Bốn chân lý cao cả

SHARE:


TRÍ HUỆ VÀ ĐẠI BI
– Tenzin Gyatso –
Việt dịch: Thiện Tri Thức 1998

1. Trang Một
2. Mục Lục
3. Bản tánh sáng ngời của tâm thức
4. Bốn chân lý cao cả
5. Nghiệp
6. Ngã và vô ngã
7. Hai thứ chân lý
8. TRÍ HUỆ VÀ ĐẠI BI: Y KHOA CỦA ĐỨC PHẬT
9. Lòng vị tha và sáu ba la mật
10. Quyền hạnh phúc
11. Vượt qua mọi Tôn giáo
12. Phật giáo từ Đông phương đến Tây phương
13. Những tài sản của Phật giáo Tây Tạng
14. Thiền Định
15. Tu hành tâm thức trong tám đoạn kệ
16. Con đường giác ngộ
17. Những Hóa thần: Đâu là sự bí mật của các vị ?
18. Om mani padme hum
19. Cái chết trong Phật giáo Tây Tạng
20. Phóng mình vào cái vô cùng vi tế
21. Sự hòa hợp của hai phái Cựu Dịch và Tân Dịch

 Bốn chân lý cao cả

(Đại học Washington)
Trong tổng thể, mọi tôn giáo có một động cơ tương tự, chúng được phấn kích bởi tình thương và bi mẫn, và nếu quan điểm triết lý của chúng bao gồm những khác biệt rộng lớn, chúng có ít ra là một mục tiêu chung : làm cho con người tiến bộ. Tuy nhiên, mỗi tôn giáo có những phương pháp riêng để đạt được điều đó. Thế kỷ chúng ta đã làm một bước nhảy khổng lồ trong sự truyền thông, và vì thế, hành tinh chúng ta trở nên càng ngày càng nhỏ hơn, nhưng chính đó là một dịp quý giá để chúng ta đến gần nhau, khám phá lẫn nhau trong những khác biệt văn hóa của chúng ta, trao đổi những quan điểm của chúng ta. Chúng ta có biết bao điều để học hỏi lẫn nhau, để rút tỉa ra từ đó.

Chẳng hạn những người Thiên Chúa giáo đã biết đem những phương tiện hoàn toàn hiệu quả để phụng sự nhân loại mà những người Phật giáo có thể mô phỏng, đặc biệt là trong những lãnh vực giáo dục và sức khỏe. Đồng thời, người ta tìm thấy trong Phật giáo những phương pháp tinh vi về thiền định sâu xa và một biện chứng pháp chặt chẽ có thể có lợi cho những người Thiên Chúa giáo. Chính như thế mà ở Ấn độ cổ thời, những người Ấn giáo và Phật giáo đã làm phong phú lẫn nhau nhiều.

Chúng ta không có nguy cơ gì khi trao đổi những hiểu biết của chúng ta, điều ấy chỉ có thể giúp chúng ta phát triển một sự kính trọng lẫn nhau, bao giờ mà phía này và phía kia, chúng ta chỉ mong muốn điều tốt đẹp cho nhân loại. Chính trong tinh thần này mà bây giờ tôi sắp trình bày một vài nét của tư tưởng Phật giáo.

Giáo lý của Phật hoàn toàn được xây dựng trên bốn Chân Lý Cao Cả : những chân lý về những sự khổ, về những nguồn gốc, về những sự dừng dứt và về những con đường. Bốn Chân lý Cao cả tạo thành hai nhóm quả và nhân :

– ¬Những khổ đau và những nguyên nhân của chúng.
– 
– Những sự dừng dứt khổ và những con đường để thực hiện sự dừng dứt chúng.
– 
Khổ thì giống như một cơn bệnh : những điều kiện bên ngoài và bên trong chịu trách nhiệm về cơn bệnh đó là những nguồn gốc, sự dừng dứt khổ cùng những nguyên nhân của khổ là sự lành bệnh. Những con đường đích thực là những phương thuốc.

Thứ tự những hậu quả (khổ và diệt khổ) đứng trước những nguyên nhân (nguồn gốc của khổ và những con đường) có lý do của nó. Trước hết cần biết rằng người ta đã mắc một cơn đau bệnh, nghĩa là tin vào sự có mặt của khổ (Chân lý cao cả thứ nhất). Nhưng điều đó chưa đủ ; còn phải biết rõ những nguyên nhân gây bệnh để tìm ra thuốc chữa. Những nguyên nhân ấy sáng tỏ khi nghiên cứu cái thứ hai của bốn Chân lý, Chân lý về những nguyên nhân. Nếu điều quan trọng là tìm ra gốc gác của căn bệnh, thì cũng chính yếu không kém khi biết có thể chữa lành được không. Sự tin tưởng có phương thuốc liên hệ đến mức độ thứ ba trong đó sự có thật của sự diệt dứt và những nguyên nhân kèm theo được bày tỏ.

Một khi chúng ta đã nhận ra bệnh, hiểu rõ những nguyên nhân của nó, có được sự xác tín rằng có thể chữa lành, chúng ta chỉ còn phải dùng những phương thuốc và theo cách sử dụng để chấm dứt nó. Phải tin tưởng vào thứ tự này để mượn những con đường trên đó người ta gặp được trạng thái thoát khỏi mọi khổ đau.

Bước đầu tiên không thể sai chạy cốt ở nhận ra sự khổ. Nó biểu lộ một cách tổng quát dưới ba hình thức chính : khổ của khổ (khổ khổ), khổ của sự biến dịch (hoại khổ), khổ nội tại và cấu tạo nên thân phận con người (hành khổ).

Ở mức độ đầu tiên, có sự khổ mà chúng ta thường gọi là đau đớn thể xác hay tinh thần, ví dụ đau đầu. Ước mong thoát khỏi nó không riêng với con người ; con vật cũng muốn thế. Có những phương tiện để ngăn trừ nó, như dùng một thứ thuốc, mặc ấm hơn hay tránh xa nguồn gốc của nó.

Mức dộ thứ hai, khổ của sự biến hoại, gồm những hình thức bề ngoài của lạc thú mà khi phân tích kỹ càng, chúng phát lộ bản chất khổ của chúng. Đây là một ví dụ : thường thường, mua một chiếc xe hơi mới được xem như một biến cố dễ chịu, và ban đầu các bạn tìm thấy một lạc thú bao la khi lái nó. Nhưng càng dùng nó bao nhiêu, nó càng đặt ra cho các bạn những vấn đề. Nếu vật là một nguồn thỏa mãn tự thân, hiệu quả lạc thú phải tăng lên tỷ lệ với sự dùng nó. Vậy mà điều ngược lại đã xảy ra. Càng dùng nó bao nhiêu, chiếc xe của bạn càng gây cho bạn nhiều mối phiền não. Sự biến hoại ở đây phát lộ bản chất khổ sở của nó, do đó mà có tên khổ của sự biến hoại.

Phương diện thứ ba của khổ là cái căn cứ từ đó phát xuất ra hai cái kia, và những hợp thể (các uẩn) nhiễm ô của thân và tâm là đại diện cho cái khổ này. Người ta gọi nó là sự khổ nội tại và cấu tạo nên tình trạng hiện hữu. Bởi vì mọi chúng sanh đang lưu chuyển đều thấm nhuần cái khổ này, người ta gọi nó là “nội tại”. “Cấu tạo” chỉ ra rằng nó không chỉ nằm ở nền tảng của khổ đau hiện tại, mà còn khởi dẫn cái khổ sắp đến. Nó là không lối thoát, trừ khi người ta chấm dứt dòng tái sanh.

Bắt đầu, nên nhận biết ba hình thức khổ não này, biết rằng danh từ khổ này không độc nhất để chỉ cảm xúc khổ, mà còn chỉ những tiến trình bên ngoài và bên trong chúng xác định cái khổ và cả những trạng thái tâm thức và những yếu tố tâm thức đi theo. Đó là tất cả những gì cái khổ bao trùm.

Đâu là những nguyên nhân của nó ? Nó nảy sanh thế nào ? Nó phát xuất từ hai nguồn : nghiệp – hành động – và những phiền não. Đó là điều chúng ta học được từ Chân lý cao cả thứ hai về những nguyên nhân thực sự của nó. Nghiệp trả lại những hành động nhiễm ô của thân, ngữ, ý ; nó có loại tốt, loại không tốt và loại trung tính. Loại tốt kéo theo những kết quả vui hay tích cực ; loại xấu, những kết quả khổ hay tiêu cực.

Ba phiền não chính là biết lầm, tham lam và sân hận, từ đó ghen ghét, ác cảm và nhiều cái khác phát sanh thêm. Để chấm dứt những hành động làm phát khởi khổ đau, phải làm khô cạn những yếu tố rối loạn là những nguồn sanh sống và là những nguyên nhân chính của chúng. Ở giai đoạn này, người ta tự hỏi : có thể chấm dứt nó không ? Với câu hỏi này, người ta lập tức đi vào trung tâm của Chân lý cao cả thứ ba, sự thực của sự diệt dứt.

Nếu những phiền não là nội tại, sẵn có nơi bản tánh của tâm thức, thì chữa lành là vô phương, bởi vì, trong một giả thiết như vậy, sân giận chẳng hạn, sẽ thường hằng hiện hữu nơi chúng ta. Nó chỉ tắt mất với tâm thức chúng ta, và cũng thế đối với tham. Rõ ràng không phải như vậy. Điều đó chứng minh rằng bản tánh của tâm thức không bị ô nhiễm bởi các khuyết điểm ; vậy thì không có gì ngăn cản chúng ta nhổ tuyệt chúng bởi vì chúng thì tách biệt với tâm thức bổn nguyên.

Hiển nhiên, những vận động tích cực và những vận động tiêu cực không tương hợp với nhau : tình thương và giận dữ không thể hiện hữu cùng một lúc. Ngay lúc các bạn giận dữ với ai, bạn không cảm thấy tình thương dành cho nó và ngược lại. Đó là dấu hiệu hai trạng thái này của tâm thức ngược lại với nhau, khai trừ lẫn nhau. Khi người ta chọn một loại tâm thái nào, những cái khác yếu đi một cách hoàn toàn tự nhiên. Thế nên khi người ta gắn bó với tình thương và lòng tốt, người ta phát triển mặt tích cực của tư tưởng, và cái đối ngịch với nó dần biến mất. Đó là những chứng cớ chứng tỏ rằng những nguồn mạch của khổ có thể dần dần khô cạn. Sau khi tắt hết mọi nguyên nhân của khổ, đó là sự diệt độ thực sự, sự giải thoát tối hậu, sự thanh bình đích thực miên viễn, sự cứu độ : đó là cái thứ ba của Bốn Chân lý Cao cả.

Đâu là con đường người ta cần mượn, người ta thực hành thế nào để đạt đến đó ? Những bất toàn chủ yếu đến từ tâm thức chúng ta, cũng chính từ tâm thức mà cái nghịch lại sẽ đến. Vậy thì, nếu quan trọng là khám phá cách thế hiện hữu rốt ráo của tất cả hiện tượng, thì cách thế nền tảng tối hậu của tâm thức sẽ là sự quan tâm hàng đầu của chúng ta.

Cần phải tìm hiểu nó một cách mới mẻ, trực tiếp, hoàn toàn vượt khỏi nhị nguyên, giải mã bản tánh rốt ráo của nó, thực sự nó là gì ; đó là điều người ta gọi là Con đường của Cái Thấy (Kiến Đạo vị). Giai đoạn sau, người ta làm quen với cách thức tri giác này, và đó là Con đường của Thiền Định (Tu Tập vị).

Nhưng trong một thời gian đầu, người ta phải đạt đến chỗ làm an định tâm thức trong một trạng thái định gồm hai, bằng cách kết hợp định tâm và cái thấy xuyên thấu. Trên nguyên tắc, để có được một năng lực mạnh mẽ để thấu hiểu cái thật, cần thiết phải phát triển trước sự an định tâm thức này mà người ta gọi là “định”.

Đây là những giai đoạn của con đường (Chân Lý Cao Cả thứ tư), cho phép thành tựu, hiện thực hóa sự diệt dứt (Chân Lý Cao Cả thứ ba) và chấm dứt cho khổ đau và cho những nguồn gốc của chúng (Chân Lý Cao Cả thứ nhất và thứ nhì). Bốn chân lý này cấu thành toàn bộ tư tưởng và thực hành của đạo Phật.

Câu hỏi : Thoạt nhìn, hình như khó hòa giải nguyên lý Phật giáo về sự diệt dứt của ham muốn với tham vọng, được Tây phương xem như một phẩm tính đi đôi với ham muốn.

Trả lời : Có hai loại ham muốn, một thứ thì phi lý và đầy những kích thích bi thảm, trong khi nhờ vào cái kia mà các bạn nhận ra cái gì tốt như là tốt và các bạn cố gắng đạt đến nó. Cái sau thì đáng giá, vả lại chính nhờ nó mà người ta đi tìm chân lý dấn thân vào thực hành. Cũng thế, sự tìm kiếm tiến bộ vật chất cho điều tốt đẹp của nhân loại là đúng đắn.

SHARE:

Trả lời