LOẠI BỎ NHỮNG NGHI NGỜ VỀ THIỀN QUÁN

SHARE:

Khenchen Thrangu Ringpoche
Essentials of Mahamudra, looking directly at the mind
Wisdom Publications, Boston, 2004.
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2014.
1. Dẫn nhập.
2. PHẦN. NHỮNG THAM THIỀN CHUNG CỦA NHỮNG TRUYỀN THỐNG KHÁC
3. TRUYỀN THỐNG CHUNG CỦA SHAMATA VÀ VIPASHYANA
4. TRUYỀN THỐNG CHUNG CỦA THIỀN CHỈ
5. TRUYỀN THỐNG CHUNG CỦA THIỀN QUÁN
6. LOẠI BỎ NHỮNG NGHI NGỜ VỀ THIỀN QUÁN
7. PHẦN II THAM THIỀN ĐẠI ẤN
8. NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA ĐẠI ẤN
9. NHỮNG THỰC HÀNH SƠ BỘ CHO ĐẠI ẤN
10. THIỀN CHỈ ĐẠI ẤN
11. THIỀN QUÁN ĐẠI ẤN
12. LOẠI BỎ NHỮNG NGHI NGỜ VỀ THIỀN QUÁN
13. TÂM NHƯ NÓ LÀ VÀ ĐỒNG KHỞI
14. LOẠI BỎ NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CÓ THỂ SANH KHỞI TRONG ĐẠI ẤN
15. DUY TRÌ ĐẠI ẤN TRONG THIỀN ĐỊNH VÀ HẬU THIỀN ĐỊNH
16. LOẠI BỎ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI ĐỐI VỚI ĐẠI ẤN
17. SỰ THỰC HÀNH GIẢI THOÁT RỐT RÁO
18. ĐEM NHỮNG CHƯỚNG NGẠI VÀO CON ĐƯỜNG
19. CHỨNG NGỘ HIỆN LÊN NHƯ THẾ NÀO
20. CHÚNG TA CẦN THỰC HÀNH NHƯ THẾ NÀO
21. CHÚ THÍCH
22. VỀ TÁC GIẢ
23. (Trang bìa sau của cuốn sách)

Thiền phân tích và thiền định chỉ

[70]        Thiền quán vipashyana có thể được nhìn theo bốn phương diện: cái thấy, tham thiền, hạnh, và quả. Cái thấy làm nền tảng. Chúng ta đạt đến cái thấy bằng cách nghe những giáo pháp và suy nghĩ về điều đã được nghe. Khi làm như vậy, chúng ta bắt đầu hiểu cái chúng ta cần tham thiền về nó. Tuy nhiên chỉ cái thấy thì chưa đủ. Nó cần được nối kết với hành động, để cái hiểu và kinh nghiệm tăng trưởng. Cái thấy, thiền và hành động cùng nhau đưa chúng ta đến quả của thiền quán. Câu hỏi bây giờ là làm sao chúng ta duy trì cái thấy trong tham thiền?

Những hành tựu giả đã diễn tả sự thực hành duy trì cái thấy theo nhiều cách. Một cách căn bản, cái thấy trong tham thiền là một cuộc tương tác những công đức của thiền phân tích (TT. Chegom) và thiền đặt để hay định chỉ (TT. Joggom). Thiền phân tích là thiền của pandita, hay học giả. Trong thiền phân tích chúng ta nghiên tầm và phân tích. Thiền định chỉ là thiền của kusali, hay người giản dị. Trong thiền định chỉ chúng ta cho phép tâm chúng ta ở yên trong bình lặng mà không nghiên tầm hay phân tích. 

 

Những phương pháp phân tích của thiền quán

[72]        Một số người nói rằng thiền chỉ cốt ở định chỉ mà thôi và thực hành thiền phân tích sẽ làm hại cho thiền chỉ. Họ cũng nói thiền quán cốt ở phân tích mà thôi, và trong đó không có đặt để và định chỉ tâm. Tuy nhiên, Taishi Namgyal nói rằng quan điểm này là không đúng và cho thấy một sự thiếu kinh nghiệm trong tham thiền(3).

