SHARE:
CHỦ ĐỀ KIM CƯƠNG THỨ BA
TÍNH TỰ PHÁT
“Mọi kinh nghiệm là Tính Tự phát Không thời gian”
III. Chỉ bày Tính Tự phát
Tính tự phát không thời gian,
Bao giờ cũng hiện tại, không do ai tạo ra;
Nó là tâm thanh tịnh giống như viên ngọc như ý
Là nguồn gốc của tất cả sanh tử niết bàn của chúng ta.
Cũng như một viên ngọc quý có phẩm tính toàn thiện không thời gian, tâm thanh tịnh của rigpa có phẩm tính hay tiềm năng sanh khởi bất cứ vật gì, và phẩm tính này là “tính tự phát”, nó là nền tảng trống không không có thời gian của mọi hiện tượng.
Là tính tự phát không không gian, không trong hay ngoài,
rigpa, không giới hạn, vô biên như bầu trời;
tạng thực tại bao trùm khắp,
không có chiều kích không gian nào, bao trùm tất cả,
hòa nhập mọi sự vào hạt giống vô biên, vô sanh;
đáp ứng mọi mong muốn từ nhất thể không cạn kiệt,
và không tăng hay giảm, nó là kho tàng ngọc quý.
(Tính Đồng thời, Garab Dorje)
Trong tạng của tính tự phát, nguồn của mọi sự,
những đồ trang sức của thân, ngữ, tâm Phật,
những phẩm tính và hoạt động, xảy ra không khuôn khổ;
không gian trống không của thực tại là một viên ngọc như ý
trình hiện tất cả và mỗi một sự một cách tự nhiên không cố gắng.
(Sự kết nối ba chiều kích của tánh giác nội tại)
Tâm thanh tịnh này, tinh túy toàn khắp –
là toàn thiện bổn nhiên, tự phát;
thế nên nỗ lực với mười kỹ thuật
là không cần thiết, vô ích.
(Nguồn tối thượng)
Tính tự phát không có đối tượng – nó là tính toàn thể của tại đây và bây giờ. Bản tánh của nó là không có thuộc tính nhưng chứa tiềm năng và trong bối cảnh nào đó ngụ ý sáng tạo tự phát (xem câu 67). Quy chiếu với những hình thức của tánh Không nó có thể được dùng như “được sanh khởi hoàn thành, toàn thiện, có mặt một cách tự phát” (xem câu 82). Trong ngữ cảnh của bốn samaya, tính tự phát không bao giờ ngụ ý một hành vi bản năng hay phản xạ của thân hay tâm sanh tử. Sáng tạo là chức năng tự nhiên của mở trống. Tiềm năng sáng tạo là chức năng tự nhiên của mở trống không có không gian được xem như tinh túy cốt lõi bao trùm tất cả (câu 49).
Những vòng trang sức của thân, ngữ, tâm Phật, biểu lộ như vật chất, năng lượng, rung động và tâm, được gọi là “vòng” hay “nhẫn” bởi vì chúng không có khuôn khổ, hay ngẫu nhiên một cách hoàn thiện, và do đó có sự đẹp đẽ (câu 72). Ngẫu nhiên toàn bộ thì trí năng không thể quan niệm được.
Tâm thanh tịnh giống như một máy phóng chiếu toàn thể vũ trụ. Tất cả tạo hình giới hạn của sanh tử sanh khởi trong và như sự tưởng tượng không giới hạn của rigpa:
Như môi trường và chúng sanh xảy ra trong không gian,
thế thì sanh tử và niết bàn không bao giờ kết tinh
trong tâm thanh tịnh;
như những giấc mơ khác nhau xảy ra trong giấc ngủ,
thế thì sáu nẻo và ba cõi biểu lộ trong tâm:
mọi biến cố, ngay khi sanh khởi, trong rigpa,
là cách hiện hữu vũ trụ của tính tự phát trống không.
Cũng như vật chất và tâm xuất hiện trong không gian nguyên thủy, sanh tử và niết bàn sanh khởi trong rigpa như tiềm năng bất định và không kết tinh. Mọi tiềm năng biểu lộ như giấc mộng sanh khởi từ tiềm năng của giấc ngủ; nhưng trong sự bỏ quên rigpa, những nhìn thấy của chúng sanh ba cõi sanh khởi từ tâm bình thường với tám thức của nó. Giống như ảo ảnh có thể sanh khởi từ tiềm năng của một cơn sốt nặng, những hình ảnh của sanh tử sanh khởi từ tiềm năng của tâm mê lầm. Nhưng ngay từ lúc sanh khởi, những hình ảnh ấy chỉ là những tưởng tượng, vô nhiễm và trống không.
Trong tạng tự phát, nguồn của mọi sự,
mọi hình tướng hữu hạn, chuyển động sanh khởi
như một vòng trang sức trong chiều kích
vật chất không khuôn khổ;
mọi tần số thấp, trung, cao
như một vòng trang sức trong chiều kích
năng lượng không khuôn khổ;
và nhất thể nền tảng tối hậu, tất cả và mỗi sự không thể phân biệt,
như một vòng trang sức trong chiều kích
tâm thức không khuôn khổ.
(Sự nối kết ba chiều kích của tánh giác nội tại)
Chứng quên hay sự thiếu hiện diện cho phép tiềm năng của sanh tử và niết bàn từ dữ liệu được tích tập bởi tám thức. Do không rõ bản tánh của tâm như là sáng tạo, những khoảnh khắc của thức như xuất hiện như là người tri giác những đối tượng bên ngoài. Những chiều kích vật chất, tinh thần của chúng sanh khởi lên chỉ là những hình ảnh phản chiếu của thân, ngữ, tâm Phật vô ngại. (câu 72).
Tất cả được chứng ngộ là tánh tự phát của rigpa. Mỗi tri giác là cách hiện hữu của tính tự phát. Cách hiện hữu của vũ trụ là toàn thể kinh nghiệm tiềm năng bao trùm vũ trụ vĩ mô và vi mô được chứng ngộ là siêu tính tự phát.
Rigpa như nền tảng và cách thế lưu xuất của nó,
không đồng cũng không khác với nhau,
xảy ra trong trung gian của tính tự phát không thời gian;
như tiềm năng của trò phô diễn, sanh tử và niết bàn
xuất hiện lần lượt như bất tịnh và tịnh,
nhưng ngay lúc này – không gian trống không (pháp giới)
vô phân biệt!
Rigpa nền tảng của tâm thanh tịnh là tính tự phát như là tánh Không sáng rỡ, và cũng là sự phô diễn của nền tảng thành kinh nghiệm tiềm năng và hiện thực của sanh tử và niết bàn, tất cả xuất hiện này là tính tự phát, xuất hiện có vẻ phân biệt nhưng thực ra là không phân biệt, nên nó được gọi là “không gian của tánh giác vượt khỏi một và khác”.
Tất cả là một – tất cả là không gian trống không thống nhất;
cái một không thể tạo lập – không gian trống không là vô sanh:
những huyễn ảnh được tạo ra trong không gian vô sanh này,
hoàn toàn không thật, không bị giới hạn ở đâu cả
(Đồng thời)
Phật và những phẩm tính,
thân, nghiệp chúng sanh và thế giới,
tất cả đều là bản tánh của tâm thanh tịnh từ sơ thủy.
(Nguồn tối thượng)
Dù tính tự phát có thể được định nghĩa như sự sanh khởi tự phát của rigpa, sự phô diễn ấy là vô phân biệt. Mọi hình ảnh, dù thanh tịnh hay bất tịnh, là những sáng tạo như huyễn trong nền tảng.
Tính tự phát của tâm thanh tịnh phô diễn trong ba chiều của rigpa như là nền tảng thì giống với một lăng kính pha lê làm nhiễu xạ ánh sáng thanh tịnh không màu sắc thành năm màu cầu vồng của quang phổ:
Trong sự nhiễu xạ vô ngại của một quang phổ pha lê
năm màu ánh sáng được phân biệt riêng rẽ,
nhưng tiềm năng của lăng kính pha lê là không phân biệt:
rigpa nội tại căn bản nhiễu xạ như pha lê.
tánh Không của nó là chiều kích của
hiện thể thanh tịnh (pháp thân)
sự sáng chói nội tại của nó là chiều kích của
hưởng thụ hoàn hảo (báo thân)
và như sự lưu xuất bất định của nó
là chiều kích như huyễn của rigpa (hóa thân):
đó là ba chiều kích của tính tự phát của rigpa
trong nền tảng như hư không.
Bởi vì lăng kính pha lê và năm quang phổ của ánh sáng chung nhau một trường, nên không có sự phân biệt định tính giữa chúng. Như thế, không có sự phân biệt định tính giữa tánh Không của rigpa (chiều kích của hiện thể thanh tịnh, Pháp thân), giống như pha lê với sự chiếu sáng của nó (chiều kích của hưởng thụ hoàn hảo, Báo thân) và tiềm năng phóng chiếu vô tận của nó (chiều kích như huyễn, Hóa thân), bởi vì ba chiều kích này là một trong tinh túy. Hơn nữa, sự phóng tưởng tạo hình của những chiều kích sắc tướng được biến hình và sự phóng chiếu tạo hình vô phân biệt của tiềm năng của tâm thanh tịnh đều là trò phô diễn hiện tướng của một rigpa.
Ta, nguồn tối thượng,
Ta là tinh túy của ba chiều kích rigpa
chúng trụ trong nhất như không ý niệm:
ta là chiều kích không tạo dựng của hiện thể thanh tịnh;
như xuất hiện huyễn hóa sanh ra cách tự nhiên
ta là chiều kích của hưởng thụ hoàn hảo, thỏa mãn ước mong;
biểu hiện hành động bi mẫn gương mẫu,
ta là tinh túy của chiều kích như huyễn.
(Nguồn tối thượng)
Như một bức tượng pha lê không vết nứt,
bản tánh vô nhiễm của chúng ta,
không vết dơ, trong suốt, là hiện thể thanh tịnh;
nó có thể xuất hiện như đất, nước, lửa, gió và không gian,
với trí năng bình thường nó có vẻ cụ thể,
nhưng không có chất thể nào ở đó, chỉ là ánh sáng của tánh giác.
Như một cầu vồng chiếu sáng trong bầu trời
không hiện hữu lìa khỏi bầu trời,
hiện thể thanh tịnh như không gian bao la,
ánh sáng của tánh giác tự chiếu sáng,
tánh giác vô niệm của ánh sáng là hiện thể thanh tịnh;
trò phô diễn nội tại của nó là sự hưởng thụ của
thức tỉnh không thời gian;
và đối nghịch được giải quyết, lòng bi là sự lưu xuất như huyễn.
(Cõi giới của toàn giác)
Tìm cách trở về nguồn là không cần thiết vì không có phân biệt nào giữa nguồn và sự biểu lộ của nó. Cũng thế không có phân biệt định tính nào giữa các khác biệt của trò phô diễn – tất cả thống nhất trong một rigpa. Ba chiều kích của rigpa xuất hiện có vẻ tách biệt nhưng là một trong thực tại. Ba chiều kích là không phân chia do bản tánh chung của chúng. Hình ảnh là thực tại toàn thể, sự sáng chiếu là thực tại toàn thể và tinh túy là thực tại toàn thể. Sự như huyễn của ánh sáng chung ban ngày không thể tách biệt với tánh Không của thực tại.
Ba chiều kích của rigpa cũng có thể quan niệm là “ba chiều kích của hiện thể” hay “ba thân Phật”, nhưng chúng vẫn là một trong thực tại, phân biệt để tái hợp nhất.
Nhưng sự phóng chiếu ra bên ngoài, những ánh sáng bị nhiễu xạ của tâm thanh tịnh là tiềm năng hiện tướng của rigpa trong hình thức năm nguyên tố: đất màu trắng, nước màu vàng, lửa màu đỏ, không khí màu lục, và không gian màu xanh (xem câu 77).
Khi cách thế tạo hình ảnh sanh khởi trong nền tảng ấy–
hoặc sự phô diễn ba chiều kích thanh tịnh nơi những vị thầy,
hay như kinh nghiệm bất tịnh về những thế giới
và những hình thức đời sống sanh tử –
như tinh túy trống không, sáng tỏ, và hình thức khác biệt vô cùng,
đó là trò chơi của hiện thể thanh tịnh, hưởng thụ và như huyễn:
tất cả phô diễn là cách thế tạo hình ảnh của tiềm năng
của ba chiều kích
nó không gì khác hơn là sự quán chiếu tự nhiên của rigpa.
Với một thấu hiểu rõ ràng ba sự phân biệt tinh tế này,
tất cả mọi kinh nghiệm của sanh tử và niết bàn được chứng ngộ
là ba chiều kích của tính tự phát trong tâm thanh tịnh.
Mọi vật chất và năng lượng xuất hiện trong những hình ảnh của sanh tử và niết bàn trong tính tự phát này xảy ra như sự phô diễn của quán chiếu ba chiều kích trong nền tảng hiện hữu. Như vậy nguồn nhất thể và đa thù biểu lộ được hiểu là một “tính tự phát của ba chiều kích của rigpa”. Sự phô diễn thanh tịnh như hiện thể thanh tịnh Phật trong đó sanh khởi năm bộ Phật như hiện hữu hoàn hảo và lưu xuất như hình tướng như huyễn hay phô diễn bất tịnh như thân, ngữ, tâm của chúng sanh, đều xảy ra trong cùng trường trống không của tính tự phát sáng tạo hoàn hảo. Trong sự vắng mặt hoàn toàn phân biệt, mọi sự là “trò chơi tự phát và trang sức của không gian trống không” hay “trường của tính sáng tạo hoàn hảo”
Những hiện tượng, dù tịnh hay bất tịnh, tất cả đều là những sáng tạo tự phát của tâm thanh tịnh, cách thế của tâm thanh tịnh trong nền tảng hiện hữu. Tâm thanh tịnh không trụ ở đâu cả; sanh tử và niết bàn là những nhìn thấy trong không gian không có thời gian của rigpa.
Bản tánh của tâm, tính tự phát bất biến , một tạng của không gian,
Tạng của lưu xuất như huyễn bi mẫn,
sự phô diễn mỏng manh như tơ –
ở đây mọi sự là trang hoàng của không gian trống không,
và không có trường nào khác của sự chấm dứt khổ.
(Sự biến hình của Sáu trường giác quan)
Câu trước chỉ ra sự đồng nhất của nền tảng hiện hữu với tính tự phát, là sự thống nhât của ba chiều kích của rigpa như một vật bằng pha lê. Câu này chỉ ra sự khai mở tức thời của những nguyên mẫu Phật trong nền tảng hiện hữu như những cái nhìn thấy của ánh sáng trong pha lê. “Phân biệt tinh tế” là sự phân biệt giữa hai phương diện khác nhau của tính tự phát: Tính tự phát của bản thân nền tảng hiện hữu được nhìn từ mặt tánh Không (tâm thanh tịnh hay rigpa) và sự lưu xuất tự phát của hình ảnh từ mặt sáng chiếu, những hình ảnh của sáu cõi phô diễn trong nền tảng. Chủ đề này được khảo sát rõ ràng bởi Shabkar Lama trong Đường bay của Kim xí điểu (Dowman 2003)
Rigpa như là nền tảng xuất hiện hoặc thanh tịnh niết bàn hoặc bất tịnh sanh tử. Tuy nhiên cả hai đều là ba chiều kích của rigpa sanh khởi từ cùng sự sáng tạo trống không. Thế nên không có sự phô diễn nào hơn cái kia, mọi kinh nghiệm là tinh túy sáng tạo toàn thiện. Các tantra mahayoga tượng trưng ba chiều kích này hay là Guru, Devata và Dakini, và do đó tất cả là kinh nghiệm “nguyên mẫu”.
Hiện thể thanh tịnh và tánh giác nguyên sơ của Phật,
những vật được tạo ra của ba cõi thân, ngữ, tâm,
và mớ rối rắm nghiệp của những thế giới trong, ngoài –
không có gì khác hơn là tâm thanh tịnh!
Mọi đồ vật làm bằng vàng đều có bản tánh là vàng, tất cả là vàng. Như vậy thanh tịnh không thể phân biệt, thế nên tâm thanh tịnh không có phân biệt giữa Phật và chúng sanh, giữa hành động theo khuôn khổ và theo xu hướng. Bởi vì tâm thanh tịnh và tiềm năng của nó đồng là tánh Không, nên những phân biệt này rốt cuộc chỉ là những đặt tên cho những trạng thái tạm thời của tâm.
Chư Phật và chúng sanh, đức hạnh và xu hướng,
mọi kinh nghiệm, không trừ cái gì, chỉ là tâm thanh tịnh.
(Nguồn tối thượng)
Tạng tự phát là nguồn của tất cả và mỗi một sự:
mọi hình thức sống và không sống, trong và ngoài
xảy ra như tâm Phật không khuôn khổ, một vòng trang sức,
và mọi tần số lớn nhỏ của âm thanh
xảy ra như ngữ Phật không khuôn khổ, một vòng trang sức,
và mọi tâm không chứng ngộ và tánh giác vốn chứng ngộ
xảy ra như tâm Phật không khuôn khổ, một vòng trang sức,
và hạnh lý tưởng và phẩm tính cũng không khuôn khổ,
không gian trống không là viên ngọc như ý quý báu,
và bởi vì nó không thể dò tìm, mọi sự sanh khởi tự chúng,
nó được gọi là “tánh sáng tạo tự phát của tánh giác vốn sẳn”.
Rigpa và mọi kinh nghiệm là sự quán tưởng của nó sanh khởi một cách vô tâm từ ban đầu: những chức năng thân, ngữ, tâm của chúng sanh sanh khởi tự phát như những vòng trang sức từ thân, ngữ, tâm thanh tịnh được gọi là “tính tự phát, suối nguồn nhất thể của viên ngọc”.
Tính tự phát, vô hình trong bản chất,
sanh khởi trong tám cách thế lưu xuất
bất định trong sự trình hiện của nó,
nó lưu xuất như lòng bi,
cung cấp một nơi trú ẩn cho tất cả chúng sanh (1);
trong sự sáng tỏ nội tại của các hình tướng của nó
nó biểu lộ như sự sáng chiếu năm màu (2);
qua sự lưu xuất không ngừng của trí huệ
nó là trung gian của tánh giác nguyên sơ thanh tịnh
trong đó những hình ảnh bất định sanh khởi như con đường (3);
qua quán chiếu hoàn hảo của thân hữu hạn
nó là chiều kích thanh tịnh của mọi kinh nghiệm (4);
qua tinh túy nhất thể của nhận biết
nó là tánh bất nhị (5);
qua sự vắng mặt của bất kỳ chỗ riêng nào,
nó là giải thoát vô biên tối hậu –
tính tự phát như tính tự phát căn bản bất định (6).
Qua sự toàn thiện nhất thể của rigpa
sự thanh tịnh của nó là trung gian
của bản thân tánh giác nguyên sơ,
tính tự phát là tinh túy (7);
và bởi vì lưu xuất là bất định,
như phương diện của ánh sáng thấm khắp
tính tự phát cũng là trung gian của sanh tử bất tịnh
và nguồn gốc của chúng sanh (8)
Đó là tám cách thế lưu xuất
và bởi vì sự sanh khởi của nó là vô tâm,
nó được gọi là “biểu lộ tự phát”,
sự xuất hiện kỳ diệu, quý báu.
(Đống ngọc)
“Những vòng trang sức” gợi ý những vòng quanh mặt trăng và Thổ tinh, như những cấp độ rung động xuất hiện như vật chất, âm thanh, và tư tưởng. Cũng thế, những giác quan bên ngoài có vẻ như ở trong tâm của những nguồn ánh sáng và âm thanh của chúng, và giác quan bên trong có thể quan niệm nằm ở trung tâm của một hành tinh, như trong giấc mộng. Nhưng những vòng này là sự trang sức không khuôn khổ của khoảnh khắc và hoàn toàn ngẫu nhiên, thế nên chúng là những “vòng”, và trong chừng mực ấy chúng là món quà cho không của không gian trống không (Xem những trích dẫn từ Sự nối kết ba chiều kích của tánh giác nội tại trong các câu 66 và 67 và cũng xem “trang sức” trong câu 8).
