SHARE:
Vật lý lượng tử phát hiện thế giới là một mạng lưới phức tạp những sự kiện, chúng liên hệ lẫn nhau theo những cách bí mật, trước đây không tưởng tượng được. Những quan hệ tương hỗ tức thời giữa những hạt xa cách nhau chứng tỏ rằng mặc dù những hình tướng bề ngoài, thiên nhiên là một toàn thể không tách lìa, không chỉ là một tập hợp của những phần tử. Những hạt cơ bản có thể chuyển hóa thành lẫn nhau, cũng như thành năng lượng thuần túy. Trong một nghĩa nào, mỗi hạt ngầm chứa tất cả những hạt khác. Toàn bộ phạm vi của những hạt tiêu biểu những trạng thái có thể của một trường vật chất đơn nhất.
Những truyền thống đạo học cũng dạy sự thống nhất nền tảng của mọi sự như vậy. Những đối vật và sự kiện thế gian phát sanh từ một toàn thể tối hậu và chúng là những phương diện liên hệ lẫn nhau, tương thuộc của cái toàn thể đó. Thế giới, như những nhà đạo học nói với chúng ta, gồm những mối tương quan hòa điệu giữa những phần tử, chúng đồng nhất một cách tối hậu với nguồn gốc chung của chúng, tạo thành một toàn thể chặt chẽ và trật tự, tương tự trong khái niệm với lãnh vực vật lý lượng tử một cách đáng ngạc nhiên.
Những hạt cơ bản hẳn là những đơn vị của vật chất không phải là vĩnh cửu và không thể hủy hoại, chúng có thể thực sự chuyển hóa thành lẫn nhau.
WERNER HEISENBERG
****
Những sự vật được bày biện theo một cách mà sự chia tách lẫn nhau của chúng không còn nữa … Ở đây có một trạng thái thâm nhập lẫn nhau của mọi sự.
D.T. SUZUKI
****
Tính không chia tách … chứng tỏ rằng lối tiếp cận tổng quát của thuyết nguyên tử Democrite là một quan điểm sai lầm về thiên nhiên thậm chí khi áp dụng cho những sự kiện xảy ra. Nếu chúng ta gọi những “nguyên tử” là những vật vi mô, có những đặc tính xác định, hay những sự kiện xảy ra vi mô, bấy giờ chính chúng ta, có thể nói như vậy, vẽ ra những nguyên tử tách biệt trên nền vải của thực tại bất khả phân, dù từ ngữ sau này có nghĩa là gì.
BERNARD D’ESPAGNAT
****
Đạo không bao giờ biết đến những ranh giới … Nhưng bởi vì sự công nhận một “cái này”, bèn có ra những biên giới.
TRANG TỬ
****
Nếu tâm trí nhỏ nhoi của chúng ta, vì sự thuận tiện nào đó, phân chia vũ trụ này thành từng phần – vật lý học, sinh vật học, địa chất học, thiên văn học, tâm lý học … thì hãy nhớ rằng thiên nhiên chẳng biết đến điều đó! Thế nên chúng ta hãy cùng nhau bỏ lại tất cả cái đó, mà không quên nó rốt ráo để làm gì. Hãy để nó cho chúng ta một lạc thú cuối cùng một lần nữa: hãy uống nó và quên đi tất cả nó!
RICHARD P. FEYNMAN
****
Hãy quên những phân chia. Hãy nhảy vào cái không có giới hạn và lấy nó làm nhà của bạn!
TRANG TỬ
****
Sự kiện được biết đến một cách thực nghiệm rằng mọi hạt cơ bản có thể được chuyển hóa thành lẫn nhau là một chỉ điểm cho thấy quả thật hiếm hoi có thể lựa chọn riêng ra một nhóm những hạt như vậy … Người ta tìm thấy những cấu trúc (trong lý thuyết những hạt cơ bản) liên kết và đan dính với nhau đến độ thực sự không thể có những thay đổi hơn nữa ở bất cứ điểm nào mà không đặt thành vấn đề tất cả những sự nối kết.
