ tử lên trên. Dấu hiệu của một vị thầy sở hữu phẩm tính này là các đệ tử cảm thấy an toàn và được bảo vệ trong sự chăm lo của Ngài. Họ biết rằng dù điều gì xảy ra trong cuộc đờiđạo sư sẽ luôn ở đó để dẫn dắt và giúp đỡ họ.

Phẩm tính thứ tư và cũng là cuối cùng liên quan trực tiếp nhất đến đạo đức. Một vị thầy chân chính cần giữ gìn các giới luật và thệ nguyện. Trong truyền thống Tây Tạng, điều đó nghĩa là chư vị duy trì bất cứ giới luật tu sĩ hay cư sĩ nào đã thọ nhận, trung thành với Bồ Tát giới của Đại thừa và giữ gìn các Samaya của Kim Cương thừa.

Điều này không phải là một chiến công nhỏ bé, mà nó rất quan trọng. Có nhiều chi tiết về điều này và là đệ tửchúng ta có thể không biết chính xác các giới luật mà một người nắm giữ. Nhưng chúng ta có thể hỏi han và kiểm tra xem liệu có bất cứ nghi ngờ nào về hành vi hay hành động của một vị thầy. Đó là một điểm khởi đầu tốt.

Trong thời đại hiện nay, không dễ dàng để tìm thấy một vị thầy hoàn hảo. Thời của Đức Phật, khi mọi người dường như đạt giác ngộ chỉ nhờ việc xuất hiện, đã qua từ lâu. Chúng ta không thể tìm thấy một vị thầy đại diện hoàn hảo cho cả bốn phẩm tính này, nhưng họ cần phải có chúng ở một mức độ nào đó. Nếu vị thầy hoàn toàn thiếu đi một hay nhiều hơn những phẩm tính này, có lẽ tốt nhất là rời đi.

RỜI BỎ MỘT VỊ THẦY 

Bốn phẩm tính này là hướng dẫn chung tốt lành cần tuân theo khi tìm kiếm một vị thầy. Nhưng ngay cả khi chúng ta nỗ lực hết sức để tìm kiếm một vị thầy, thông thường chúng ta chỉ biết vị thầy sau khi trở thành học trò của Ngài. Trong thế giới hiện đại, phần lớn chúng ta không có một tu viện hay chuyên gia Phật giáo ngay dưới phố. Chúng ta không phải lúc nào cũng biết mọi chi tiết về một vị thầy, hay thậm chí có ai đó mà chúng ta có thể hỏi. Vì vậychúng ta cần làm gì khi phát hiện ra rằng một vị thầy không giống như điều chúng ta đã hy vọng?

Nhiều đệ tử của Phật giáo Tây Tạng nhầm lẫn cho rằng họ không thể, hoặc không nên, rời bỏ một vị thầy khi đã có một cam kết với Ngài. Điều này không đúng. Mục đích bao trùm của mối quan hệ đạo sư-đệ tử là nó cần làm lợi lạc đệ tử. Nó không phải vì lợi ích hay lợi nhuận của vị thầy. Nếu bạn đã cố gắng hết sức và thấy rằng nó không phải một kiểu tốt đẹp, bạn có thể tìm kiếm một vị thầy khác. Đây không phải là một vấn đề hay sự thất bại của cá nhân. Nó là một sự đánh giá.

Cách tốt nhất để rời bỏ là làm vậy mà không nói xấu vị thầy hay tạo nhiều khó khăn cho những người có thể được lợi lạc từ vị thầy và cộng đồng. Hãy rời đi một cách thuận hòa, hay ít nhất là đừng rời đi với sự bất hòaĐơn giản ra đi với sự khiêm nhường và không cảm thấy tồi tệ về sự thật rằng nó đã chẳng đi đến đâu.

Một lời cảnh báo mà tôi muốn thêm vào ở đây là, điều quan trọng là thành thật với bản thân. Rời bỏ một vị thầy hay cộng đồng, thứ có vẻ như là không tốt, là điều có thể hiểu được, nhưng nếu bạn thấy mỗi vị thầy đều không xứng đáng với thời gian của bạn, thì bạn có thể cần xem xét sâu xa hơn về những kiểu mẫu của chính mình để xem điều gì đang diễn ra. Có thể thật khó để tiến bộ trên con đường nếu bạn tìm kiếm sự hoàn hảo.

NHỮNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHIÊM TRỌNG 

Tuy nhiên, sẽ là một vấn đề khác nếu vị thầy đang phạm phải những vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Rời bỏ vị thầy một cách ôn hòa sẽ ý nghĩa nếu đó chỉ là vấn đề thích hợp giữa vị thầy và đệ tử. Khi vấn đề là người ta đang bị tổn thương hay luật pháp bị vi phạmtình thế trở nên rất khác.

“Nếu ai đó đang bị làm hại, sự an toàn của nạn nhân được đặt lên hàng đầu. Điều này không phải là một nguyên tắc của Phật giáo. Đó là giá trị nhân văn căn bản và không bao giờ được vi phạm.”

Trong trường hợp đó, sự vi phạm các quy tắc đạo đức cần phải được nhắc đến. Nếu sự lạm dụng thân thể hay tình dục xảy ra, hoặc có sự không đúng về tài chính hay bất cứ vi phạm đạo đức nào khác, vì lợi ích của các đệ tửcộng đồng và rốt ráo là đạo sưcần phải đề cập đến các vấn đề. Trên tất thảy, nếu ai đó đang bị làm hại, sự an toàn của nạn nhân được đặt lên hàng đầu. Điều này không phải là một nguyên tắc của Phật giáo. Đó là giá trị nhân văn căn bản và không bao giờ được vi phạm.

Sự đáp lại thích hợp tùy thuộc vào hoàn cảnh. Trong vài trường hợp, nếu vị thầy đã hành xử không thích hợp hay gây hại nhưng công nhận sai lầm và hứa sẽ tránh nó trong tương lai, thì việc giải quyết vấn đề một cách nội bộ có thể là thỏa đáng. Nhưng nếu những vi phạm đạo đức xảy ra trong thời gian dài, hoặc nếu sự lạm dụng là nghiêm trọng, hay vị thầy không sẵn lòng chịu trách nhiệm, sẽ là thích hợp nếu công khai hành vi này.

Trong những trường hợp này, sẽ không phải là một sự vi phạm Samaya khi đưa ra ánh sáng những thông tin đau đớn này. Nói rõ những hành vi phá hoại là một bước cần thiết để bảo vệ những người đang bị làm hại hay có nguy cơ bị làm hại trong tương lai và bảo vệ sự an toàn của cả cộng đồng.

TRÍ TUỆ CUỒNG 

Truyền thống Kim Cương thừa có lịch sử về những vị Yogi và Yogini và đạo sư lập dị, những vị sử dụng các phương pháp khắc nghiệt để dẫn dắt học trò. Câu chuyện Tổ Marpa yêu cầu Milarepa xây dựng rồi phá hủy một chuỗi các tháp đá có lẽ là ví dụ nổi tiếng nhất về điều này. Truyền thống “trí tuệ cuồng” này có thể là đúng đắn, nhưng không may thay, nó thường được sử dụng như một sự hợp lý hóa cho hành vi phi đạo đức, điều chẳng liên quan gì đến trí tuệ hay bi mẫn.

Điều quan trọng nhất cần biết về những phong cách giảng dạy lạ thường này là chúng hướng đến việc làm lợi lạc đệ tử. Nếu chúng không đặt nền tảng trên lòng bi mẫn và trí tuệ, chúng không đúng. Các hành động dựa trên lòng bi mẫn và trí tuệ – dù cho chúng có vẻ kỳ quặc, lập dị hay thậm chí phẫn nộ – vẫn không khơi dậy sự lo sợ hay băn khoăn. Chúng khiến lòng bi mẫn và trí tuệ nở hoa trong đệ tử.

“Chúng ta cần phân biệt những vị thầy lập dị hay khiêu khích – nhưng một cách rốt ráo thì bi mẫn và thiện xảo – với những vị thực sự đang làm hại đệ tử và gây ra sự tổn thương.”

Nói cách khác, những kết quả của “trí tuệ cuồng” chân chính luôn tích cực và có thể thấy được. Khi một vị thầy sử dụng cách tiếp cận cực đoan dựa trên lòng bi mẫn, kết quả là sự phát triển tâm linh, không phải là sự tổn thươngTổn thương là một dấu hiệu đúng đắn cho thấy hành vi “trí tuệ cuồng” đang bỏ qua trí tuệ để thấy điều gì thực sự làm lợi lạc đệ tửlòng bi mẫn đặt lợi ích của học trò lên trước hoặc cả hai.

Cũng cần phải chú ý rằng những phong cách giảng dạy khắc nghiệt mà chúng ta thấy trong lịch sử Kim Cương thừa xảy ra trong bối cảnh là một mối liên hệ tâm linh chín muồi giữa đạo sư và đệ tử. Chúng không phải điều gì đó thông thường. Marpa không bắt tất cả đệ tử xây tháp đá. Thực sự, Ngài đối xử với các đệ tử khác rất khác với cách Ngài đối xử với Milarepa. Nhưng Ngài thấy được tiềm năng của Milarepa và biết cách tiếp cận nào sẽ làm lợi lạc Ngài nhiều nhất. Phần còn lại thuộc về lịch sử. Milarepa đạt giác ngộ và là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của Tây Tạng.

Những phương pháp giảng dạy khắc nghiệt chỉ được sử dụng với những học trò rất trưởng thành và trong bối cảnh là mối quan hệ của sự tin tưởng và sùng mộ ổn định, bên cạnh đó chúng còn là cách thức cuối cùngChúng ta biết rằng có bốn kiểu hoạt động giác ngộtức taikính áităng ích và hàng phục [phẫn nộ]. Hoạt động phẫn nộ chỉ được sử dụng với những người không dễ tiếp thu với các cách tiếp cận tinh tế hơn. Vì vậy, phong cách này không phải một quy tắc tiêu chuẩn, mà là thứ gì đó chỉ được dùng trong những hoàn cảnh nhất định.

Như thế, chúng ta cần phân biệt những vị thầy lập dị hay khiêu khích – nhưng một cách rốt ráo thì bi mẫn và thiện xảo – với những vị thực sự đang làm hại đệ tử và gây ra sự tổn thương. Đây là hai điều rất khác biệt, và điều quan trọng là chúng ta không gộp chúng vào với nhau. Có nhiều vị thầy thúc ép và xúi giục đệ tử để giúp họ biết về tâm họ, nhưng đó không phải là lạm dụng. Sự lạm dụng về thân thểtình dục và tâm lý không phải là những công cụ giảng dạy.

KIM CƯƠNG THỪA TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI 

Bởi thế giới được liên kết với nhau, đạo đức trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một mặt, chúng ta, những hành giả Phật giáo đang giới thiệu giáo lý của Đức Phật đến thế giới. Bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu về vị thầy này hay Tăng đoàn kia chỉ với vài cú nhấp chuột và tìm kiếm nhanh chóng bằng Google. Đây là một điều tốt, bởi nó khiến toàn bộ truyền thống trở nên rõ ràng hơn. Hành vi đạo đức – và những vi phạm đạo đức – trở nên có thể thấy hơn so với quá khứ.

Hiển nhiên là khi trường học, doanh nghiệp hay cơ quan công cộng khác được mong chờ sẽ tuân thủ những điều lệ về hành vi và luật lệ của địa phương, các tổ chức tâm linh cần phải là hình mẫu về hành vi đạo đức. Và chư đạo sư thậm chí còn phải hơn thế. Xuyên suốt lịch sử, một trong những vai trò quan trọng nhất của chư đạo sư và Tăng đoàn Phật giáo chính là điều này. Chư vị là kiểu mẫu hành vi đạo đức cho các cộng đồng mà chư vị phụng sự.

Phật giáo Kim Cương thừa được người Tây Tạng nghĩ đến như một kho tàng quý báu. Nó là di sản tâm linh và món quà của chúng ta với thế giới. Bởi các giáo lý và thực hành của truyền thống này đang lan tỏa toàn cầu, điều quan trọng là chúng ta hiểu truyền thống và cách thức làm việc với những giáo lý mạnh mẽ của nó.

Như tôi vừa nói, cốt lõi của truyền thống Kim Cương thừa là chúng ta nỗ lực để đại diện cho nhận thức thanh tịnhChúng ta xem các ý nghĩ và cảm xúc của mình – thậm chí những thứ khó khăn – là sự hiển bày của giác tính bất tận. Chúng ta xem mọi người là Phật và đối xử với họ như vậy. Chúng ta xem thế giới mà chúng ta đang sống là một cõi Tịnh độ, giác ngộ như nó là.

Truyền thống đối xử với mọi thứ và mọi người như thể chúng ta đang gặp gỡ một vị Phật bằng xương bằng thịt là thực hành chính của chúng ta trong Kim Cương thừa. Nó là huyết mạch của truyền thống và là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất mà chúng ta có thể mong mỏi. Trong thời đại hiện nay, với sự vô minh và xung đột xung quanhthế giới cần điều này hơn bao giờ hết.

Nguồn Anh ngữ: https://www.lionsroar.com/treat-everyone-as-the-buddha/.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

Mọi sai sót là lỗi của người dịch, xin thành tâm sám hối trước Tam Bảo, Tam Gốc.

Mọi công đức có được xin hồi hướng tất cả hữu tình chúng sinh.

Nguồn: thuvienhoasen.org

SHARE:

Để lại một bình luận