Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu

SHARE:

TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
MAYA YOGA – LONGCHENPA – Keith Dowman kết tập và bình giảng
Nhà xuất bản Vajra, 2010
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017

1. MỤC LỤC
2. DẪN NHẬP
3. Maya và những Phương diện của nó
4. Cái Thật và cái Đúng
5. Maya Yoga như là Atiyoga
6. Tám Tương Tự
7. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
8. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai.
9. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
10. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
11. Sự Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
12. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
13. Thành Phố Của Các Càn Thát Bà: Tương Tự Thứ Bảy
14. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
15. TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
16. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
17. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai
18. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
19. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
20. Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
21. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
22. Thành Càn Thát Bà:,Tương Tự Thứ Bảy
23. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
24. Những Đoạn Kết Luận
25. PHỤ LỤC I: NHỮNG TƯƠNG TỰ CỦA THỰC TẠI CHO THẾ KỶ 21
26. Chiếu bóng: Tương tự thứ Chín
27. Toàn ảnh: Tương tự thứ Mười
28. PHỤ LỤC II: VĂN HÓA HANG ĐỘNG
29. TỰA CÁC ĐẦU SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN THIỆN TRI THỨC

Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu

Trong quan kiến Dzogchen Longchenpa dùng tương tự của tiếng vang để gợi ra bản tánh của tâm trong mọi kinh nghiệm, trong mọi sự cố. Không phải tri giác về sự nghe được nghiên cứu ở đây mà là sự tương tự của tiếng vang với mọi kinh nghiệm giác quan, khi nó không có chất thể và trống không, không có nguồn gốc rõ ràng, hầu như không có nguyên nhân. Với sự nhận biết này, không có gì để làm nữa. Không có sự phân biệt phải làm giữa cái tuyệt đối và tương đối bởi vì kinh nghiệm của khoảnh khắc thì vượt khỏi trí năng và không có gì chúng ta có thể nghĩ hoặc tin khiến tạo ra bất kỳ khác biệt nào với thực tại của maya vô nhiễm.

Trong phần thiền định, sau khi khuyến khích chúng ta nhận biết mọi kinh nghiệm là trống không như tiếng vang, Longchenpa tập chú vào tánh Không của mọi tiếng vang. Đặc biệt, ngài xem xét tánh Không của lời tán dương và chê trách để minh họa tánh Không của mọi ấn tượng giác quan nào. Khi lấy những lời của những người khác như cơ hội để tự làm quen với kinh nghiệm như là tiếng vang, ngoài việc chứng ngộ bản tánh của tâm chúng ta còn trau dồi đức kham nhẫn. Cũng thế, khi nhìn với nội quán vào một xúc cảm phát sanh, đặc biệt tức giận, lấy nó như một hoàn cảnh ngẫu nhiên, giống như tiếng vang, chúng ta thoát khỏi những hoàn cảnh gây ra những trạng thái xúc cảm thần kinh.

SHARE:

Để lại một bình luận