XÂY DỰNG LÒNG KHOAN DUNG CHO CẢM XÚC

SHARE:

(Bài viết này được viết trong bối cảnh giữa những nhà trị liệu tâm lý và người được trị liệu)

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần về hành vi nhận thức, tâm động học, phân tâm học, y tế, lạm dụng chất kích thích, gia đình, hôn nhân, bệnh nhân nội trú, ngoại trú hoặc điều trị tâm thần ban ngày đều phải đối mặt với rất nhiều cảm xúc trong quá trình chữa trị, tuy nhiên họ rất cần xây dựng lòng khoan dung cho cảm xúc của bệnh nhân. Tuy là hầu hết bệnh nhân đến trị liệu vì những lý do liên quan đến những khó khăn về sức khỏe cảm xúc, nhưng họ bị bỏ rơi cảm xúc có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt kiến thức về cảm xúc và sự khoan dung. Vì ngôn ngữ của cảm xúc rất xa lạ và trải nghiệm cảm xúc thường rất khó chịu, nên khía cạnh này của việc điều trị có thể là thách thức nhất. Có một mô hình tiếp xúc dần dần khi giúp bệnh nhân bị thiếu quan tâm tới đời sống cảm xúc trở nên thoải mái hơn với cảm xúc. Nhà trị liệu có thể sử dụng các bài tập Nhận dạng & Đặt tên cảm xúc đối với một số bệnh nhân thiếu hụt cảm xúc, có thể hữu ích theo hai cách: đánh giá khả năng ngồi cùng và kể lại cảm xúc của bệnh nhân và xây dựng lòng khoan dung đối với cảm xúc. Một bệnh nhân bị thiếu hụt cảm xúc, khi được yêu cầu ngồi với nhà trị liệu, thường nhắm mắt lại, tập trung vào nội tâm và tự hỏi bản thân mình đang cảm thấy gì, ngay lập tức mở to mắt và nói, “Tôi vừa cảm thấy bị tê liệt hoàn toàn”. Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời trong quá trình điều trị, cho cả bệnh nhân và nhà trị liệu. Tại thời điểm đó, cả hai đều biết điểm xuất phát của mình, và có thể tiếp tục sử dụng bài tập này trong suốt quá trình điều trị.

Một điều rất quan trọng đối với nhà trị liệu là chỉ ra cảm xúc của bệnh nhân khi họ nhìn thấy hoặc nghe thấy nó trong một phiên điều trị. Nhiều nhà trị liệu làm điều này thường xuyên, và với những bệnh nhân bị thiếu hụt cảm xúc thì điều này có tầm quan trọng đặc biệt. Hãy nói bằng ngôn ngữ của cảm xúc trong khi trị liệu. Hãy hỏi bệnh nhân về việc họ nghĩ người khác đang cảm thấy như thế nào. Hỏi họ xem bản thân họ đã cảm thấy gì. Hãy hỏi họ xem họ đang cảm thấy gì, ngay tại đây, ngay bây giờ. (Ba câu hỏi ở trên được sắp xếp theo thứ tự từ dễ nhất đến khó nhất đối với bệnh nhân bị thờ ơ về mặt tình cảm.)

Sẽ rất hữu ích nếu hỏi những bệnh nhân này họ đã cảm thấy như thế nào khi một số sự kiện xảy ra trong thời thơ ấu của họ. Đôi khi bệnh nhân bị giận dữ bởi những câu hỏi dựa trên cảm xúc mà nhà trị liệu đưa ra, nhưng cuối cùng, họ lại là người được chữa lành bởi chính những câu hỏi đó. Hãy phản ánh lại cảm xúc của bệnh nhân với họ khi họ không nhận biết được chúng. “Anh nói rằng đó không phải là vấn đề lớn, nhưng anh trông thực sự buồn về điều đó” hoặc “Bạn nói rằng điều đó không làm phiền bạn, nhưng tôi có thể nghe thấy sự tức giận trong giọng nói của bạn”. Ngoài ra, điều quan trọng là nhà trị liệu phải cho phép bản thân đồng cảm với bệnh nhân và thành thực với các phản ứng cảm xúc của chính mình (trong khi vẫn giữ được ranh giới của việc trị liệu).

  • Trích từ sách Lấp Đầy Trống Rỗng – Chữa Lành Tổn Thương Cảm Xúc Thời Thơ Ấu, tác giả Jonice Webb

SHARE:

Trả lời