Các vị Bồ tát trong pháp hội

SHARE:


KINH VIÊN GIÁC LƯỢC GIẢNG
Đại Phương Quảng Viên Giác Liễu Nghĩa Kinh
Đời Đường, nước Kế Tần, Sa Môn Phật Đà Đa La dịch
ĐƯƠNG ĐẠO
THIỆN TRI THỨC 2015

1. Phần mở đầu
2. Các vị Bồ tát trong pháp hội
3. CHƯƠNG BỒ TÁT VĂN THÙ
4. CHƯƠNG BỒ TÁT PHỔ HIỀN
5. CHƯƠNG BỒ TÁT PHỔ NHÃN
6. CHƯƠNG BỒ TÁT KIM CƯƠNG TẠNG
7. CHƯƠNG BỒ TÁT DI LẶC
8. CHƯƠNG BỒ TÁT THANH TỊNH HUỆ
9. CHƯƠNG BỒ TÁT OAI ĐỨC TỰ TẠI
10. CHƯƠNG BỒ TÁT BIỆN ÂM
11. CHƯƠNG BỒ TÁT TỊNH CÁC NGHIỆP CHƯỚNG
12. CHƯƠNG BỒ TÁT PHỔ GIÁC
13. CHƯƠNG BỒ TÁT VIÊN GIÁC
14. CHƯƠNG BỒ TÁT HIỀN THIỆN THỦ

Danh hiệu các vị ấy là: Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Phổ Nhãn, Bồ tát Kim Cương Tạng, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Thanh Tịnh Huệ, Bồ Tát Oai Đức Tự Tại, Bồ tát Biện Âm, Bồ tát Tịnh Các Nghiệp Chướng, Bồ tát Phổ Giác, Bồ tát Viên Giác, Bồ tát Hiền Thiện Thủ… đều là bậc thượng thủ, cùng các quyến thuộc, đều trong chánh định, đồng trụ pháp hội bình đẳng của Như Lai.

Danh hiệu các vị Bồ tát nói lên hạnh đức của các ngài. Danh hiệu ấy chỉ ra cái hạnh tu để tương ứng và thể nhập tánh Viên Giác, và khi thành tựu trong tánh Viên Giác, danh hiệu ấy cũng nêu lên một khía cạnh, một đức tính của tánh Viên Giác.
Ví dụ như Bồ tát Phổ Nhãn tu hành do sự quan sát bằng mắt để thấy tánh Viên Giác, và khi thành tựu, danh hiệu Phổ Nhãn có nghĩa là ‘con mắt thấy khắp’ cũng có nghĩa là một đức tính của Viên Giác vậy.
Các vị đồng trụ pháp hội bình đẳng của Như Lai, nghĩa là cùng trụ trong pháp tánh Viên Giác, thị hiện thưa hỏi về bản tánh Viên Giác mà chúng sanh đều có và đều ở trong đó, khiến chúng sanh được Khai Thị Ngộ Nhập. Trước tiên thưa hỏi cái Nền tảng căn bản để y cứ vào đó mà tu hành, đến những gì lầm lạc làm chướng ngại khiến chúng sanh không thấy và không sống được, cho đến những tật bệnh khiến chúng ta cách ngăn càng lúc càng nhiều với Viên Giác. Tất cả những lời thưa hỏi đều là tâm đại bi nơi các Ngài, để chỉ rõ Con đường và những chướng ngại cho tất cả chúng sanh đời sau.

SHARE:

Trả lời