Nhận dạng Bốn Tantra

SHARE:


MẬT THỪA TÂY TẠNG – Dịch và biên tập bởi Jeffrey Hopkins
Việt dịch: An Phong, Thiện Tri Thức

1. Ghi chú của người biên tập & Tạ ơn
2. I. TINH TÚY CỦA TANTRA bởi Tenzin Gyatso: Đức Dalai Lama thứ mười bốn
3. Tantra cho thực hành
4. Quy y
5. Tiểu thừa và Đại thừa
6. Kim Cương thừa
7. Tịnh Quang
8. Sự Vĩ Đại của Mật thừa
9. Làm sáng tỏ
10. Quán đảnh
11. II ĐẠI DIỄN GIẢI VỀ MẬT THỪA bởi Tsongkapa
12. Những Lý Do cho đức Tin
13. Những con đường đi đến Phật tánh
14. Kim Cương Thừa
15. Yoga Hóa thần Bổn tôn
16. Phương Tiện trong Bốn Tantra
17. Một Mục Tiêu
18. Nhận dạng Bốn Tantra
19. Chuẩn bị cho Mật thừa
20. III PHỤ LỤC
21. bởi Jeffrey Hopkins
22. Tánh Không
23. Chuyển hóa
24. Mục đích của Bốn Tantra
25. Những điểm tinh yếu
26. CHÚ THÍCH
27. THUẬT NGỮ

 Nhận dạng Bốn Tantra

Sự Giải Thích chi tiết về những 
Hình Thức đi vào Kim Cương thừa

Đoạn này có ba phần : con số những cổng vào Mật thừa, nhận dạng những đặc trưng tạo nên những cổng khác nhau và những cách thức tiến bộ trên những con đường có những đặc trưng ấy.

Con số những Cổng vào Mật thừa

Chương thứ mười ba của Vajpanjara nói :

Những Tantra Hoạt Động để cho những người hạng thấp.
Yoga không có những hoạt động để cho những người ở 
trên họ.
Yoga cao cấp để cho những người cao cấp.
Yoga Tối Thượng để cho những người ở trên họ.

Về những người tu hành của Kim Cương thừa, có bốn bộ tantra được nêu lên cho những người thấp, những người trung bình ở trên những người này, những người cao cấp và những người tối cao ở trên những người cao cấp. Như thế, có bốn cổng vào theo quan điểm của bốn bộ tantra.

Cũng thế, Đi vào Ý Nghĩa của những Tantra Tối Thượng của Shraddhakaravarma giải thích, ‘Có bốn đường lối để đi vào Thừa Mật Chú, Thừa Quả, Thừa Kim Cương. Chúng thường được biết là những Tantra Hoạt động, Thực Hiện, Yoga và Yoga Tối Thượng.

Nhận dạng những Đặc Trưng tạo nên 
những Cổng Khác Nhau vào Kim Cương thừa

Đoạn này có một câu hỏi và một trả lời.

Câu hỏi về những Đặc Trưng tạo nên
những Cổng Khác Nhau vào Kim Cương thừa

Những cổng vào Mật thừa, chúng là những cấp độ khác nhau trong những bộ tantra theo quan điểm về những người tu hành thấp hơn và cao hơn, không thể được ấn định theo những mục tiêu ý định hay những chứng đắc thấp hơn và cao hơn. Với tất cả những người đi vào Kim Cương thừa không có sự khác biệt trong sự phát tâm Đại thừa, tìm kiếm giác ngộ tối thượng (như sự chứng đắc của họ) vì lợi lạc cho tất cả chúng sanh (những mục tiêu ý định của họ). Lại nữa, những khác biệt giữa những cổng vào Đại thừa không tùy thuộc vào sự khác biệt của chúng trong những con đường tổng quát của chúng được sử dụng như những nguyên nhân chính cho sự đạt được Hai Thân. Vì chúng giống nhau trong việc Pháp thân được đạt đến qua trí huệ nhận biết vô tự tánh, và chúng cũng giống nhau một cách tổng quát trong việc một Sắc thân được thành tựu qua sự trau dồi yoga hóa thần. Từ đó, chúng đều là một thừa được gọi là Kim Cương thừa.

Nếu những thừa cá biệt hay những cổng vào cá biệt chúng là cấp độ khác nhau trong những bộ tantra có thể ấn định chỉ qua sự có mặt của nhiều thuộc tính con đường khác nhau như những yoga hóa thần khác nhau, thì cũng phải có nhiều thừa khác biệt trong chỉ một loại những Tantra Yoga Tối Thượng. Cũng phải có nhiều cổng vào của những bộ tantra khác biệt chỉ trong một Tantra Yoga Tối Thượng như Guhyasamaja, vì Toát Yếu những Kim Cương Trí Huệ (một giải thích về Guhya-samaja) nói rằng có năm loại người, thấp hơn và cao hơn – hoa sen, trầm hương (hoa sen trắng, utpala và ngọc).

Bởi thế, cần giải thích tại sao bốn cổng vào Mật thừa được trình bày như những bộ tantra khác biệt theo quan điểm về những người tu hành thấp hơn và cao hơn.

Trả lời

Đoạn này có hai phần, sự sai lầm trong những trả lời của những người khác và trả lời của chính chúng ta.

Sự sai lầm trong những trả lời 
của những người khác về những đặc trưng 
tạo nên những cổng khác biệt vào Kim Cương thừa

Một số lama Tây Tạng nói rằng bốn bộ tantra được dạy để phù hợp với bốn dòng trong những nhà Tirthika : những người tham muốn theo Ishvara, những người thù ghét theo Vishnu, những người ngu si theo Brahma, và những người bất định nắm lấy những học thuyết của bất cứ ai họ gặp. Theo thứ tự, họ được dạy Yoga Tối Thượng, Thực Hiện, Hoạt động và Yoga. Vài lama Tây Tạng nói rằng Anandagarbha, Rap-jor-kyang v.v… chấp nhận điều này theo Toát Yếu những Nguyên Lý.

Tuy nhiên, dù điều này được giải thích với ý nghĩa có những tỷ dụ về những loại người phù hợp với những tantra đó, điều ấy cũng không thể nhận dạng những đặc trưng khác biệt của những người đi vào Mật thừa qua bốn bộ tantra. Đấy là vì một số người của cả bốn loại được điêu luyện do mỗi cái của những tantra này.

Sẽ rất vô lý khi xác nhận rằng những người đó được xem như là những người tu hành chủ yếu của những bộ tantra này. Bởi vì những người tu hành chủ yếu của Mật thừa là những người cao cấp trong số những hành giả đi vào giáo lý của bậc Điều Ngự, họ không phải đã có một tà kiến trước khi vào Mật thừa. Cũng vậy, sẽ là sai lầm khi nói rằng những người trước tiên dấn thân vào cái đúng thay vì những giáo điều tà vạy lại không phải là những người tu hành chủ yếu của những tantra này.

Hơn nữa, đấy không phải là sự xác nhận của đạo sư Anandagarbha. Ngài tuyên bố rõ ràng rằng những người thích Tantra Vishnu được dạy qua những đoạn bản văn của Yoga Tối Thượng về những công hạnh của tham muốn.

Hoàn toàn vô lý khi nói rằng sự trình bày của Yoga Tối Thượng được dạy cho những người tu hành này (những người tham muốn theo Ishvara) đến từ Toát Yếu những Nguyên Lý. Có vẻ những lama này chỉ nhấn mạnh điều này, rút ra những kết luận (không đúng) từ (lời dạy) rằng bốn phần của Toát Yếu những Nguyên Lý được dạy cho những người có những phiền não tham, sân… Như thế, một nguồn gốc vững chắc (của lý thuyết cho rằng bốn tantra được dạy cho bốn dòng của những nhà Tirthika) không tìm thấy được.

Cũng như có một số lama Tây Tạng nói rằng bốn bộ tantra được trình bày từ quan điểm bốn nghi lễ khác nhau về sự phát sanh hóa thần bổn tôn phù hợp với bốn trường phái về học thuyết. Họ giải thích rằng Nagarjuna Cao Cả và những đứa con của ngài và Jnanapada với những đệ tử cũng xác nhận như vậy theo như cuốn Toát Yếu những Kim Cương Trí Huệ. Có vẻ vì những đạo sư này theo Tantra Guhyasamaja mà các lama rút ra kết luận (không đúng) từ lời dạy trong cuốn giải thích về tantra này là Toát Yếu những Kim Cương Trí Huệ, rằng trong những Tantra Hoạt Động không có sự kiêu hãnh xem chính mình là một hóa thần bổn tôn và không có cái lạc của một sinh thể trí huệ. Như thế, không có căn cứ nào được tìm thấy cho sự so sánh với bốn trường phái về học thuyết. Ngay dù (người ta tưởng tượng sai lầm) một liên hệ giữa Độc Giác và những nghi lễ của phát sanh trong Tantra Yoga, thì Độc Giác cũng không phải là một bộ phận phân chia của bốn trường phái học thuyết (Vaibhashika, Sautrantika, Chittamatra và Madhyamika). Lại nữa, tôi sẽ giải thích về sau (trong chương Tantra Hoạt Động) rằng đoạn văn trong Toát Yếu những Kim Cương Trí Huệ không có nghĩa là không có sự phát sanh chính mình như là một hóa thần bổn tôn trong những Tantra Hoạt Động (nhưng lại có một số loại người tu hành Tantra Hoạt Động sợ hãi và khủng khiếp sự trau dồi nhất tâm về yoga hóa thần). Bởi thế, sự trình bày này là sai lầm.

Rồi thì, Alamkakalasha xác nhận (trong Bình Giải về Tantra Tràng Kim Cương của ngài) rằng những Bà la môn được dạy cho Tantra Hoạt Động và người thuộc giai cấp vương giả (kshatriya) được dạy Tantra Yoga. Những người giai cấp buôn bán (vaishya) mà tham sân ít nhưng si mê thì cực kỳ lớn và những người tin vào Vishnu được dạy Tantra Thực Hiện. Những người giai cấp buôn bán mà tham sân thì lớn nhưng si thì ít được dạy Tantra Yoga như Guhyasamaja (nó thật ra là một Tantra Yoga Tối Thượng). Những người thuộc về giai cấp tôi tớ (shudra) tham sân thì lớn nhất và si thì ít nhất được dạy những tantra mẹ như là Tantra Samvara Nhỏ (Laghusamvara).

Nếu Alamkakalasha đề nghị cách suy nghĩ như vậy là có một tương đồng giữa những người tu hành của bốn loại tantra với bốn giai cấp, thì điều ấy không bao trùm những đặc trưng khác biệt của những người đi vào Mật thừa qua bốn bộ tantra. Nếu xác nhận rằng bốn giai cấp là dành cho bốn bộ tantra, điều này tỏ ra sai lầm bởi vì nó không bao giờ xác định và không rõ ràng. Chẳng hạn là những hóa thần của yếu tố kim cương (được dạy trong Toát Yếu những Nguyên Lý) được giải thích có những đặc trưng tương hợp với những nhà vua và quần thần tùy tùng, nó cũng không chứng tỏ được những người tu hành (của Tantra Yoga) là những phần tử của giai cấp vương giả.

Tổng quát, những người tu hành chủ yếu của Đại thừa phải có lòng bi mạnh mẽ. Và đặc biệt, những người tu hành của Yoga Tantra Tối Thượng mong muốn đạt đến Phật tánh cực kỳ nhanh chóng để thành tựu lợi lạc cho những người khác nhờ vào bản thân họ được tác động cao độ bởi đại bi. Bởi thế, thật vô lý khi đề xuất rằng họ phải có rất nhiều sân hận.

Sự trả lời của chúng ta về những Đặc Trưng 
tạo nên những cổng khác biệt vào Kim Cương thừa

Sự trình bày bốn cổng khác nhau để vào Mật thừa theo bốn bộ tantra không có nghĩa chúng là những thừa khác nhau và sự trình bày không chỉ do có những đặc trưng khác biệt của con đường như là con đường yoga hóa thần. Hơn nữa, bởi vì những người tu hành chủ yếu trong Kim Cương thừa là thuộc về bốn loại rất khác biệt, mà bốn cổng vào được ấn định.

Những đặc trưng của những người tu hành xảy ra trong hai lối : bốn cách khác nhau để dùng tham muốn đối với những thuộc tính của cõi dục trong con đường và bốn cấp độ khả năng mà nhờ chúng tánh Không và những yoga hóa thần dùng tham muốn trong con đường được phát sanh trong dòng tâm thức. Về những lối này, lối thứ nhất được nêu ra trong chương thứ ba của phần thứ sáu của Tantra Samputa :

Bốn cách cười cợt, nhìn ngắm
Nắm tay và ôm nhau
Hiện hữu như bốn tantra
Theo cách những côn trùng.

Tantra Hevajra cũng trình bày tương tự. Những Chương về những Giáo Huấn Tinh Yếu của Abhayakara giải thích đoạn này trong Tantra Samputa theo tantra con đường chứ không theo tantra bản văn ; tuy nhiên cuốn Những Chương của ngài, bình giải về chương thứ nhất của phần thứ bảy, giải thích nó theo tantra bản văn trong khi Viryavajra giải thích nó theo bốn bộ tantra trong cuốn Bình Giải về Tantra Samputa. Chương thứ mười một của Trang Hoàng Tantra Yếu Tính Kim Cương sau khi nêu lên nhiều loại tantra về tham muốn trong những tantra phương tiện, nói :

Điều này tỏ bày những phần tantra
Qua sự ôm nhau.
Tương tự, biết chúng qua
Nắm tay, cười cợt và nhìn ngắm.

Nói về những tantra như những vật truyền thông (bản văn), đoạn trên chỉ ra sự khác biệt giữa bốn bộ tantra. Như thế, những bộ tantra cũng được gọi là : những tantra nhìn ngắm (Hoạt Động), cười cợt (Thực Hiện), nắm tay hay ôm ấp (Yoga), và kết hợp thành một (Yoga Tối Thượng).

Như đã giải thích ở trước, nguyên nhân đặc biệt của một Sắc thân là yoga hóa thần, nó là phương tiện chính. Những phương tiện hoạt động như những cái nâng cao cho trí huệ nhận biết tánh Không là hệ thống của cả hai thừa trong Đại thừa. Đi vào Bồ Tát Hạnh (IX.I) của Shantideva nói :
Bậc Hàng Phục nói rằng tất cả các
Nhánh này là để cho trí huệ.

Cách mà con đường trí huệ được nâng cao qua yoga hóa thần là như vầy : Phương tiện đặc biệt và trí huệ đặc biệt là một yoga hóa thần, nó là hình tướng của một hóa thần được chọn lựa làm bổn tôn trong hình dáng một sự kết hợp của cha và mẹ. Dù Yoga Tối Thượng có nhiều đặc trưng độc đáo trong con đường của nó, nó được gọi là ‘tantra kết hợp của hai’ chính là từ quan điểm này, và trong những tantra ấy có nhiều cái diễn tả các hóa thần trong hình dáng kết hợp. Từ cách tiếp cận này, người ta dùng tham muốn trong con đường và phát triển cái thiết yếu của sự gặp gỡ và ở cùng nhau của hai tâm giác ngộ.(11) Dựa vào đó, sự nhận biết tánh Không được nâng cao.

Bởi vì những tantra cấp thấp thiếu phương tiện đặc biệt sử dụng tham muốn vào con đường như thế này, trong bảy nhánh(12) thì nhánh kết hợp không được dạy trong ba tantra cấp thấp. Lại nữa, bởi vì ba tantra cấp thấp có dùng sự vui vẻ khởi từ sự cười cợt, nhìn nắm và nắm tay hay ôm ấp trong con đường, một cách tổng quát chúng có sử dụng tham muốn đối với những thuộc tính của cõi dục trong con đường. Chương thứ hai mươi lăm của Những Chương của Abhayakara nói, ‘Những Tantra Hoạt Động, Thực Hiện, Yoga và Yoga Tối Thượng đều được biểu trưng bằng cười cợt, nhìn ngắm, ôm ấp hay nắm tay, và kết hợp của hai. Như thế, trong một số Tantra Hoạt động… phương cách nhờ đó tham muốn của hóa thần nam và hóa thần nữ – Phương Tiện và Trí Huệ – được biểu lộ là nhìn ngắm ; trong một số (các Tantra Thực Hiện) là mỉm cười ; trong một số (các Tantra Yoga) là cầm tay ; trong một số (các Tantra Yoga) là ôm ấp ; trong một số (các Tantra Yoga Tối Thượng) là hợp nhất hai cái.’ Cũng thế, chương ba của phần tiếp theo Tantra Hevajra nói :

Qua cười cợt nhìn ngắm,
Ôm ấp và hợp nhất
Những tantra bốn loại.

Về điều này, Bình Giải về những Điểm Khó của Tantra Hevajra của Ratnakarashati nói, ‘ “Bốn” nghĩa là những Tantra Hoạt Động, Thực Hiện, Yoga và Yoga Tối Thượng chúng được xiển minh bằng cười cợt, nhìn ngắm, ôm ấp và hợp nhất hai bên. Như thế, trong một số Tantra Hoạt Động… có sự mỉm cười chỉ ra sự tham muốn của hóa thần nam và hóa thần nữ, Phương Tiện và Trí Huệ ; trong một số, hợp nhất hai cái.’

Khi ngài nói ‘Những thần nhìn ngắm’ điều này nghĩa là, như trong trường hợp cười cợt…, những người nhìn ngắm là những hóa thần. Đâu là tác dụng của nhìn ngắm v.v… ? Chúng là những phương cách nhờ đó những tham muốn của Trí Huệ và Phương Tiện được bày tỏ ; hóa thần nam và hóa thần nữ bày tỏ tham muốn nhau trong những cách ấy. Hơn nữa, bởi vì những hóa thần – Vairochana, Lochana và v.v… – không bao giờ có tham muốn, ở đây người ta phải áp dụng điều ấy cho những hành giả họ mang lấy sự kiêu hãnh chính mình là những hóa thần ấy. Ở điểm này, ý nghĩa là những người tu hành của các bộ tantra dùng tham muốn, như trong khi nhìn ngắm, trong con đường. Bởi thế, nếu những sự bày tỏ trong những Tantra Hoạt Động, Thực hIện, Yoga và Yoga Tối Thượng của những hóa thần nam và nữ như nhìn nhau… không được áp dụng cho những người tu hành, người ta không thể nhận dạng những người tu hành khác nhau của các Tantra từ quan điểm này.

Hơn nữa, không chỉ có cười cợt, nhìn ngắm… được nêu lên trong Yoga Tối Thượng (như một cách để nhận dạng bốn tantra), mà chúng còn là những tỷ dụ cá biệt trong những bộ tantra cấp thấp. Nghi Thức Chi Tiết của Amoghapasha (một Tantra Hoạt Động) nói, ‘Bậc Chí Tôn đối diện với Bhrukuti.’ Lại nữa, ‘Ngài đưa mắt về phía phải nhìn nữ thần Tara, từ tốn và cúi xuống, (thực hiện) ấn(13) của sự ban cho cái tối thượng. Bên phía trái Sundari của Liên Hoa bộ, thuận theo những cách của Mật Chú, hướng mắt vào Amoghapasha.’ Vairochanabhi-sambodhi (một tantra Thực Hiện) nói :

Về bên phải, nữ hóa thần có tên
Là Buddhalochana, với
Một khuôn mặt mỉm cười nhẹ nhàng.
Với một vòng hào quang hơn sải tay
Thân thể không gì sánh của ngài tuyệt vời trong sáng,
Ngài là phối ngẫu của Shakyamuni.

Và :

Vẽ ra một Avalokiteshvara,
Như một vỏ ốc tù và, một hoa lài và một vầng trăng,
Người anh hùng, ngồi trên một hoa sen trắng
Trên đầu ngài Amitabha ngồi
Khuôn mặt ngài mỉm cười kỳ diệu.
Bên phải ngài là nữ thần
Có tên là Tara, ban cho
Hạnh phúc và làm tiêu tan sợ hãi.

Vajrashekhara (một Tantra Yoga) nói :

Móc quanh hông, cái kim cương
Nữ thần làm vang tiếng. Bên cạnh ngài
Nữ thần của ngài xoay đầu
Nhìn chăm chú và mỉm cười
Bà nắm lấy bàn tay của bậc Chí Tôn.

Paramadya (một Tantra Yoga) nói :

Bên kia là Mahavajra
Cầm một cây cung đưa lên.
Cánh tay kiêu hãnh đang ôm của ngài giơ lên
Một ngọn cờ chiến thắng
(Trang hoàng) bằng những thủy quái.

Đây chỉ là những minh họa (cho sự nhìn ngắm, v.v…). hành giả phát sanh chính mình như hóa thần thích hợp và dùng vào con đường cái hỷ lạc khởi sanh từ sự tham muốn lẫn nhau của các ngài, như sự nhìn ngắm nhau của các ngài.

Trong những bộ tantra cấp thấp điều này không xảy ra với sự tuân thủ một Ấn bên ngoài (một phối ngẫu hiện thực), và ngay trong bộ tantra cao nhất (Yoga Tối Thượng), cũng không có dạy rằng điều ấy được làm (trong những tantra cấp thấp) ; bởi thế, những cái ấy phải được hiểu là những nữ hóa thần được thiền định, như là Lochana.

Căn cứ trên tư tưởng rằng những người tu hành năng lực kém không thể sử dụng tham muốn lớn vào con đường, tham muốn được dạy để sử dụng trong con đường trong những giai đoạn bắt đầu với những cái nhỏ. Như sẽ giải thích, rõ ràng khi yoga hóa thần đã trở nên vững chắc và định về tánh Không đã đạt được, người ta biết về một nữ thần, như Lochana, ngài thuộc về dòng riêng của hành giả, và rồi dùng (tham muốn trong con đường bằng cách nhìn ngắm v.v…). Bình Giải về tantra Samputa của Viryavajra nói :

Bản văn nói, ‘Cười, nhìn, cầm tay.’ Điều này nghĩa là trong âm thanh tiếng cười, cái lạc vô niệm được phát sanh ; hay nó được phát sanh từ nhìn ngắm thân thể, từ sự xúc chạm của cầm tay và ôm ấp của hai vị ; hay từ xúc chạm (của hợp nhất). ‘Theo cách của những côn trùng’ để chỉ đại lạc vô nhiễm và tánh Không ; đúng như một côn trùng được phát sanh từ gỗ và rồi ăn chính gỗ, cũng thế định được phát sanh từ lạc (dựa vào tham muốn) và được trau dồi như là tánh Không (trong đó tham muốn được tiêu hủy).

Chương thứ hai mươi ba trong Những Chương của Abhayakara nói, ‘Một tantra của sự cười cợt thì chẳng hạn giống như cái lạc của (cõi trời được gọi là) “Thích Biến Hóa”.’ Những ghi nhận như thế chỉ kể ra những vị trời như là kiểu mẫu ; chúng không dạy rằng những vị trời này là những người tu hành chủ yếu của các bộ tantra.

Dù điều này không chắc chắn cho tất cả những người tin vào Kim Cương thừa và những người trau dồi vài phương diện của những con đường của nó, những người tu hành chủ yếu ban đầu đi vào Kim Cương thừa là thuộc về cõi dục, và một cách tổng quát họ tin vào sự tìm kiếm giác ngộ chỉ qua sự sử dụng trong con đường tham muốn đối với những thuộc tính cõi dục của một Tri Thức Nữ. Yoga Tối Thượng dạy dùng tham muốn của cười cợt v.v… vào con đường với cả hai loại Tri Thức Nữ hiện thực và do thiền định, nhưng trong ba tantra cấp thấp chỉ có sự vui sướng khi theo những thuộc tính cõi dục của riêng Tri Thức Nữ Trí Huệ là được phép sử dụng trong con đường. Bởi vì trong những Tantra Yoga ngay cả sự tham thiền về một kết hợp của những bộ phận là không thích hợp, niềm vui căn cứ trên loại xúc chạm khác – nắm tay hay ôm ấp – được dùng trong con đường. Niềm vui khởi sanh dựa vào sự chiêm nghiệm cười cợt và nhìn ngắm – nhưng không xúc chạm – thì được dùng trong con đường trong các tantra Thực Hiện và Hoạt Động. Những ý nghĩa của những tên của bốn bộ tantra, được chỉ ra trong Yoga Tối Thượng (như những tantra của sự nhìn ngắm, cười cợt, nắm tay hay ôm ấp, và sự hợp nhất) thì được giải thích bởi những phân biệt này, và như thế những khác biệt của những người tu hành của bốn bộ tantra và những con đường được chỉ rõ.

Bây giờ tôi sẽ giải thích sự xác định những tên của bốn bộ tantra theo sự việc như thế nào những tên này được biết một cách chung nhau trong những bộ tantra cấp thấp và cao hơn (như là Hoạt Động, Thực Hiện, Yoga và Yoga Tối Thượng) và nhờ đó sẽ giải thích sự khác biệt của những người tu hành theo chúng. Phương cách để dùng những thuộc tính này của cõi dục trong con đường là tánh Không và những yoga hóa thần. Những người nhờ đến một số rất nhiều những hoạt động bên ngoài để hiện thực hóa hai yoga này là những người tu hành của những Tantra Hoạt động. Những người quân bình những hoạt động bên ngoài của họ và định bên trong mà không dùng rất nhiều hoạt động là những người tu hành những Tantra Thực Hiện. Những người chủ yếu dựa vào định và nhờ đến chỉ một ít hoạt động bên ngoài là những người tu hành của những Tantra Yoga. Những người không dựa vào những hoạt động bên ngoài có thể làm phát sanh yoga không gì cao hơn là những người tu hành của những Tantra Tối Thượng.

Sự giải thích này về những người tu hành được làm theo ý nghĩa của những tên (của bốn bộ tantra). Những Tantra Hoạt Động được gọi như thế bởi vì những hoạt động nổi trội. Những Tantra Thực Hiện được gọi như thế bởi vì những hoạt động và định được thực hiện ngang nhau. Những Tantra Yoga được gọi như thế bởi vì yoga bên trong là rất chủ yếu. Những Tantra Yoga Tối Thượng được gọi như thế bởi vì không có yoga nào cao hơn.

Những tên của bốn bộ tantra được giải thích như vậy theo những người tu hành chủ yếu của chúng, họ đi vào con đường, nhưng không có chắc chắn (rằng mọi người tu hành sẽ thích hợp). Vì, Ananadagarbha giải thích trong Soi Sáng ‘Toát Yếu của những Nguyên Lý’ rằng phần tiếp theo của phần tiếp theo của Toát Yếu của những Nguyên Lý được nêu ra cho những người sợ hãi và kinh khiếp do tu hành (yoga hóa thần). Cũng như, dù những người tu hành trong tổng quát thích thú nhiều hay ít những hoạt động bên ngoài và sự trau dồi yoga, có những trường hợp thích thú một con đường lại không phù hợp với khả năng của một người ; như thế, những người tu hành chủ yếu của bốn bộ tantra không thể được nhận dạng qua sự thích thú. Bởi thế, cần hiểu rằng những giải thích về những người tu hành chủ yếu của chúng như là dựa trên hay không dựa trên nhiều hay ít những hoạt động bên ngoài và v.v… là đúng.

Ngọn Đèn cho Ba Thể Thức của Tripitakamala nói :

Nhờ sức mạnh của những tiềm năng được duyên thành trong đời trước, một số người không thể đạt đến sự quân bình của tâm thức mà không có một nơi trong rừng xa cách người đời, hay không có những hoạt động như tắm, vẽ mạn đà la, cúng, đốt đồ cúng, khổ hạnh và trì tụng thần chú. Như thế, những Tantra Hoạt Động được dạy cho họ. Lại nữa, có những người tâm thức họ hướng đến tánh Như và qua sức mạnh của niềm tin họ hoàn thành trí huệ nhờ những hoạt động bậc Thiện Thệ nêu ra. Họ dựa vào những hoạt động, và vì họ những Tantra Căn bản không có quá nhiều ngành hoạt động được nêu ra.

‘Những tantra Căn Bản’ là cái tương tự của những Tantra Thực Hiện.

Những Tantra được quy định là Hoạt Động nếu chúng dạy một cách nổi trội những hoạt động bên ngoài dù cho chúng chứa đựng định bên trong. Lời Bình Giải về Vairochanabhisambodhi của Buddhaguhya nói, ‘Những Tantra Hoạt Động chủ yếu liên hệ với những thực hành bên ngoài, nhưng những thực hành bên trong không phải là vắng mặt.’ Cũng thế, Bình Giải về Đúc Kết của Tantra Hevajra của Vajragarbha giải thích rằng (những tantra được nói cho) những người có ít khả năng thiền định về tánh Như(14) mà chủ yếu tham dự vào những hoạt động bên ngoài là những Tantra Hoạt Động.

Những Tantra được quy định là Thực Hiện nếu chúng dạy định bên trong và những hoạt động bên ngoài một cách ngang nhau. Lời Bình Giải về Vairochanabhisambodhi của Buddhaguhya nói, ‘Mặc dù tantra này là một Tantra Thực Hiện chủ yếu bao gồm phương tiện và trí huệ, nó cũng dạy thực hành những hoạt động để thích hợp với những chúng sanh lưu lạc họ là những người tu hành có khuynh hướng về những hoạt động. Bởi thế, nó được chỉ dạy và biết như một Tantra Hoạt Động hay một Tantra Cả Hai (Tantra Thực Hiện).’ Trang Hoàng cho Tantra Yếu Tính Kim Cương cũng đề cập đến ‘Tantra Cả Hai’ khi nói, ‘những Tantra Hoạt Động, Cả Hai và Yoga.’

Ngọn Đèn cho Ba Thể Thức của Tripitakamala nói, ‘Những người khác chỉ quan tâm vào thiền định về tánh Như bất nhị và chủ yếu dấn thân vào yoga bởi vì họ xem những nhóm có nhiều hoạt động là phóng dật. Để cho họ, những Tantra Thực Hiện chỉ dạy phụ một ít ngành hoạt động được nêu ra.’ Ở đây, ‘những Tantra Thực Hiện’ nghĩa là những Tantra Yoga.

SHARE:

Trả lời