Những biến cố phong phú trong nền tảng tự phát của chúng
là tâm thanh tịnh, tính tự phát không dứt,
thế nên ba chiều kích của rigpa, không thể dò tìm,
là hiện diện tự nhiên;
bởi vì kỷ luật đạo đức là thừa,
hãy buông xả thư giản trong yoga đích thực của
không hành động –
tạng của tạng tự phát không đòi hỏi kỷ luật
thế nên chớ cố gắng làm tốt đẹp thêm.
Những phẩm tính Phật đã thành tựu từ ban đầu trong tinh túy của rigpa, thế nên không cần thiết nỗ lực để đạt được chúng bây giờ. Nếu dùng nỗ lực, sự thành tựu bị ngăn che, và tánh giác tự phát sanh sẽ khó nhận ra. Hãy đơn giản thư giãn trong trạng thái tự nhiên và xem thấy sự cạn kiệt mọi khát vọng và động cơ.
Thoát khỏi những thói quen và tham vọng cũ kỹ,
thúc dục bởi không nguyên nhân và không mục đích,
qua động lực không ham muốn của rigpa
tính tự phát tự nhiên giành lại sự thống trị của nó.
Chớ cố gắng thực hiện cái đã hiện hữu;
không có gì từng bỏ trạng thái tự nhiên,
nên sức mạnh là vô ích:
mọi kinh nghiệm sinh khởi tự phát trong toàn thiện.
Không có Phật trong quá khứ, hiện tại, vị lai
dạy rằng chúng ta phải dựa vào nỗ lực có tính toán.
nếu chúng ta tìm chứng ngộ trong định
thì không chỉ không tìm thấy, mà còn bị hại.
(Nguồn tối thượng)
Ta, nguồn tối thượng, đã vốn sẳn và toàn thiện,
Ta không bao giờ dạy sự cần thiết của
hành động chữa bệnh cho bất kỳ ai,
để cho những người học khỏi bị căn bệnh nỗ lực,
sợ rằng họ mất đi tánh giác tự phát sanh,
sợ rằng họ lạc trong toan tính thi thiết thực tại;
nếu sự giả tạo ấy được cho phép dàn xếp chân lý,
nỗ lực đạo đức giả sẽ ngăn che sự đạt đến
chân lý không hành động.
(Nguồn tối thượng)
Sự hiện diện toàn thể của chư Phật ba thời
Được thành tựu tự phát trong lạc thú thuần túy tự nhiên;
Thế nên tránh những kỹ thuật tạo nhân, tiệm tiến, cấp thấp,
Hãy xem bản tánh của tâm như bầu trời không hành động!
Rigpa là chân Phật, chính là tính tự phát rực rỡ, và chỉ chứng ngộ được trong phẩm chất bẩm sinh tự nhiên của chúng ta mà không có sửa sang làm méo mó và không bao giờ do tìm kiếm và nỗ lực.
Hỡi đại nhân, hãy nghe!
Chư Phật thời quá khứ
không tìm gì ngoài tự tâm,
không thay đổi gì khỏi cái đang là;
không trau dồi trạng thái tạo tác nào:
chư Phật hiện tại và vị lai
cũng sẽ chứng ngộ nó qua nhất như vô niệm.
(Nguồn tối thượng)
Chỉ một mảnh gỗ không thể trở thành một viên ngọc
bằng cách mài chùi nó, chúng ta không thể thành Phật
bằng cách phân biệt giữa những nhân và quả tốt xấu.
Hơn nữa, bởi vì tánh toàn thiện tự nhiên thay thế cho nhân quả
nó không phải là đấu trường cho tách biệt may rủi,
người kém sẽ thực hành con đường nguyên nhân, thứ bậc.
Người kém phước, không có sự nối kết nghiệp,
không thể hiểu toàn thiện tự nhiên
cho dù khi được khai thị cho họ.
Bị nhiễm độc bởi tham vọng hướng đích
như người khao khát viên ngọc như ý
và cố gắng đánh bóng gỗ.
Thiền giả atiyoga phước đức
không có cái thấy, không giới nguyện, không hạnh lý tưởng.
không có con đường, hay cấp độ tâm linh,
không thức tỉnh tiệm tiến của bồ đề tâm,
không thời khóa thiền, không phương thuốc đối trị.
Thấy tánh bất nhị của tuyệt đối và tương đối
bằng cách thấy biết thực tướng của sự vật như chúng là –
đó là mệnh lệnh vĩ đại!
(Nguồn tối thượng)
Phật quả là tính tự phát của tâm thanh tịnh, được hoàn thành mà không làm gì cả, và nó bao gồm bất kỳ thiền định được tạm thiết lập nào về bản tánh của tâm – bất kỳ thiền định nào như vậy đến một cách tự phát và nó là rigpa tự phát của không hành động.
Thấy biết nhất thể của cái tối hậu và cái tương đối, thiền giả Đại Toàn Thiện thấu hiểu bản tánh của tâm:
Không do thi thiết, không có thời gian, tính tự phát như huyễn,
y như nó là lúc này tại đây, không thể tạo dựng;
nhảy qua mọi hy vọng và lo sợ của tâm chập chờn,
hãy nhận biết tính tự phát không thể dò tìm
trong không gian trống không.
Với tâm không nơi chốn, không tư duy, không cưỡng bách.
an trụ tự nhiên trong trường vô niệm nhất như,
vốn sẳn và toàn thiện từ đầu, không chút mong muốn,
ai sống trong lạc thú thanh tịnh như vậy,
trở thành tinh túy của mọi kinh nghiệm.
(Nguồn tối thượng)
Mặt trời của tâm thanh tịnh bất nhị chiếu sáng một cách tự phát từ ban đầu, mọi phiền não được giải quyết trong một khoảnh khắc đơn nhất tự tại của lạc thú thanh tịnh.
Tóm lại, những hiện tượng của đời sống tâm thức chúng ta, tất cả đều bị hy vọng và lo sợ ảnh hưởng, luôn luôn là ba chiều kích của tính tự phát của rigpa:
Mỗi kinh nghiệm dù có thế nào,
là bộ ba tinh túy, bản tánh, và lòng bi
sự phô diễn của hiện thể thanh tịnh, hưởng thụ
và lưu xuất như huyễn;
bởi vì sanh tử và niết bàn là tạng ba chiều kích của tâm thanh tịnh,
toàn thiện tự phát trong nhất như không tạo dựng,
ở đây sanh tử không bị từ chối, niết bàn không để đạt.
Mọi đánh giá lặng dứt, chúng ta an trụ ở trái tim của thực tại
nơi mọi kinh nghiệm là tâm thanh tịnh,
và tính tự phát không thời gian được chỉ bày là chìa khóa.
Mọi kinh nghiệm của sanh tử và niết bàn, trong và ngoài, sanh khởi như tinh túy trống không, bản tánh rạng rỡ, và lưu xuất bi mẫn khác nhau, là một biểu lộ của ba chiều kích rigpa và hiện hữu trong và như tính tự phát rực rỡ. Bởi vì tinh túy, bản tánh, và lòng bi của rigpa là toàn thiện một cách tự phát trong và như ba chiều kích của rigpa như là nền tảng hiện hữu, không có sanh tử độc lập để chối bỏ và niết bàn tách biệt để đạt đến. không có kinh nghiệm cần phải tránh, bởi vì sanh tử và niết bàn đồng nhất trong và như là bản tánh của tâm; tinh túy của mỗi kinh nghiệm được phơi mở như là sự năng động hiện thực của tính tự phát.
Chúng ta đang là ba phương diện của rigpa –
Tinh túy, bản tánh, và lòng bi bổn nguyên.
(Vượt khỏi âm thanh)
Ta là tâm thanh tịnh, nguồn tối thượng,
Bản tánh có sẳn của ta là tính tự phát,
Trong khi tinh túy của tất cả là ba cái
Bản tánh của nó là chiều kích vốn sẳn của hiện thể thanh tịnh,
Tinh túy của nó là chiều kích vốn sẳn của hưởng thụ thanh tịnh,
Lòng bi biểu lộ của nó là chiều kích vốn sẳn
của lưu xuất như huyễn;
Và ba chiều kích này của rigpa không thể thực hiện
bằng ý chí mong muốn.
(Nguồn tối thượng)
Tánh Không là chiều kích của hiện thể thanh tịnh, chiếu sáng là chiều kích của hưởng thụ hoàn hảo, và sự lưu xuất như huyễn, cả ba là một và như nhau.
Tính tự phát là bản tánh của thực tại và với sự nhận biết bản tánh của tâm, mọi hiện tượng trong và ngoài, được thấu biểu là tính tự phát qua tiến trình không thời gian của đồng hóa. Cái được đồng hóa thấu hiểu trước tiên là tâm, nó phát lộ năm nguyên tố như những hình ảnh của sanh tử và niết bàn, và đồng thời chỉ dạy những nguyên tố tiềm năng của bản tánh của tâm, sự chiếu rạng của nó, và sự trang sức của nó:
III. Sự đồng hóa mọi kinh nghiệm với tính tự phát
Mọi kinh nghiệm được đồng hóa với tính tự phát:
năm nguyên tố, vật chất và năng lượng, mọi xuất hiện,
sanh khởi để biểu thị tính tự phát vô niệm, vô thời;
những nguyên tố được nhận biết một cách tự động
là tâm bình thường.
Hãy để sáu giác quan thư giản trong trường không hình tướng!
Rigpa như một lăng kính pha lê, chứa năm màu của ánh sáng tự phát, đó là phương diện sáng rỡ bên trong của năm nguyên tố. Được phóng chiếu ra ngoài trong khoảnh khắc, như ánh sáng bên trong của pha lê được phóng chiếu ra ngoài như là biểu lộ màu sắc của nó, quang phổ của ánh sáng vẫn còn là sự sáng chiếu bên trong. Trong sự xuất hiện trong khoảnh khắc của chúng, những “trầm tích” của năm nguyên tố có thể bị nhầm lẫn là vũ trụ vật chất và năng lượng. Nhưng khi sự tưởng tượng của tiến trình hư vọng của nhận thức lầm được nhận biết là nguồn thanh tịnh của năm nguyên tố, nó là tiềm năng nội tại của rigpa, bấy giờ sự đột hiện của năm nguyên tố mất đi sự tạo dựng thành tự và tha (trong và ngoài, mình và cái khác), chúng ta an trụ trong sự rạng rỡ nội tại của năm nguyên tố. Điều ấy minh họa cho rigpa đầy sức sống nhưng như huyễn khi chúng ta trầm mình vào trong sự sáng tỏ tự nhiên của các hình tướng xuất hiện mà không có bám luyến vào phô diễn như huyễn và không phóng chiếu diễn dịch. Dù khi ánh sáng xuất hiện và hạt giống ánh sáng hiện trong tri giác trực tiếp của chúng ta, chúng ta an trụ trong trạng thái của sáng tỏ vô niệm sống động nhưng như huyễn này, bản văn nói rằng thiền giả bình thản ở trong tham thiền của năm phương diện của nhất như vô niệm phát lộ trong năm nguyên tố xuất hiện và chúng là “vị thầy”.
Trong tâm thanh tịnh, nguồn vũ trụ,
năm nguyên tố sanh khởi là tâm –
như năm vị thầy tâm thanh tịnh:
họ sanh khởi trong chiều kích của hưởng thụ hoàn hảo (Báo thân)
lời dạy của họ là một diễn bày của hiện thể thanh tịnh của họ;
sự phát lộ của họ là bản tánh của họ – rigpa nội tại.
Như là thầy trong chiều kích Báo thân
là sự năng động, không có người dạy không có pháp để dạy,
năm vị thầy tâm thanh tịnh này
phát lộ cái toàn thể, tánh Như của thực tại.
Tánh giác nguyên sơ tâm thanh tịnh,
tự phát sanh như Phật, vị thầy của trái đất,
không dạy bằng lời và chữ
mà phát lộ bản tánh của rigpa,
và thoát mọi quan niệm tự và tha
ngài khai thị tâm của nhất như vô niệm.
Tất cả chúng sanh của ba cõi,
chứng ngộ cái này là một với Phật –
thực tại họ tìm kiếm thì đạt được bằng không tìm kiếm.
(Nguồn tối thượng)
Năm nguyên tố là sự chiếu sáng nội tại của quang phổ của ánh sáng tự phát từ lăng kính của tánh giác. Phóng chiếu ra ngoài, những ánh sáng phản chiếu trong năm ánh sáng của đối tượng bên ngoài (sắc, thanh, hương, vị, xúc), và giống như những phóng chiếu bởi ánh sáng nội tại của pha lê. Khi những phản chiếu bên ngoài được cụ thể hóa trong tiến trình tri giác, những hình thể khác nhau của năm nguyên tố – chỉ là những “trầm tích, cặn” của những ánh sáng – được diễn dịch lầm là vật chất và năng lượng, những thế giới và những hình thức lầm của đời sống. Nhưng khắp suốt mê lầm này, chúng vẫn là tiềm năng ánh sáng thanh tịnh, dù bị gãy khúc thành những rung động bất tịnh của năm nguyên tố. (từ Cõi giới toàn giác).
“Hạt giống ánh sáng” tạo thành những sắc tướng, là năm nguyên tố được phóng chiếu trong báo thân. Những hạt giống ánh sáng trở nên rõ ràng khi thiền giả quen với sự tỏa chiếu nội tại trong Cắt Đứt, trong khi chúng trở thành một tiêu điểm cho tham thiền trong giai đoạn Nhảy Qua (xem câu 122ii).
Trong atiyoga năm vị thầy tâm thanh tịnh xuất hiện như là những ánh sáng của năm nguyên tố trong chiều kích báo thân. Họ phát lộ bản tánh của họ là rigpa và đó là lời dạy của họ ở chỗ là sự rạng rỡ tự nhiên của những nguyên tố cung cấp một lối vào bản tánh của tâm như chiều kích báo thân của nó. Như vậy những vị thầy của bản tánh rạng rỡ của những nguyên tố thuộc về báo thân.
Khi mọi tư tưởng về cái cụ thể tan vào ánh sáng, tri giác về xuất hiện được đồng hóa trong chiều kích báo thân:
Rigpa, nguồn vũ trụ, là tính tự phát sáng tỏ,
và không biến đổi bởi năm giác quan, bởi phóng chiếu
hay tập trung,
rigpa trống không của hiện thể thanh tịnh là sự tham thiền
toàn thiện tự phát.
với nhận biết rõ ràng, hãy chỉ để sự vật một mình trong đơn giản!
Buông xả thư giản trong sự sáng tỏ trong suốt của rigpa mà không mất tri giác trực tiếp về năm đối tượng khi chúng xuất hiện, đó là chìa khóa để tắm trong tánh Không sáng ngời của tri giác giác quan.
Tạng không thể dò của không hành động được khám phá
Ở sự đồng khởi của hình tướng và tánh Không,
mà không có sự tham gia của thân và ngữ.
(Kim xí điểu vĩ đại)
Trong bản tánh của tâm không phản ứng,
Tri giác vô tư rõ ràng thêm:
Ta, Samantabhadra, phát lộ
“Sự tham thiền tiêu dung mọi chuyển động”
(Sáu tạng)
Để cho tri giác giác quan không cấu kết nghĩa là để nó trong “đơn giản” không rút sự chú ý khỏi nó hay phóng chiếu một tấm màn lên nó. Điều này bao hàm sự vắng mặt của niềm tin về sự có bản chất của một đối tượng hay biến cố (xem câu 36), nó ngụ ý một trạng thái không có tư tưởng hay vô niệm. Điều này được định nghĩa là tri giác giác quan trực tiếp. Tâm đơn giản của đứa trẻ hay bậc thánh thì gần gũi với tâm của toàn thiện tự nhiên.
Trong tạng phong phú vô biên của rigpa,
bất cứ cái gì xuất hiện trong trường của tâm qua tri giác giác quan,
như một địa điểm của đồng nhất, thì được đồng hóa
với định tự nhiên của tính tự phát.
Luôn luôn, không ngừng, như dòng một sông lớn,
tánh giác sanh khởi tự phát không ngừng,
mọi sự, trong tinh túy của tạng bổn nguyên,
đạt đến trọn vẹn trong tham thiền của Samantabhadra.
Mỗi biến cố xảy ra trong tự do của rigpa và sự mở trống trong giải thoát toàn thể là một dòng không ngừng của tánh Không rực rỡ, tự tịnh hóa. Sanh khởi không dứt không có khởi đầu và giải thoát trong tạng vô sanh, dòng tự tịnh hóa ấy là một dòng định đầy thần lực.
Với một sự thấu hiểu nguồn tối thượng,
chắc chắn chúng ta sống nó không xao lãng.
Không căng thẳng, không gắng cải thiện,
không bị hấp dẫn, trí nhớ nhẹ nhàng,
mỗi biến cố thực sự là chính ta,
Samantabhadra – thế nên chúng ta nhảy vào nó.
(Nguồn tối thượng)
Trong bản tánh của tâm vượt khỏi sự trau dồi,
sắc tướng – ánh sáng thì không có không gian, tự động giải thoát;
Ta, Samantabhadra, phát lộ
“sự tham thiền bao trùm khắp của mở trống toàn bộ”.
(Sáu tạng)
Để mọi sự đến và đi tự nhiên trong tự nhận biết, tiến trình tự tịnh hóa trong ánh sáng trống không của mở trống của chủ thể và đối tượng là một liên tục không đứt đoạn.
Mọi kinh nghiệm đặt nền trong tâm thanh tịnh,
và tâm thanh tịnh thì như hư không.
Mọi sự được chứa trong tạng hư không,
qua sự vắng mặt của hành động, thanh tịnh tự nhiên,
thế nên mọi kinh nghiệm trong và ngoài được đồng hóa
một cách tự phát
trong không hành động thay cho mọi khởi tưởng và ý định,
và với độ không của bám chấp vào bất cứ gì xuất hiện.
Như không gian chứa đựng mọi vật chất và năng lượng, rigpa gồm chứa tất cả sanh tử và niết bàn. Biết đồng thời với bất cứ cái gì sanh khởi, an nghỉ tự do trong trạng thái tự nhiên của chính nó, tiến trình tư tưởng theo thói quen sẽ ngừng lại.
Trong thực tại của mỗi hành vi và biến cố
không suy nghĩ, ta biểu lộ tự do bằng cách để yên.
(Nguồn tối thượng)
Sự bất tịnh này – nó là mê lầm sanh tử:
để cho những cánh cửa của những giác quan mở rộng,
điểm then chốt là tự do ở trong tham thiền
và lời dạy là “chớ thay đổi cái gì!”
Với một tâm không bám níu
vào những hình tướng không thể nắm bắt,
nhìn với đôi mắt không trụ,
chúng ta đi dọc con đường – thực tại của vắng mặt.
Trong nguồn của không cái thấy và không thiền định,
chúng ta là một với lý tưởng không hành động không cố gắng,
nơi ánh sáng không có tận cùng.
(Vượt khỏi âm thanh)
Trong bản tánh của tâm thoát khỏi âu lo,
sắc tướng – ánh sáng thì không hy vọng, lo sợ:
Ta, Samatabhadra, phát lộ
“sự tham thiền của thong dong tự tại”
(Sáu tạng)
Không có thời gian – không sanh và không diệt –
bất động – không đến không đi –
sự tham thiền của những vị thầy thì gồm khắp,
thế nên tính tự phát là samadhi thanh thịnh không xao động
và mọi biến cố được đồng hóa với không hành động.
Trừ phi cố ý gắng làm cái gì, chúng ta không động lìa khỏi trạng thái tự nhiên căn bản, và qua tính tự phát của sự năng động Phật, thân không động, ngữ không âm vang và tâm im lặng – chúng ta thư giản trong sự thăng bằng toàn hảo của tính tự phát, như bay lượn trong không gian vô biên.
Trụ trong hiện diện toàn thể, thanh tịnh, không phân biệt,
như bầu trời, thân tâm không bị ép buộc,
không khởi tưởng, không thiền định;
thanh thản như bầu trời, thoát khỏi phiền rối,
không có trường đối tượng, sự tham thiền không có quy chiếu.
(Nguồn tối thượng)
Trong bản tánh của tâm vô niệm
sắc tướng ánh sáng không dứt thì không kết tinh:
Ta, Samamtabhadra, phát lộ
“sự tham thiền hoàn lại bốn rung dộng”.
Trong bản tánh của tâm không phản chiếu
bất kỳ chuyển động nào đều nội tại là sắc tướng ánh sáng:
Ta, Samamtabhadra, phát lộ
“Định tự nhiên thoát khỏi bám chấp”.
Trong bản tánh của tâm không phản ứng
tri giác vô tư trở nên rõ ràng:
Ta, Samamtabhadra, phát lộ
“sự tham thiền tiêu dung mọi chuyển động”.
(Sáu tạng)
Không xê dịch một phân, không nói một lời, hay khởi một ý, chúng ta chỉ ”duỗi dài” trong không gian rạng rỡ của tánh Không, như bầu trời vô tận, để cho mọi sự như chúng là (xem thêm câu 46).
Chúng ta xác tín rằng mỗi khoảnh khắc được đồng hóa với tính tự phát, mỗi biến cố được kết buộc vào tính tự phát không thể tránh khỏi. Như vậy mỗi khoảnh khắc là toàn thiện tự nhiên.
III.3 Sự kết buộc của tính tự phát
Tất cả và mỗi sự được kết buộc vào tính tự phát:
mọi thế giới trong và ngoài là tạo hình ảnh tự phát,
toàn bộ sanh tử và niết bàn là một phô diễn tự phát,
và tâm thanh tịnh là tính tự phát nguyên sơ –
không có gì khác ngoài toàn thiện tự phát.
Tất cả thân tâm, thế giới, chúng sanh sanh khởi một cách tự phát như những hình ảnh của tâm thanh tịnh, như những hình ảnh trong mộng sanh khởi tự phát và toàn thiện. Tất cả là kinh nghiệm sanh tử và niết bàn sanh khởi tự phát và toàn thiện như một trò phô diễn của tiềm năng của rigpa, như năm màu sắc ánh sáng xuất hiện trong một lăng kính pha lê. Rigpa bổn nguyên thanh tịnh trong tánh không rạng rỡ của nó thì có mặt từ sơ thủy như bầu trời.
Nền tảng của sanh tử và niết bàn là tâm thanh tịnh,
nền tảng của tâm thanh tịnh là tính tự phát,
và khuôn mặt của tính tự phát là bất định:
bởi vì tính tự phát không phải là cái gì chúng ta có thể sản xuất,
tính tự phát vô sanh này thì ngoài thời gian.
Khuôn mặt của sanh tử và niết bàn là tâm thanh tịnh,
khuôn mặt của tâm thanh tịnh thì biến đổi,
và nền tảng biến đổi là tính tự phát:
bởi vì tính biến đổi này không phải là cái gì
mà chúng ta có thể thi thiết,
vô sanh, nó ở ngoài thời gian.
Thực tế của sanh tử và niết bàn là tâm thanh tịnh,
tâm thanh tịnh là thực sự không nguồn gốc,
bản tánh của cái vô sanh là tính tự phát
và khuôn mặt của cái vô sanh là bất định:
bởi vì thực tại vô sanh này không bao giờ trở nên hiện hữu,
nó là không thời gian, ở ngoài thời gian .
Sự đồng nhất của sanh tử và niết bàn là tâm thanh tịnh,
nền tảng không bắt đầu không chấm dứt này là tính tự phát,
khuôn mặt không đầu không cuối của nó là
tánh Không không xác định:
bởi vì hiện thực không đầu không cuối này là vô sanh,
nó không chỗ ở, ngoài thời gian và không gian.
Trạng thái tự nhiên không thời gian này
không thể thi thiết, tạo dựng:
sự lưu xuất không thời gian của nó là không kết tinh,
thể trạng không thời gian của nó là không thể đặt tên,
sự giải thoát không thời gian của nó là không dứt,
thực tại không ngừng của nó là tạng nhất như,
và mọi sự đều cư ngụ trong tạng nhất như này.
(Đồng thời)
Tính tự phát của rigpa được phát lộ ở đây là tính tự phát quán chiếu tạo hình trong ba phương diện của đồng nhất: nền tảng, khuôn mặt bổn nguyên và hiện thực của nó.
Chiều kích như huyễn thì giống như mộng; chiều kích truyền thông bên trong thì giống như sự khúc xạ ánh sáng của một pha lê; và chiều kích của hiện thể thanh tịnh thì giống như không gian.
Bởi vì bản tánh của tâm là tính tự phát không thời gian,
tâm thanh tịnh gồm chứa nền tảng, nguồn gốc và tinh túy:
bởi vì tính tự phát không thể đạt được qua mười kỹ thuật,
tập trung cưỡng bách vào cái thấy và thiền định là thừa,
sự hỗ trợ không liên quan, như áp dụng hướng đích, là vô ích,
và tham vọng ích kỷ và lo lắng là vô dụng,
tính tự phát vốn là hiện thể thanh tịnh ở đây và bây giờ!
Hiện thể thanh tịnh luôn luôn hiện diện trong khuôn mặt của rigpa, nên mọi ích kỷ, mọi thăng trầm của tham vọng để đạt đến cái thấy, thiền định, hạnh và quả, và mọi thực hành của thiền định phát sanh và thành tựu đều thừa .
Nguồi tối thượng, vị thầy của những vị thầy,
thốt ra giáo huấn sau đây cho người nghe đầy đủ
khả năng tiếp nhận:
Thiền giả nam nữ chứng ngộ bản tánh vô sanh của mọi sự
không cần nỗ lực theo mười kỹ thuật;
Một khi họ biết bản tánh của tâm thanh tịnh, nguồn tối thượng,
họ mất đi cái nhìn thấy nhị nguyên,
thế nên không có cái gì để từ bỏ;
bởi chứng ngộ họ tự tại ngay ở đây,
trong tính năng động tự phát của nguồn tối thượng!
(Nguồn tối thượng)
Cái thấy và hạnh của toàn thiện tự nhiên
thì trái ngược với nỗ lực hướng đích;
cả hai là bản thân tâm thanh tịnh,
thường hiện diện như không gian,
và không gian vượt khỏi mọi phân tích.
Phân tích tâm thanh tịnh một cách khoa học
sẽ không giúp gì cho hiện diện toàn thể như bầu trời.
(Nguồn tối thượng)
Trong bầu trời bất biến của tạng bản tánh của tâm,
trong tạng của ba chiều kích rigpa,
sanh tử và niết bàn xảy ra một cách ngẫu nhiên,
nhưng chẳng bao giờ lìa khỏi tạng ba chiều kích này –
sự phô diễn là một kho tàng huyễn hóa của bi mẫn.
Bởi vì mọi và mỗi sự tức thời là tính tự phát của Samantabhadra,
sanh tử và niết bàn tràn ngập
bởi không gian trống không của chúng;
bởi vì mọi sự đều toàn thiện, cả cái xấu,
tất cả là toàn thiện tự phát,
không gian trống không của tinh túy kim cương
và mọi kinh nghiệm được kết buộc vào đó không thể khác đi.
Tâm thanh tịnh không thể thấy mà rõ ràng khắp nơi,
đây là không hành động kỳ diệu đang làm việc;
bằng cách phá bỏ mọi lối tiếp cận đến sanh tử và niết bàn,
không hành động này tràn ngập tất cả và mỗi sự .
Không có nơi đến nào ngoài không hành động
và không chỗ nào ra khỏi tạng đơn nhất, bất động này.
Trong không gian không hành động
của Samantabhadra (all good, Toàn Thiện)
sanh tử là toàn thiện và niết bàn cũng toàn thiện;
trong tạng toàn thiện này không có sanh tử hay niết bàn.
hình tướng là toàn thiện và tánh Không toàn thiện khắp nơi;
trong tạng toàn thiện này không có hình tướng hay tánh Không.
Sanh và chết thì toàn thiện, sướng và khổ cả hai đều toàn thiện;
trong tạng toàn thiện này không có sanh hay chết.
Mình và cái khác là toàn thiện, thường và đoạn toàn thiện;
trong tạng toàn thiện, không có mình hay cái khác,
thường hay đoạn.
tất cả những cái ấy đều là những đặt tên sai lầm
do tri giác sự vắng mặt như là có thật.
Tất cả sanh khởi một lần trong tính tự phát của Samantabhadra,
mọi nhị nguyên đều được giải quyết hoàn toàn,
tất cả và mỗi sự thống nhất trong:
cái toàn thể này, không thể đo lường, vĩ đại hơn cái vĩ đại.
Cao hơn cái cao, không gian trống không của Samantabharda
trị vì mọi sự, như một hoàng đế,
điều khiển sanh tử và niết bàn, nhưng không rơi vào cái nào.
Mọi sự đều toàn thiện, tốt dù khi thấy có vẻ xấu;
không có tốt hay xấu, chỉ có Samantabhadra.
(Sự biến hình của sáu trường giác quan)
Tạng toàn thiện của Samantabhadra là tánh Không rạng rỡ của tánh giác rigpa, thanh tịnh từ đầu, trong ấy tất cả hiện tướng không có chút bản chất nào, là rigpa nhất thể và trò phô diễn của rigpa. Vì không có sanh và chết, vui và buồn trong rigpa, bất cứ cái gì xuất hiện thì không hiện hữu như thế mà như một hình ảnh của thực tại không hành động bao giờ cũng nhất như, thanh tịnh từ ban đầu. Trạng thái tự nhiên, như không gian, không cần tạo ra hay nỗ lực, nhưng những hiện tượng và trí năng đều tiêu dung trong một tiến trình không thời gian của hòa nhập mà then chốt là chẳng làm gì cả.