WERNER HEISENBERG
****
Mỗi hiện tượng xác định mỗi hiện tượng khác và đồng thời được xác định bởi mỗi và mọi hiện tượng. Đặc trưng của sự xác định lẫn nhau này, hay sự tương thuộc, của tất cả những hiện tượng thì đôi khi được diễn dịch như là tính đồng nhất lẫn nhau. Hơn nữa, theo học thuyết này, không chỉ mọi hiện tượng là tùy thuộc lẫn nhau, mà chúng cũng thâm nhập lẫn nhau không ngăn ngại.
CHENG CHIEN
****
Ánh sáng là cái bao bọc tất cả vũ trụ … Ánh sáng trong nghĩa tổng quát của nó (không phải chỉ là ánh sáng bình thường) là phương tiện nhờ đó toàn bộ vũ trụ trải bày thành chính nó.
DAVID BOHM
****
Những cá thể được bao bọc trong một Thực Tại vĩ đại – một thế giới của những ánh sáng không đi cùng với bất kỳ hình thức bóng mờ nào. Bản tánh của ánh sáng là hòa trộn lẫn nhau mà không can thiệp hay ngăn ngại hay hủy hoại lẫn nhau. Một ánh sánh đơn độc phản chiếu trong chính nó tất cả những ánh sáng khác một cách tổng quát và một cách cá thể.
D.T. SUZUKI
****
Mỗi hạt gồm mọi hạt khác … Chúng ta không thể nói rằng dương điện tử gồm ba hạt quark. Chúng ta phải nói rằng nó tạm thời gồm ba hạt quark, nhưng cũng tạm thời gồm bốn hạt quark và một hạt phản – quark, hay năm hạt quark và hai hạt phản – quark, và vân vân …
WERNER HEISENBERG
****
Mỗi hiện tượng “chứa đựng” mỗi hiện tượng khác, và mỗi hiện tượng cũng “chứa đựng” toàn thể mọi hiện tượng, nó thâm nhập lẫn nhau trong tự do toàn hảo và không ngăn ngại.
CHENG CHIEN
****
Một sự vật không có những đặc tính “nội tại” nào (chẳng hạn, sóng hay hạt) thuộc về chỉ mình nó; thay vì thế, nó chia xẻ mọi đặc tính của nó với những hệ thống mà nó tương tác một cách lẫn nhau và không thể phân chia.
DAVID BOHM
****
Những sự vật có được sự hiện hữu và bản chất của chúng bằng sự tương thuộc lẫn nhau và là không gì cả trong bản thân chúng.
SIDDHA NAGARJUNA
****
Như vậy thế giới xuất hiện như là một tấm vải dệt phức tạp bằng những sự kiện, trong đó những mối kết của những loại khác nhau thay thế hay chồng chéo hay phối hợp và do đó quyết định kết cấu của toàn thể.
WERNER HEISENBERG
****
Thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của nó thì đối với nó (người Phật tử) chỉ là hai mặt của cùng một tấm vải dệt, trong đó những sợi chỉ của mọi sức mạnh và mọi sự kiện, của mọi hình thức của tâm thức và của những đối tượng của chúng, được dệt thành một mạng không thể tách lìa những liên hệ điều kiện hóa lẫn nhau và không cùng.
LAMA ANAGARIKA GOVINDA
****
Điều cần đối với con người là chú ý đến thói quen của tư tưởng phân mảnh của nó, rõ biết nó, và như thế chấm dứt nó. Sự tiếp cận với thực tại của con người bấy giờ là toàn bộ, và như vậy sự đáp ứng sẽ là toàn bộ.
DAVID BOHM
****
Trực tiếp đi vào sự hài hòa với thực tại này thì chỉ đơn giản nói, khi những nghi ngờ sanh khởi, “không phải hai”.
SENGTSAN
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS