Thuật ngữ & chú thích

SHARE:


ĐẠI TOÀN THIỆN TỰ NHIÊN Thiền Tây Tạng và những Bài Ca Kim Cương
Tác Giả: NYOSHUL KHENPO
Nguyễn An Cư dịch N.X.B Thiện Tri Thức, 1999

1. Lời nói đầu của Nhà Xuất Bản
2. Mở Đầu Tự Do và Thong Dong Một Bài Ca Kim Cương Tự Phát Thượng tọa Lama Gendun Rinpoche
3. Một kẻ lang thang chứng ngộ: Một phác họa tiểu sử
4. Phật Pháp Căn Bản: Một thuyết giảng ở Vương quốc Bhutan
5. Bạn là Đại Toàn Thiện: Một lời dạy về Bồ đề tâm Tương đối và Tuyệt đối vào dịp Ẩn cư hai tháng ở Hoa Kỳ
6. Nền Tảng, Con Đường và Quả: Những chỉ dạy Bản Tánh-Tâm về Tri Kiến, Thiền Định và Hành Động của Dzogchen, Đại Toàn Thiện Vốn Sẵn Đủ
7. Đại Toàn Thiện và Phật giáo Tây Tạng: Một giảng dạy ở Cambridge, Masschusetts Bài Ca và Bình Giải
8. Tấm Gương của những Điểm Thiết Yếu: Một bức thơ Tán Thán tánh Không, từ Khenpo Jamyang Dorje cho Mẹ ngài
9. Bình Giải của Khenpo về “Tấm Gương của những Điểm Thiết Yếu: Một bức thơ tán thán tánh Không”
10. Tấm Gương Kim Cương của Tỉnh Giác: Một bài ca tự phát
11. Bài ca Kim Cương của Chỗ Ẩn Tu Công Viên Nai
12. Bài ca Như Huyễn: Lá Thơ Giáo Huấn của Khenpo Jamyang Dorje gởi cho các đệ tử
13. Một Bài Ca Ngẫu Phát cho Damchư Zangmo: Tâm Yếu Thiêng Liêng của Những Giáo Huấn Cốt Lõi
14. Ý Nghĩa Thiết Yếu
15. Lịch Sử Dòng Đại Toàn Thiện của Nyoshul Khenpo
16. Thuật ngữ & chú thích

Thuật ngữ

alaya (TT kun shi)  Nền tảng của tất cả thức hay sem (tâm thức), nó phân biệt với rigpa – cái hiện diện thanh tịnh nguyên sơ, tánh giác bẩm sinh vốn sẵn đủ.

bodhicitta  Tâm của giác ngộ. Động lực vị tha đạt đến giác ngộ để làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Bồ đề tâm có hai phương diện : tuyệt đối và quy ước. Bồ đề tâm tuyệt đối là chân lý, tánh Không. Bồ đề tâm tương đối là từ và bi.

chakra  Vòng tròn, bánh xe. Những trung tâm năng lượng trong thân thể nối kết với nhau bằng kinh mạch trung ương.

Chenrezig  (Skt Avalokiteshvara) Bồ tát hiện thân của Đại Bi, tình thương và thiện cảm. Thường được dùng như một hóa thần bổn tôn để thiền định. Om Mani Padme Hung là thần chú của ngài.

chik charpa  Những hành giả đạt đến giác ngộ “tất cả trong một lần,” đồng thời và thình lình (Đốn Giác). Để phân biệt với rim gyipa, những người đạt đến chứng ngộ theo cách dần dần, cấp bậc (Tiệm Giác).

Chošd  Cắt đoạn cái ngã. Một hệ thống thiền định để cắt đoạn những gốc rễ của chấp ngã. Dòng bắt đầu từ thế kỷ thứ mười một, với Padampa Sangye và Machig Lapdron, một người nắm giữ dòng là nữ.

chonyi kyi gong  Chứng ngộ pháp giới tuyệt đối, hay Phật tánh.

dakini  Năng lực nữ tính thiêng liêng, nhân cách hóa như là những tantrika nữ ; gọi là “người đi trên trời,” họ giống như những thiện thần, thiên thần hay hóa thần. Nguyên lý dakini đưa vào những chuyển động vô cùng hay sự nhảy múa của tánh Không qua mọi hình tướng. “Mọi phụ nữ là dakini, mọi đàn ông là daka.”

dharmakaya  (Pháp thân) Thân chân lý của Phật. Phương diện tuyệt đối của Phật, biểu lộ như là tánh Không vô tướng và sáng ngời.

doha  Một bài ca kim cương tự phát, một bài ca giác ngộ, do những thiền sư trong một dòng khởi từ những thành tựu giả của Ấn Độ cổ thời.Dòng thực hành  Đường lối của các thiền giả hơn là đường lối của lý thuyết, học và học giả. Dòng của Milarepa.

Drimé Oser  Một danh hiệu của Longchenpa Rabjam, nghĩa đen là “những tia sáng không nhiễm.”

Dzogchen  Đại Toàn Thiện hay Đại Viên Mãn. Những giáo lý bất nhị của Phật giáo, thường được gọi là “cái thấy từ trên cao.” Nó ám chỉ đến Ati Yoga trong tiếng Sanskrit, và cũng được biết như Thừa Đỉnh hay Đại Hoàn Thành.

Emaho  Một thán từ để biểu lộ ngạc nhiên hay phấn khích ; có thể dịch là “kỳ diệu” hay “lạ lùng.”

guru yoga  Thực hành Kim Cương thừa sùng mộ và những ban phước cảm ứng để hòa lẫn với tâm của guru và chứng ngộ sự bất khả phân của mình với Phật tánh.

gyu  Dòng tâm thức ; dòng hiện sinh sâu xa của mỗi chúng ta.

kahma  Kahma ám chỉ tất cả những giáo lý và trao truyền qua những thế kỷ bởi dòng dài những thầy và đệ tử (xem ringyu). Nó ngược lại với dòng ngắn và trực tiếp của terma (xem nyegyu), những giáo lý của Guru Rinpoche và những bậc giác ngộ khác được khám phá lại.

Kangyur  Ba Tạng của Tây Tạng.

Khenpo  (Skt acharya) Một tu viện trưởng, người hướng dẫn hay giáo sư.

Kuntuzangpo  (Skt Samantabhadra, Phổ Hiền) Đây là bản tánh hay trạng thái của Phật tánh nguyên sơ, nó có nghĩa đen là “Trọn Vẹn Tốt,” một nhân cách hóa của bản tánh bổn nguyên thanh tịnh của chúng ta.

Lam Rim  Con đường giác ngộ tiệm tiến, được trình bày rộng rãi bởi Lama Tsong Khapa và những vị khác.

lingpa  Terton hay những đạo sư khám phá kho tàng. (xem terma)

Lojong  Tu hành tâm thức của Đại thừa. Nó ám chỉ sự mở rộng động lực cá nhân (tìm cầu hạnh phúc cho riêng mình) thành nguyện vọng cứu độ cho tất cả chúng sanh trong vũ trụ và làm nhẹ tất cả khổ đau.

Mahamudra  Đại Ấn. Nó ám chỉ bản thân thực tại tuyệt đối : mọi sự thực sự là thế nào. Nó cũng là tên của một dòng và truyền thống giáo lý.

Mahasandhi  Một danh từ thay thế của Đại Toàn Thiện hay Thừa Hoàn Thành ; tương đương với Maha Ati, Thừa Đỉnh.

mahasiddha  Đại thành tựu giả. Những môn đồ của thiền ; những hiền triết giác ngộ.

mantra  Thần chú. Những lời thiêng liêng của năng lực. Trì tụng, ca hát nó được dùng trong thiền định.

namkhai naljor  Yoga như hư không ; một thực hành thiền định của Đại Toàn Thiện hòa hợp tâm thức hữu hạn với tánh giác vô hạn như hư không.

namthar  Một tiểu sử tâm linh.

namtok  Tính ý niệm, tư tưởng diễn dịch ; nó ám chỉ tâm thức nhị nguyên và suy đoán phân biệt.Năm Trang Hoàng của Asanga  Năm đại luận mà pháp sư Ấn Độ Asanga nhận được trong một cách linh kiến từ đức Phật tương lai là Di Lặc (Maitreya). Chúng là : Madhyanta-vibhaga, Dharma-dharmata-vibhaga, Abhisamaya-alamkara, Mahayana-sutra-alamkara và Uttaratantra.

ngondro  Những thực hành căn bản và sơ khởi. Thực hành ngondro thường bao gồm hàng trăm ngàn lễ lạy, lời nguyện quy y và Bồ đề tâm, trì tụng thần chú tịnh hóa một trăm âm Vajrasattva, cúng dường mạn đà la và thực hành guru yoga. Thường được dùng như tu hành chuẩn bị cho thực hành tantra.

nirmanakaya  (TT tulku) hóa thân. Những hiện thân của Phật ở thế giới này, như Phật Thích Ca mâu Ni, đức Dalai Lama và những lama tái sanh khác.

nyegyu  Dòng ngắn và trực tiếp của terma từ Padmasambhava và các bậc giác ngộ khác. Những đạo sư này truyền những giáo lý một cách trực tiếp, qua những thân-trí huệ bất tử của các ngài, trong kinh nghiệm linh kiến, cho những terton hay những đạo sư khám phá và phát hiện những kho tàng giáo lý này.

Nyingthig, Longchen Nyingthig  Tinh túy tâm yếu của Longchenpa và Jigme Lingpa toàn giác, tinh chất của Đại Toàn Thiện bẩm sinh vốn sẵn. Đây là một sự trao truyền dòng chỉ dành cho một đệ tử vào một thời gian, hiếm khi cho một nhóm. Nó được xem là cực kỳ hiếm và quý.

nyongtri  giáo lý chứng nghiệm. Một truyền thống giáo lý trong đó sự hướng dẫn cá nhân được thầy ban cho khi kinh nghiệm thiền định của đệ tử phát triển. Ngược lại với chương trình tổng quát lý thuyết của những giáo lý trong sách hay những bài thuyết giảng.

quán đảnh  (Skt abhisheka ; Tây Tạng Wang ; nghĩa đen : xức dầu) Một lễ nghi trao truyền của Mật Thừa, trao quyền cho phép một đệ tử thực hành một sadhana riêng biệt của Kim Cương thừa.

rangjung yeshe  Trí huệ tánh giác tự sanh, tự nhiên hay sự tỉnh thức bổn nguyên nội tại trong bản chất chúng ta.

rigpa  Trí huệ hay sự tỉnh thức bẩm sinh vốn sẵn đủ ; sự hiện diện thanh tịnh ; hiện thể nguyên sơ.

rigpai tsel wang  Quán đảnh thứ tư, sự đưa vào bản tánh tuyệt đối của tâm trí huệ bẩm sinh, rigpa.

rigpai nelug  Trạng thái bổn nguyên, tự nhiên của tánh giác nguyên sơ ; cách thế đích thực của hiện thể.

Rimé  Dòng thực hành không bộ phái, một phong trào thế kỷ mười chín, do Jamgon Kongtrul và Jamyang Khyentse Wangpo ủng hộ, để bảo tồn và làm sống lại những giáo lý của nhiều trường phái khác nhau của Phật giáo Tây Tạng.

ringyu  Dòng dài của Đại Toàn Thiện. Nó truyền xuống từ Phật nguyên sơ Samantabhadra đến Dorje Sempa, Garab Dorje, Jampel Shenyen, Shri Simha, Jnanasutra, Vimalamitra và Padmasambhava, và gồm nhiều lama giác ngộ theo dấu chân của các ngài.

rupakaya  sắc thân. Thân sắc tướng của một vị Phật. Chân lý hay thực tại biểu lộ trong hình tướng, hơn là chỉ tánh Không vô tướng, sáng chói hay pháp thân.

rushen  Sự chia tách hay phân biệt sanh tử khỏi niết bàn – tâm thức nhị nguyên khỏi tánh giác-trí huệ bất nhị, trói buộc khỏi giải thoát. Một thực hành độc nhất trong những sơ khởi của Đại Toàn Thiện.

sadhana  Những bản văn nghi thức và những thiền định được hướng dẫn trong thực hành Kim Cương thừa.

samaya  Những lời thề hay cam kết trong thực hành Mật thừa.

sambhogakaya  báo thân. Thân thọ hưởng của một vị Phật. Sắc tướng thấy được mà chư Phật biểu lộ cho những người có tri giác thanh tịnh.

sarva mangalam  “Nguyện cho mọi sự đều hoàn toàn tốt lành.” Một lời cầu nguyện thông thường ở đầu hay cuối những bản văn Sanskrit.

sem  Tâm thức hữu hạn, nhị nguyên, hợp lý. Tâm thức diễn dịch, ý niệm.

semkye  Một từ để chỉ Bồ đề tâm trong tiếng Tây Tạng – nghĩa đen “phát sanh Bồ đề tâm” – sự nở hoa của lòng vô ngã đầy đủ trí huệ và đại bi.

semtri  Những giáo lý ‘bản tánh của tâm’ thiết yếu của Đại Toàn Thiện.

shamatha  Tập trung an định, dẫn đến tập trung nhất niệm.

shetri  Dòng giáo lý lý thuyết hoặc giải thích. (xem nyongtri)
shunyata  Giáo lý của Đại thừa nói rằng mọi sự đều trống không và rỗng rang trong bản chất, không có hiện hữu nội tại và riêng biệt (tánh Không).

Tangyur  Bộ sưu tập những bình giải của các đạo sư Ấn Độ.

tathagatagarbha  Như Lai tạng. Phật tánh bẩm sinh vốn sẵn đủ, phương diện tuyệt đối của Bồ đề tâm ; nó là rigpa, cốt lõi của kinh nghiệm và chứng ngộ của Đại Toàn Thiện.

tám dấu hiệu tốt lành  Tám biểu tượng truyền thống của sự tốt lành : một cái dù, một đôi cá vàng, một bình kho tàng, một bông sen, một vỏ ốc tù và xoắn về phía phải, một cái nơ không dứt, một ngọn cờ chiến thắng, một bánh xe Pháp.

terma  terma ám chỉ những giáo lý trước kia được cất giấu và được khám phá lại của dòng ngắn và trực tiếp (nyegyu) từ Padmasambhava và những bậc giác ngộ khác. Những đạo sư này truyền những giáo lý trực tiếp, qua những thân-trí huệ bất tử của các ngài, trong linh kiến, cho các terton (đạo sư khám phá kho tàng), họ khám phá và phát hiện những giáo lý này.

thanh tịnh nguyên sơ vô cùng  (TT kadak) Tri kiến Trekchod của Đại Toàn Thiện rằng tất cả là tự nhiên toàn thiện và trọn vẹn từ khởi thủy, không đòi hỏi phải cải thiện hay chuyển hóa.

thugdam  Thiền định Tịnh Quang, thường duy trì sau cái chết lâm sàng.

Togal  Siêu vượt (nghĩa đen : nhảy qua). Một thực hành trong các tantra Đại Toàn Thiện để thấy chân lý, còn bí mật hơn Trekchod.

Trekchod  Cắt đứt hay Nhìn thấu qua : thực hành tánh giác trần trụi chính yếu của Đại Toàn Thiện. Một thực hành bí mật trong giáo lý bất nhị và truyền thống thực hành của Đại Toàn Thiện.

tsalung yoga  Yoga nội của Kim Cương thừa gồm tsa – những nadi hay kinh mạch ; lung – prana, năng lực hay khí ; và tigle – lãnh vực của tâm thức hay bindu.

tulku  Sự xuất hóa của một bậc chứng ngộ, thường dùng để ám chỉ sự biểu lộ của một bồ tát hay tái sanh của một lama cao cấp đã chết.

tummo  Yoga nội nhiệt bí mật. Một cách dùng hơi thở, các luân xa, áng sáng bên trong và hơi nóng để đun nóng ‘nồi nấu’ thân thể và đạt đến giác ngộ.
vidyadhara  người nắm giữ tánh giác hay đạo sư rigpa.

Chú thích

1. Lòng.
2. Trung tâm lời nói.
3. Mysore, Ấn Độ.
4. Shedrub Tenpai Nyima là guru gốc của Nyoshul Khenpo.
5. Hai terton là đức Dudjom Rinpoche và đức Khyentse Rinpoche.
6. Ba cửa là thân, khẩu, ý hay thân, ngữ, tâm thức.
7. Năm tri giác ám chỉ những giáo huấn cốt lõi truyền miệng của Đại Toàn Thiện Men Ngag Nyengyud.
8. Ba loại niềm tin là niềm tin mong mỏi, niềm tin sáng suốt, và xác tín hoàn toàn.
9. Cái này ám chỉ sự hiện thực hóa trí huệ về Phật tánh viên mãn, và đại bi cho tất cả chúng sanh.
10. Bốn thế lực ma quỷ (mara) là tiện nghi, cái chết, những phiền não che chướng và năm ấm.
11. Năm độc là năm phiền não che chướng : tham, sân, si, kiêu mạn và ghen ghét.
12. Ba tu hành là giới, định, huệ : ba phần của con đường Bát Chánh.
13. Chokyi Wangpo là Patrul Rinpoche, tác giả của Kunzang Lamai Shelung.
14. Drimé Oser là Longchenpa Rabjam.
15. Samantabhadra, Phổ Hiền.
16. Chín hành động là những hành động tích cực, tiêu cực và trung tính của thân, ngữ và tâm thức ; nói cách khác là tất cả hành động.
17. Sự thanh tịnh ba phần không quy chiếu ám chỉ tính bất nhị hoàn hảo về chủ thể, đối tượng và hành động.
18. “Những vị thầy khác” nghĩa là những vị thầy khác ngoài đức Phật.
19. “Bốn chuyển đổi của tâm thức” là tham thiền về 1) cơ hội quý báu do cuộc sống làm người đem lại ; 2) vô thường và sự tử vong của chúng ta, cũng như những cái chết của tất cả những cái gì được sanh ra ; 3) luật nghiệp báo nhân quả không sai chạy ; 4) những khuyết điểm của sanh tử – hiện hữu trong điều kiện.

Một Lời Cầu Nguyện Trường Thọ 
cho Nyoshul Khenpo Rinpoche 
của Đức Dilgo Khyentse Rinpoche

Sư chói sáng như những biểu lộ của Pháp sâu xa và rộng lớn,
Con đường hoan hỷ của Văn Thù và tất cả các bậc giác ngộ.
Nguyện Sư mãi mãi ở trong trạng thái của Amitayus, Vô Lượng Thọ Phật,
Không gian bổn nhiên bất biến của ba kim cương bí mật.

SHARE:

Trả lời