Chúng ta có khuynh hướng giải thích những khác biệt đồng dạng
như tương quan “nghiệp”;
chừng nào “nghiệp” còn đu đưa
tánh giác nguyên sơ bèn thiếu vắng.
(Nguồn tối thượng)
Nếu chúng ta nói “tôi biết khổ đau hiện hữu”, bấy giờ ảo tưởng ấy ngay khi sanh khởi trong tiềm năng không tạo tác của tâm thanh tịnh đã thiếu vắng tánh giác tự phát. Tin vào bản chất của khổ là do thiếu tỉnh giác luôn luôn mới mẻ, điều đó cũng giống như niềm tin rằng những đám mây tụ lại trong bầu trời là chính bầu trời hơn là một trò phô diễn của tiềm năng của bầu trời:
Khổ đau của chúng sanh là tâm thanh tịnh,
và với sự làm chủ khiến tiêu dung, nó là bài ca và vũ điệu;
chừng nào không trú ẩn tránh né khổ đau,
chúng ta sống trong sự bình thản giống như bầu trời.
(Nguồn tối thượng)
Thực tại toàn thể thoát khỏi hình tướng này bao bọc mọi sự trong ánh sáng. Không gian trống không của tại đây và bây giờ như vậy có thể gọi là “trường không hình tướng tự phát của Samantabhadra” hay “trường bất động tự thành tựu của thực tại của ta”.
Bởi vì thế giới và tánh Không của nó không hề tách lìa, đời sống và cái chết cũng toàn thiện, hạnh phúc và khổ đau đều tốt đẹp. Những sự vật này chưa bao giờ hiện hữu trong tạng của Samantabhadra, nên ta và những người khác thì toàn thiện, thường và đoạn (Tôn giáo hữu thần và thuyết vô thần) cũng là tốt. Chúng chưa từng có trong tạng, chúng đều là những phóng chiếu mê lầm của tâm.
Toàn thể thế giới xuất hiện cùng một lúc như một thực tại toàn thiện, tự phát, nhất thể, “một sáng tạo toàn thể của Samantabhadra”, Nó giải quyết mọi nhị nguyên trở thành một, không có cái gì khác cạnh tranh, nên gọi là “lớn nhất của cái lớn”.
“Nghiệp” được định nghĩa là hành động thúc đẩy một hành động tương tự hay lại làm mạnh thêm khuynh hướng gây ra một hành động tương tự, khi chúng ta vào một hạnh ý có ý thức để tạo ra một kết quả tốt, tánh giác nguyên sơ bị bỏ quên. Sự trùng hợp của nghiệp được định nghĩa như là sự nối kết do nhân quả của tâm thức tạo ra giữa những giống nhau về cấu trúc (những tương tự phiên bản hay “những khác biệt đồng dạng”). Và chừng nào có một tương quan ngược nhau giữa nghiệp và tánh giác nguyên sơ, hành động được định hướng và sự phóng chiếu tư tưởng về nghiệp có thể được gọi là “tội lỗi” (xem phần đầu của câu 17).
Phần kế tiếp chỉ ra như thế nào khi tùy thuận tính tự phát chúng ta đạt được thực tại của rigpa – sự tiêu tan hay một thân ánh sáng.
III.4 Giải quyết trong tính tự phát
Giải quyết là thành tựu một cách tự phát:
trong tính tự phát không có không gian, không trong hay ngoài,
mọi kinh nghiệm là tự tạo hình ảnh, bất động, không thể nghĩ bàn;
một tạng trùm khắp, không đỉnh hay đáy,
bất định, không bị ngăn ngại chỗ nào,
vượt khỏi định danh , không thể quan niệm.
Mọi cái xảy ra trong rigpa, dù chúng là được tạo thành hình ảnh, là đồng với không gian trống không.
Hòa nhập mọi sự, tâm thanh tịnh là nguồn gốc;
không thể hư hoại hay đạt được, tâm thanh tịnh là bất nhị;
không có tự và tha, nó là không gian trống không đồng nhất;
làm bình đẳng tất cả, tâm thanh tịnh là lòng bi;
sự ban phước tối hậu của chúng sanh,
tâm thanh tịnh là hạnh lý tưởng;
và tâm thanh tịnh bất động là trường không sáng tạo của thực tại.
Thứ bậc có thể sanh khởi trong trường thực tại,
nhưng tâm thanh tịnh không có đỉnh hay đáy;
trong và ngoài có thể sanh khởi trong trường thực tại;
nhưng khoảnh khắc không hành động
không chấp nhận trong và ngoài;
khoảnh khắc thực tại thì trong suốt khắp cả
và mỗi một biến cố là một cơ hội cho rigpa
trong không gian không thể phân chia này.
(Sự kết nối ba chiều kích)
Thực tại không chất thể này, không hề kết tinh,
không thể thấy bằng cách tìm kiếm;
trong nó không có trong hay ngoài –
không có những chiều sâu dấu kín.
(Cõi giới của toàn giác)
Bởi vì kinh nghiệm vốn là thanh tịnh trong tinh túy,
và tự phát chính là bản tánh của nó,
thoát ngoài bốn cực đoan –
hiện hữu, không hiện hữu, thường và đoạn –
nó là tâm thanh tịnh bất nhị.
Mọi kinh nghệm là tánh giác rigpa, và tâm thanh tịnh của rigpa, trống không trong tinh túy, không phải là cực đoan thường, và vì bản tánh trong sáng, rạng rỡ của nó, nó không phải là cực đoan đoạn. Vượt ngoài bốn cực đoan, mọi biến cố là tính tự phát không thời gian, “sự thanh tịnh bổn nguyên, bất động, không thể nghĩ bàn”.
Bởi vì mọi sự là thực tại,
không có cái gì cả để xúc tiến
và không có chút sự vật nào để giữ lại;
thực tại là vắng mặt hoàn toàn.
(Vượt khỏi âm thanh)
Thoát ngoài bốn niềm tin vào cực đoan, Phật là rigpa nội tại
và vượt khỏi có và không,
thường và đoạn, đó là hiện thể thanh tịnh
(Sư tử chồm)
Thanh tịnh bổn nguyên trong tinh túy của nó,
nó là tính tự phát trong bản tính của nó.
(Sáu tạng)
Tâm thanh tịnh của rigpa là trái tim của vấn đề và “thanh tịnh bổn nguyên” và “tính tự phát” là những chìa khóa cho hai phương diện của thực hành Dzogchen Cắt Đứt và Nhảy Qua. Nó cũng là trung đạo loại bỏ những cực đoan (xem câu 36).
“Trái tim của thực tại” là nguồn không thời gian của sanh tử và niết bàn – thậm chí vô minh và mê lầm lưu xuất từ nó:
Thanh tịnh bổn nguyên, trong tinh túy,
không thể đạt đến ở đâu cả,
bản tánh bổn nguyên thanh tịnh của nó như bầu trời;
tính tự phát, trong tinh túy, không thể tạo dựng bởi một ai,
sự lưu xuất của nó không hề kết tinh,
nó có thể xuất hiện như bất kỳ cái gì;
nguồn của tất cả sanh tử và niết bàn,
nó không có quá khứ hay vị lai, bắt đầu hay chấm dứt.
Đơn giản, sự thanh tịnh bổn nguyên của thực tại,
khuôn mặt vô nhiễm của nền tảng hiện hữu,
trước lời nói, vượt ngôn ngữ,
không phát âm,
không đánh giá theo quy ước,
không quan niệm chủ thể và đối tượng;
nó không chứa đựng Phật hay chúng sanh,
không giáo lý, không khái niệm về pháp;
nó không có cái gì cũng không là không có gì.
(Sáu tạng)
Bản tánh của rigpa là tính tự phát không thời gian , đó là nền tảng của hiện thể nơi mọi biểu lộ về sanh tử và niết bàn sanh khởi; nhưng khi tiềm năng và trò phô diễn của nó có thể xuất hiện như này như kia, bản tánh của tâm không phải là sanh tử hay niết bàn.
Hãy chú ý! Không có mê lầm trong ta _ mê lầm là một sản phẩm của tiềm năng của ta. Lưu xuất từ nền tảng bất biến, bản tánh bất định của ta vượt khỏi vật thể hóa, vô minh sanh khởi từ lòng bi không thể xác định của ta. Như những đám mây trong bầu trời không có hiện hữu cụ thể, chóng vánh, sanh khởi ngẫu nhiên, nền tảng rigpa không có vô minh, nhưng vô minh tự sanh khởi trong lưu xuất của lòng bi. Đây là “cách thức tự nhiên của tính tự phát căn bản”. Nó là sự quán tưởng tạo hình bất định không hình tướng. Sự lưu xuất tám phần của nó được gọi là “cách thức tự nhiên của hộp quý báu mê hoặc” và “cánh cửa mở đến hưởng thụ giác quan”.
(May mắn đẹp đẽ)
Sanh tử và niết bàn sanh khởi tự nhiên trong tạng ba chiều kích,
nhưng không có gì động lay trong
không gian trống không ba chiều kích.
(Sự biến hình của sáu trường giác quan)
Không thể nào thoát khỏi không gian trống không tự nhiên của tính tự phát, kể cả vô minh, nghiệp và khổ đau. Đây là sự kiện căn bản của giải thoát và giải quyết không thể tránh.
Không có sống chết trong rigpa. Chết không khác với bất kỳ khoảnh khắc nào khác trong đó những hình tướng được giải thoát như là tính tự phát. Nhưng chết đã ngừng với sự chứng ngộ sự vắng mặt của sanh và không sanh.
tính tự phát vô sanh là nền tảng bất định tối hậu:
sự lưu xuất không thời gian của nó là không lay chuyển được,
cách thức trống không thường nghiệm của nó là không quy chiếu,
cách thức vô hình giải thoát của nó là không dứt;
ngay nơi nó sanh khởi, sự giải quyết của nó là không thể tránh,
đó là sự tiêu tan vào hiện thể thanh tịnh,
không gian trống không tiêu dung tất cả của nền tảng.
Mọi kinh nghiệm sanh khởi trước hết như sự lưu xuất bất định trong một khoảnh khắc của tính tự phát của rigpa, trong khoảnh khắc hiện tại nó xuất hiện trong khuôn mặt của rigpa, và cuối cùng nó giải thoát vào khoảnh khắc của tính tự phát bất biến, là tâm thanh tịnh của rigpa.
Nền tảng không bắt đầu không chấm dứt là tính tự phát,
sự sanh khởi không đầu không cuối của nó là không bị kìm hãm,
hiện hữu không đầu không cuối của nó là không quy chiếu,
giải thoát không đầu không cuối của nó thì không dứt,
thực tại không dứt là cùng hơi thở,
mọi sự vốn có trong tạng nhất như,
và trong chiều kích kỳ diệu của thực tại
không có giống nhau không có khác biệt.
Bởi vì bản thân sự như nhau thì không dứt
nó là “thành trì bầu trời”, một vòng không khuôn khổ của thực tại;
bởi vì bốn niềm tin cực đoan quy về tính tự phát lạ thường,
nó là “thành trì đất”, không khuôn khổ, bao trùm tất cả,
đỉnh, đáy, giữa đều nối kết,
đó là cái những vị thầy gọi là”thành trì hòa nhập của cõi trời”.
Thành trì này là cái nhìn thấy trùm khắp không khuôn khổ;
thành phố này là lâu đài của tâm thanh tịnh của rigpa;
đất đai này là tạng của không gian trống không vô sanh;
tên nó là Nhảy Qua trong Tánh giác Tự phát
và vũ khí bí mật của nó, lưỡi gươm của bất định tự nhiên;
bánh xe lưỡi dao bảo vệ là tính tự phát không khuôn khổ
làm khô kiệt bám chấp vào sự xác định cụ thể hóa:
hạt giống chiều kích số không chứa mọi sự,
chúng ta được giải thoát trong tạng không phân biệt, không dò.
(Đồng thời)
Tính tự phát không khuôn khổ sanh khởi trong mỗi khoảnh khắc như là giấc mộng không thời gian, với tự do khỏi chết chóc, toàn bộ trò chơi trong ngoài chảy tan vào tạng thực tại, và khi những cái nhìn thấy nguyên mẫu sanh khởi như tính tự phát, qua lời dạy nhận biết cái nhìn thấy như là bản tánh của tâm, những hình ảnh quy về nguồn của chính chúng trong sự giải thoát tự động. Lời dạy giống như lưỡi dao của “cái biết tự động bản tánh của tâm” là bánh xe lưỡi dao làm tiêu tan quán tưởng hình ảnh và khiến giải thoát vào không gian trống không và đó gọi là “hòa nhập trong hạt giống toàn đồ toàn thể độc nhất của hiện thể thanh tịnh”.
Mỗi khoảnh khắc là một tiến trình của “nhảy qua”, dù những cái nhìn thấy sanh khởi như là trò chơi sanh tử hay những cái nhìn thấy nguyên mẫu của tiêu tan, gồm cả sự huyễn căn bản của tính vật chất. “Bất cứ cái gì sanh khởi là bản tánh của tâm!” là lời dạy trong những nghi lễ khi chết, nhưng giáo lý này để dành cho khi sống – quá trễ cho cái chết! Trong cái chết như khi sống, chúng ta nghỉ ngơi trong tạng của tính tự phát bất định. Không có những trạng thái trung ấm trong sự giải quyết này. Sự như huyễn của tính vật chất có thể tiêu tan trong thành trì hòa nhập của cõi trời, hạt giống chiều kích số không, đây là một thân ánh sáng. Nền tảng của hiện thể cho phép sự giải quyết thân thể vào mỗi khoảnh khắc bất kỳ trong một thân ánh sáng hay một thân cầu vồng (xem câu 122ii).
Như những đám mây bay hơi vào bầu trời
mà từ đó chúng khởi lên,
giống như ánh sáng màu thu lại vào trong một lăng kính pha lê,
sự tạo hình ảnh nguyên mẫu của sanh tử và niết bàn
sanh khởi trong nền tảng của tính tự phát
rút vào trong sự thanh tịnh bổn nguyên của nền tảng tinh túy.
Sự quy về trong không gian trống không của tính tự phát,
đây là giải quyết tối hậu cho mọi kinh nghiệm,
mọi cấu trúc giải thể, tan tự nhiên vào không gian trống không.
Xác nhận trong cái thấy rằng mọi hình tướng của ảo huyễn của sanh tử xuất hiện trước giác quan từ sơ thủy là tiềm năng không kết tinh của chính rigpa; thiền định tăng cường sự quen thân với cái thấy ấy; hạnh không bó buộc bắc cầu qua mọi vực thẳm; và quả làm tan biến tính ích kỷ với những hy vọng và lo sợ của nó, khi thiền giải thoát khỏi sự chết, những hình tướng nhị nguyên như huyễn trở về nguồn của chúng. Rồi qua năm ngày những trường của cái nhìn thấy niết bàn sanh khởi (trong trung ấm) như là hiện thể thanh tịnh và tánh giác bổn nguyên, qua nhận biết tự động bản tánh của tâm, những cái nhìn thấy toàn thiện tự phát này tan vào tinh túy, và thiền giả giải thoát rốt ráo. Như những đám mây từ bầu trời sanh ra và tan biến vào đó, mọi hình tướng sanh tử như huyễn ngừng lại; như ánh sáng năm màu rút vào pha lê, những trường nhìn thấy của niết bàn tiêu tan; và như tư tưởng lan man vỡ tan vào tánh Không, vô số phóng chiếu và xây dựng của thức tan biến và đây là Phật quả hay Phật tánh trong rigpa như là nền tảng bổn nguyên.
Hàm ý ở đây là những khoảnh khắc hiện tại này, chiều kích tinh túy của rigpa, của hiện thể thanh tịnh, và của chiều kích sắc tướng tự biểu hiện, đều hiện diện trong tính tự phát, nhưng bị kết buộc bởi thân xác chúng không thể biểu lộ. Ngay khi giải thoát khỏi tính thân xác, chúng lấy lại trang thái tự nhiên của chúng trong sự thanh tịnh bổn nguyên:
Trong thân của mỗi chúng sanh
có cái nhìn thấy thanh tịnh tánh giác nguyên sơ,
nhưng nó bị giới hạn, không thể tự biểu hiện đầy đủ.
Nhưng cái bị chứa đựng và che khuất,
như trong một dạ con hay một vỏ trứng,
khi lớn đủ sẽ đột xuất:
chừng nào thân kiến được từ bỏ,
kết hợp với trường hình ảnh
và rigpa nội tại của tánh giác nguyên sơ,
tinh túy vô niệm của nó, được chứng ngộ
và cái nhìn thấy thanh tịnh tánh giác được chứng ngộ
và Phật quả được khám phá.
(Sư tử chồm)
Sự khác biệt giữa sanh tử và niết bàn nằm ở cách thức sanh khởi: sự khác biệt của những hình tướng thân tâm, và thế giới, trong giờ phút hiện tại này, là những hình ảnh của sanh tử, và những cái nhìn thấy hiện thể thanh tịnh và tánh giác trong trạng thái trung ấm là những hình ảnh của niết bàn. Nhưng bởi vì chúng đều là những hình ảnh của tánh Không sanh khởi trong không gian trống không và giải thoát vào không gian trống không, sanh tử và niết bàn phải được hiểu là đồng nhất.
Trong sự tan biến sau cùng thiền giả được giải thoát vào nền tảng của hiện thể. Đây là khoảnh khắc cực đỉnh của yoga Cắt Đứt. Tịnh quang con hòa lẫn với tịnh quang mẹ. Ảo ảnh sanh tử của tính thân xác tan biến vào những trường Phật của niết bàn sanh khởi trong trung ấm của thực tại (chonyi bardo) đều trở về nguồn của chúng. Không có lưu xuất nữa và dĩ nhiên, không có tái sanh. “Chết” là sự trở ngược về rigpa như là nguồn.
Dù sự phân biệt không hoàn toàn rõ ràng trong những câu kệ gốc, giải quyết tính tự phát có hai: thứ nhất, giải quyết trong những trường giác quan tại đây và bây giờ, như hợp nhất không gian ngoài và trong, và thứ hai, giải quyết trong biến mất hoàn toàn. Cái thứ nhất giống như tìm thấy một thân ánh sáng không thời gian qua tịnh hóa tính vật chất trong đời này và cái thứ hai là sự tiêu tan sau cùng của những nguyên tố (xem câu 122ii). Cái thứ nhất như (câu 88) tìm thấy cái chết (giải thoát) trong đời sống và cái thứ hai (câu 89) như tìm thấy đời sống (giải thoát) trong cái chết:
Trong tại đây và bây giờ, bất cứ cái gì xuất hiện,
mọi hình tướng khách quan tan vào hiện thể thanh tịnh,
vào phẩm tính bẩm sinh tự nhiên của sáu trường giác quan;
do đó bên ngoài và bên trong được giải quyết
trong từng khoảnh khắc
trong không gian trống không cùng khắp của tính tự phát.
Tương tự với giải quyết trong Phật tánh biểu lộ
là hiện diện toàn bộ của sự vô ngại của sanh tử và niết bàn,
khi hình ảnh bên trong và bên ngoài chớp lóe
an trụ tự nhiên trong tạng sáng tỏ
trong một trạng thái không tạo tác, không tư tưởng,
giải quyết tức thời trong sự sáng tỏ pha lê
của tánh Không sáng chói
thì được gọi là “ở trong hang đầy ngọc”.