Tổng quát, thiền chỉ là tâm được đặt để ở đâu đó và an định chỗ ấy. Nhưng khi thực hành thiền chỉ, chúng ta cũng nghiên tầm để thấy tham thiền đang diễn tiến thế nào, trong khi chánh niệm vào bản thân thiền chỉ. “Nó có diễn tiến tốt. Đối trị nào cần áp dụng?” Sự kiểm điểm này của tâm khi đang thực hành là phân tích.

Cũng thế nếu thiền quán chỉ là phân tích thì không đích thực. Nếu chỉ phân tích mà tâm không an định vào điều chúng ta đã hiểu thì thiền quán không đưa đến loại trừ những phiền não, và chúng ta sẽ không khai triển cái hiểu xác quyết và chắc chắn được. Thế nên có thiền chỉ trong thiền quán.

Chúng ta có thể thấy cả thiền chỉ và thiền quán bao gồm thiền phân tích và tịnh chỉ. Tuy nhiên tốt hơn là nói rằng thiền chỉ chủ yếu là một vấn đề an định tâm và chỉ làm phân tích có giới hạn, trong khi thiền quán chủ yếu là một vấn đề phân tích và ít định chỉ tâm.

 

Sự thực hành thiền phân tích và định chỉ

[75]       Theo một quan điểm, chúng ta cần nghe hay nghiên cứu, nhiều giải thích về kinh điển và rồi phân tích chúng cẩn thận bằng lý tính để khai triển một cái hiểu trong sáng và xác nhận về tánh Không và tương quan phụ thuộc lẫn nhau của những hiện tượng. Đã khai triển cái hiểu như vậy, bấy giờ chúng ta cần đặt để tâm vào một trạng thái thiếu bằng phẳng, không phân tích. Theo quan điểm này, tốt nhất là thay nhau giữa phân tích và an định để thiền quán của chúng ta không thoái hóa thành thiền chỉ.

Taishi Namgyal lại nói quan điểm này không đúng. Ngài nhận xét rằng sự phân tích của cái biết vững chắc (Skt. Pramana) không giống như thấy những hiện tượng một cách trực tiếp. Cái xuất hiện với tâm chúng ta đã do tâm chúng ta tạo ra và không phải là tham thiền đích thực. Thay vì như vậy, Tashi Namgyal nói, chúng ta cần nghe những chỉ dạy, suy nghĩ về chúng, và phân tích cái chúng ta đã nghe theo cách chúng ta chỉ vết bánh xe cho một con ngựa. Nếu muốn con ngựa theo một đường chạy, trước hết chúng ta chỉ đường để nó biết khi bắt đầu. Cũng thế, chúng ta nghe và suy nghĩ giáo lý đến độ chúng ta biết đường đi và có thể khai triển trí bát nhã để hoàn thành sự chắc chắn và tin tưởng. Tuy nhiên, trí bát nhã sanh khởi từ nghe và chiêm nghiệm những chỉ dạy thì không đủ. Chúng ta cũng cần trí bát nhã sanh khởi từ tham thiền. Chúng ta tham thiền về pháp tánh đang hiện hữu với chính những sự vật.

Lama Gotsangpa giải thích rằng khi sau cùng, thiền phân tích và thiền định chỉ có cùng nơi đến, thiền định chỉ tiến bộ nhanh chóng hơn. Thế nên, những đại guru của dòng, như Naropa và Maitripa, những vị cực kỳ học rộng dựa chủ yếu vào những chỉ dạy tinh túy và tham thiền bằng cách an định tâm trong cân bằng. Cũng thế, chúng ta cần nghe và suy nghĩ về những giáo pháp khác nhau về thật tánh của những hiện tượng, nhưng khi thực hành, chúng ta cần dựa vào những lời chỉ dạy tinh túy nhất của những thành tựu giả và tham thiền theo cách ấy.

Có ba quan điểm không đúng được nhận biết và bác bỏ trong Ánh trăng Đại Ấn. Quan điểm không đúng thứ nhất đã được nói ở trên – rằng khi thiền chỉ, chúng ta không cần phân tích, và khi thiền quán, chúng ta không cần đặt để tâm trong cân bằng. Thật ra, trong thiền chỉ chúng ta cần nghiên tầm và phân tích sự tham thiền của chúng ta để quyết định làm sao xóa tan những phiền não, xao lãng và tư tưởng sanh khởi. Chúng ta cần sử dụng những phương pháp khác nhau để đem tâm vào một trạng thái an nghỉ, và điều đó bao hàm phân tích trong tham thiền của chúng ta. Tương tự, trong thiền quán, dù sự nhấn mạnh vào sự khai triển trí bát nhã, chúng ta phải đặt tâm vào một trạng thái cân bằng để làm điều đó.

Vấn đề chính của người mới tham thiền là sự hoang dã của tâm. Chỉ chú tâm vào thiền chỉ để làm an tâm giúp cho an định sự hoang dã của tâm. Khi thiền chỉ tiến hành tốt, chúng ta có thể làm việc với những chướng ngại của tâm bằng cách dùng nghiên tầm và phân tích.

Quan điểm không đúng thứ hai là chúng ta thay thế giữa thiền chỉ và thiền quán. Theo quan điểm này, trước hết chúng ta thực hành những phương pháp để làm an tâm và rồi phân tích để khai triển sự chắc chắn về cái thấy. Nhưng nếu chúng ta làm điều này, thiền chỉ và thiền quán sẽ chống đối lẫn nhau. Tốt hơn là tìm ra cái thấy và rồi an trụ vào cân bằng trong cái thấy.

Quan điểm không đúng thứ ba, khẳng định bởi Sakya Pandita, là thiền đại ấn của Gampopa căn bản là thiền được dạy bởi vị thầy Trung Hoa Hashany Mahayana(4). Nói ngắn gọn Hashang dạy rằng cách thực hành thiền là đơn giản từ bỏ mọi ý niệm tốt và xấu và không nghĩ về cái gì cả. Tuy nhiên, sự thực hành Hashang dạy không giống chút nào với sự thực hành đại ấn mà Gampopa dạy.

 

Tham thiền về bản thân tâm

[77]        Khi nói về pháp tánh, hay sự vật như chúng thật sự là, chúng ta đang nói về sự vắng mặt của mê lầm và những hiện tướng sai lầm mà người bình thường kinh nghiệm hầu hết mọi lúc. Khi chúng ta nói về bản thân tâm (TT. Semnyi), hay tự tâm, chúng ta đang ám chỉ sự bất khả phân của quang minh và tánh Không. Nếu chúng ta chỉ tham thiền mà không nhận ra pháp tánh, tham thiền sẽ làm chúng ta bình an, dần dần khiến chúng ta hiểu cái thấy, nhưng nó sẽ không cắt đứt gốc rễ phiền não. Chúng ta sẽ không loại bỏ cái phải loại bỏ để đạt đến giác ngộ. Bởi thế chúng ta cần tìm ra pháp tánh là gì và an trụ tâm ở đó. Khi chúng ta tham thiền về những hiện tượng bên ngoài, pháp tánh bị che dấu. Nhưng khi chúng ta thiền về chính cái tâm, chúng ta đang tham thiền về hình thức trần trụi của tánh Không. Và đó là điều chúng ta muốn hiểu khi chúng ta nói về việc đưa tri giác trực tiếp vào con đường. Đó là tham thiền về tự tâm

SHARE:

Để lại một bình luận