Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám

SHARE:

TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
MAYA YOGA – LONGCHENPA – Keith Dowman kết tập và bình giảng
Nhà xuất bản Vajra, 2010
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017

1. MỤC LỤC
2. DẪN NHẬP
3. Maya và những Phương diện của nó
4. Cái Thật và cái Đúng
5. Maya Yoga như là Atiyoga
6. Tám Tương Tự
7. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
8. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai.
9. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
10. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
11. Sự Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
12. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
13. Thành Phố Của Các Càn Thát Bà: Tương Tự Thứ Bảy
14. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
15. TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
16. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
17. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai
18. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
19. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
20. Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
21. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
22. Thành Càn Thát Bà:,Tương Tự Thứ Bảy
23. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
24. Những Đoạn Kết Luận
25. PHỤ LỤC I: NHỮNG TƯƠNG TỰ CỦA THỰC TẠI CHO THẾ KỶ 21
26. Chiếu bóng: Tương tự thứ Chín
27. Toàn ảnh: Tương tự thứ Mười
28. PHỤ LỤC II: VĂN HÓA HANG ĐỘNG
29. TỰA CÁC ĐẦU SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN THIỆN TRI THỨC

Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám

Longchenpa giả định rằng đọc giả của ngài đã quen với những xuất hiện hay những hiện hình, trong đời họ, hoặc hồn ma, những thần địa phương, hay những nhìn thấy những bổn tôn Phật và vân vân. Sự nhìn thấy xuất hiện như vậy là phần của văn hóa tôn giáo Tây Tạng. Văn hóa Tây phương duy vật của chúng ta có khuynh hướng không khuyến khích kinh nghiệm như vậy và thậm chí còn chế nhạo. Thế nên bài học đầu tiên rút từ Xuất hiện là khoan dung, chấp nhận và cuối cùng thuận theo những hiện tượng của bản thân sự xuất hiện. Lối tiếp cận maya này là ích lợi bởi vì khi hình dung chẳng hạn những con ma, tâm lý trí bị lúng túng, lưỡng lự, và tự nhiên rút vào sự treo lơ lửng, cho phép bản tánh của tâm soi chiếu suốt qua.

Trong chương dài này Longchenpa ôn lại toàn bộ cái thấy Dzogchen của bảy chương trước. Nhưng như một đỉnh điểm của sự tập chú di động từ thế giới bên ngoài nơi những chương đầu, chính những chúng sanh trên bánh xe đời sống mà ngài trước tiên quy chiếu đến sự xuất hiện. Tuy nhiên, những chúng sanh gắn liền với môi trường chung quanh của họ, được hợp thành một ảo ảnh duy nhất giống như một xuất hiện. Toàn thể ảo ảnh bao la này, gồm nội dung xúc cảm của nó, khi để một mình, không có sự can thiệp của trí năng, thì không gì khác hơn thực tại của Phật tánh của chúng ta, biểu lộ như ba thân Phật và các cõi Phật, mở trống vô biên, thanh tịnh và nguyên sơ – bản tánh của tâm.

Với xác tín dựa trên kinh nghiệm rằng toàn thể mạn đà la của kinh nghiệm chúng ta thì giống như một xuất hiện, chúng ta có thể đốt cháy những cây cầu thứ lớp và dần từ bỏ tiến trình giải cấu trúc của trí năng ích kỷ đã đưa chúng ta đến điểm này. Nhị nguyên chủ thể và đối tượng riêng biệt hóa và cụ thể hóa những yếu tố đặc biệt của kinh nghiệm chúng ta không còn vững chắc, thế nên giống như những sừng thỏ, mọi đặt tên tưởng tượng của chúng ta lên tánh Không của thực tại tan biến. Những ý kiến và sở thích của chúng ta trở thành một phần của mê lầm phổ quát, liên chủ thể, và thực tại duy nhất là cái vượt khỏi những khái niệm và cấu trúc của ý tưởng, khỏi những chức năng chọn lựa và giải thoát của tâm hiểu biết. Không có một tạo tác ngôn từ nào có thể đánh giá đúng kinh nghiệm sau khi nó được nhận biết như hình tướng – ánh sáng xuất hiện. Những đặt tên là dành cho chim chóc. Bất kỳ bàn luận nào về bản tánh của thực tại chỉ là không khí nóng tư biện. Thậm chí chức năng ngôn ngữ để chỉ thẳng bản tánh của tâm là huyễn hóa.

SHARE:

Để lại một bình luận