Mọi sự được giải quyết trong tính tự phát quý báu theo hai cách. Trong khoảnh khắc hiện tại, khi những hình ảnh khởi lên trong sáu giác quan, để chúng một mình không sửa đổi qua phóng chiếu hay giải thể, với sự sáng tỏ thanh tịnh trùm khắp, chúng ta bình thản đi vào tánh Không sáng rỡ của rigpa chiều kích số không giống như bầu trời. Không ngăn che bởi những quan niệm và cấu trúc hình thể, ánh sáng bên trong của hiện thể thanh tịnh kết hợp với bầu trời của tính tự phát, sự tiêu tan này vào tính tự phát thì giống như không gian bên trong của một ngôi nhà hòa lẫn với không gian bên ngoài khi một cánh của mở ra. Để cho đôi mắt mở rộng, như một cánh cửa, trống không và tỉnh táo, rigpa cũng thanh tịnh và tỉnh táo.
Khi chúng ta hoàn toàn thoát khỏi tính thân xác, ánh sáng bên trong của ba yếu tố (chủ thể, đối tượng, và ánh sáng hợp nhất – hiện thể thanh tịnh, không gian bên ngoài và “mắt”) tan vào tính tự phát duy nhất, giống như sự hòa lẫn của bên trong, bên ngoài và không gian trung gian khi một căn nhà sụp đổ.
Những người nhạy bén nhất
qua sự trong suốt toàn bộ
thậm chí không một khoảnh khắc chuyển tiếp
sống trong cái ở đây và bây giờ.
Trong không gian của thanh tịnh nội tại
có tinh túy của thực tại trong sáng;
rigpa trong suốt và sanh khởi ở đó,
hay đúng ra, nó luôn luôn hiện hữu ở đó.
Khi xây một ngôi nhà, chẳng hạn,
không gian trong suốt được phân chia;
bằng cách mở một cánh cửa của ngôi nhà
không gian bên trong nhà
và không gian vốn thanh tịnh được hợp nhất.
Rigpa vô ngại sanh khởi như thế.
Khi rigpa trong hang của tiềm năng nghiệp
và rigpa trú ngụ trong bầu trời
được kết nối bởi cánh cửa mở tỉnh giác,
những khuynh hướng vật chất được giải thoát,
và chúng ta ở trong sự trong suốt bất nhị.
Nếu chúng ta có chứng ngộ sâu xa như vậy
rồi như một con sư tử nhảy xa và cao,
vào tánh Không trong suốt cực kỳ
không có bất cứ chuyển di nào của sanh và tử,
chúng ta nhảy qua vào trong hang đầy ngọc,
an trụ trong tự do tối hậu không thời gian.
(Cõi giới của toàn giác)
Rigpa căn bản, tánh Không rạng rỡ không nguồn gốc, là tịnh quang “mẹ” của tính tự phát, trong khi tánh Không của tự biểu hiện sáng ngời là tịnh quang “con” tự phát sanh. Cặp đôi này, tự biểu hiện sáng ngời và tính sáng tỏ tự nhiên, hai cái tách biệt đã được hòa lẫn. Với giải thoát khỏi thân xác, chúng hợp nhất; dù thoát khỏi cái vỏ của tính vật chất hay không, không có phân chia trong rigpa. Trung gian tánh giác nguyên sơ là một hòa lẫn của tự biểu hiện sáng ngời và sự sáng tỏ, được minh họa bằng sự hợp nhất của mẹ và con.
Cách thức giải quyết thứ nhất thì giống như mở môt cánh của cho phép sự hòa lẫn của không gian bên trong và bên ngoài trong cái tại đây và bây giờ (câu 89) ở đó, trong “hang của tiềm năng nghiệp” những hình tướng được nhận biết một cách tự nhiên là rigpa. Cách giải quyết thứ hai giống như sự sụp đổ hoàn toàn của ngôi nhà trong sự tiêu tan thân vật chất (câu 89 và cũng xem câu 122ii). Trong suốt là trung gian của bước nhảy phi thường trong cách thứ nhất.
Những kỹ thuật định tập trung không làm dễ dàng những tiến trình này. Chỉ trí huệ bất nhị trong thời điểm là có giá trị. Không có giải quyết mọi kinh nghiệm sanh khởi trong khoảnh khắc và tịnh quang con, không thể có “nhảy qua” vào lòng mẹ và vào lúc chết:
Giải quyết trong không gian trống không
tự nhiên xảy ra trong khoảnh khắc –
không có giải thoát về sau trong nền tảng hiện tại;
định tập trung tự kỷ ám thị giam nhốt trong không gian căn bản
không cung cấp cơ hội cho sự thoát khỏi xuất thần thần linh.
Thế nên, hãy yêu quý mỗi khoảnh khắc
của đại định nội tại giải quyết
trong không gian trống không của cái tại đây và bây giờ!
Nếu chúng ta không thể nhận biết sự tập trung tự nhiên chính khi chúng ta đang ở trong sự thanh tịnh bổn nguyên của cái tại đây và bây giờ, “thiền định vững chắc” của chúng ta, tương tự với xuất thần thần linh, không thể thực hiện giải thoát, sẽ chỉ cho chúng ta một tái sanh cao hơn trong trạng thái trói buộc khác:
Có thể thiền định, nhưng không thể để mặc –
Chỉ là xuất thần thần linh khác!
(Một bình giảng ngắn về Trao truyền bằng lời)
Thế nên, với rigpa tự nhiên trong không gian trống không của tánh Không rạng rỡ, chừng nào thân thể được từ bỏ, hiện thể thanh tịnh quý báu trộn lẫn không tách lìa với tính tự phát và hai chiều kích sắc tướng (báo thân và hóa thân như huyễn) phục vụ chúng sanh một cách tự phát.
Đặc biệt hơn, về tham thiền “cưỡi hơi thở”, không tạo ra chút cố gắng nào, trong khoảng hở giữa sự chấm dứt của hơi thở vào và sự bắt đầu của hơi thở ra tiếp theo, sự sáng tỏ bên trong, trong thoát khỏi sinh lực vi tế và trong sự vắng mặt của khuynh hướng tâm thức, sự sáng tỏ bên trong của hiện thể thanh tịnh sanh khởi như tham thiền giống như bầu trời. Qua sự nhận biết bản tánh của tâm này, Phật quả đạt được ngay trong khoảnh khắc của trong suốt nội tại.
Hãy xem kim xí điểu vĩ đại, vua của loài chim,
tuy chưa sanh, thần lực đã vượt hẳn loài rắn,
và phát triển cánh lớn từ trong trứng,
nở khỏi vỏ, tức thời xoải cánh bay lên trời:
điều những chim khác cần học qua thực hành
kim xí điểu thực hiện với sự thanh nhã tự nhiên;
và không khác với giác ngộ,
không quan tâm đến bây giờ và sau này,
nó vô ngại trong không gian nhất như mở trống.
Và người nào mong muốn giải thoát qua chín lối tiếp cận,
qua tu hành, từ bỏ, và tự phát triển căng thẳng,
bất cứ gì thích hợp, y sẽ hạnh phúc trong lối tiếp cận vĩ đại,
vì sự thong dong trong tạng lạc thú thanh tịnh
của hiện thể thanh tịnh
và không có ai không giải thoát ở đây,
vì thực tại là tự sáng tạo trong hiện thể thanh tịnh
của trái tim kim cương của chúng ta
và thân hữu hạn của chúng ta là tinh túy
được tiềm năng hóa hoàn hảo.
Không có chuyển di của sống và chết, thân thể được từ bỏ,
rigpa nhất thể không tách lìa với cái toàn thể,
và lưu xuất như huyễn vọt ra không ngừng
sở hữu mọi sự và mọi người không ngăn ngại:
đó là hoạt động của thiền giả lười biếng “cưỡi hơi thở”.
Không biết và không hợp với con đường thứ lớp,
quả quyết định của Dzogchen Ati là rigpa.
(Bản sắc tự do, Garab Dorje)
Trong câu 29 Samantabhadra tuyên bố: Hởi đại nhân! “Hoạt động như vậy, cách ứng xử của Samantabhadra, được gọi là ‘bản sắc đột khởi trong ba chiều kích của rigpa’ và bao trùm cái thấy gọi là ‘tánh giác nguyên sơ của toàn thiện tự nhiên’, trong đó nguyên nhân vô nhiễm là kết quả của Phật quả. Vào lúc ấy, tánh giác nguyên sơ của thân Phật của ta, sự phô diễn của ngữ Phật của ta, và hoạt động của tâm Phật của ta xuất hiện trong pháp giới thống nhất. Sự biểu lộ này của tánh bất động là tự nó; trong tiến trình của kinh nghiệm sụp đổ vào bên trong, mọi cụ thể hóa nhất thời tự tiêu tan, thức đột khởi tự nhiên như bầu trời: làm chủ tinh túy cốt lõi trong những xuất hiện cụ thể, ta là Samantabhadra, ‘thầy của mọi mạn đà la’.”
Mỗi và mọi kinh nghiệm được giải quyết
trong tính tự phát của rigpa,
tính tự phát được giải quyết trong trạng thái tự nhiên
của thanh tịnh bổn nguyên của nó.
và thanh tịnh bổn nguyên được giải quyết
trong cái không thể nghĩ bàn, diễn tả
đó là sự giải quyết tối hậu của toàn thiện tự phát.
Bởi vì mỗi kinh nghiệm có sự phát khởi của nó trong rigpa, mọi kinh nghiệm được giải quyết rốt ráo trong tính tự phát của rigpa. Tính tự phát được giải quyết trong phẩm tính tự nhiên của hiện thể thanh tịnh, không gian trống không bên trong của thanh tịnh bổn nguyên, và thanh tịnh bổn nguyên, tự do khỏi những cực đoan, không thể nghĩ bàn, diễn tả, được giải quyết trong giải thoát cuối cùng.
Chỗ của giải thoát là nơi nó vừa bắt đầu
(Vòng ngọc trai)
Bao trùm tất cả và không thể phân chia! tự do trong tạng
của tính tự phát;
Không kết hợp hay chia lìa! tự do trong tạng hạt nhân.
(Bản sắc tự do)
Chủ đề kim cương thứ ba của Kho tàng của Toàn thiện Tự nhiên, chỉ ra mọi kinh nghiệm là tính tự phát không thời gian, kết thúc ở đây.
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS