Tư tưởng hòa bình qua lời dạy của Đức Phật

SHARE:

Bốn đức: Từ, Bi, Hỷ, Xả nếu được mọi người ứng dụng trong đời sống hằng ngày, thì chiến tranh sẽ không có mặt trên hành tinh này, thay vào đó là thế giới có cuộc sống yên ổn, hòa bình mà ai ai cũng mong đợi.

Đức Phật là người bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh

Cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm ở thủ đô Ca Tì La Vệ, Thái tử Tất Đạt Đa được sinh ra ở vườn Lâm Tỳ Ni thuộc nước Ne- pal ngày nay. Đó là năm 563 trước Tây lịch. Lúc đó có một vị thánh nhân tên là A Tư Đà đến Ca Tì La Vệ. Vị này nhìn Thái tử và đoán rằng cậu bé này trong tương lai sẽ là một vị quốc vương cai trị hùng mạnh khắp thiên hạ hoặc sẽ đi xuất gia và trở thành Phật, bậc tỉnh thức.

Thật như lời vị tiên A Tư Đà đoán, vào năm hai mươi chín tuổi, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia và thực hành tu khổ hạnh sáu năm, nhưng ngài không đạt được trí tuệ toàn giác, thành Phật. Vì vậy mà ngài quyết định từ bỏ lối tu khổ hạnh, ngài ăn uống trở lại. Người dâng cúng cho ngài thức ăn sau sáu năm khổ hạnh là cô Su Dà Ta. Sau khi ăn uống, ngài chọn một nơi thoáng mát dưới cội cây lớn – cây Bồ đề và quyết tâm thiền định. Cuối cùng ngài đã chứng được Tứ thiền và Tam minh, trở thành bậc giác ngộ, thành Phật.

Sau khi giác ngộ, đức Phật đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp suốt bốn mươi lăm năm và sau đó ngài mất tại Ku Si Na Ga. Ngày ngài viên tịch cùng với ngày ngài sinh và giác ngộ. Đó là ngày trăng tròn của Vaisakha hay Vesak.

Giáo sư Walpola Rahula cũng đã chỉ ra ý nghĩa trên qua lời đức Phật dạy: “Sự giận dữ được thoa dịu bởi tâm từ; qua những việc làm tốt, bằng sự bố thí, hoặc lời nói chân thật”.

Như chúng ta được biết, chúng ta đang sống trong một thế giới mà mỗi ngày các nước phải tốn hơn ba tỉ đô la để trang bị cho quân sự, nhưng chúng ta không trích ra đủ một số tiền để góp phần loại trừ nghèo đói, cho người không có nhà cửa và bệnh tật. Và như chúng ta biết, một trong những mục đích của Liên Hiệp Quốc là duy trì hòa bình cho khắp toàn cầu và phát triển các mối quan hệ thân thiết giữa các quốc gia; cùng các quốc gia hợp tác để góp phần cho nhân loại có cuộc sống ổn định hơn. Đó là, loại trừ nghèo đói, bệnh tật và thất học; bảo vệ môi trường, tôn trọng nhân quyền và tự do cho mỗi cá nhân. Như vậy, Liên Hiệp Quốc là một tổ chức trung tâm để giúp các quốc gia đạt được những mục đích vừa nêu trên.

Tương tự những gì Liên Hiệp Quốc đã đề ra cho hòa bình của nhân loại, đức Phật sau khi giác ngộ, ngài đã tuyên thuyết những học thuyết có nhiều giá trị to lớn về mặt tinh thần và ngài đã từng khích lệ các đệ tử của ngài phát huy truyền bá những lời dạy của ngài nhằm mục đích vì lợi ích, hạnh phúc cho số đông, phát xuất từ lòng thương tưởng con người ở thế gian này.

Hôm nay là ngày lễ Vesak được long trọng tổ chức tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt cho chúng tôi ôn lại những lời đức Phật dạy. Một trong những lời dạy thiết thực ấy là tâm Từ, tâm Bi, tâm Hỷ và tâm Xả. Nó còn được gọi là Tứ-vô-lượng-tâm hay bốn phạm trú của Phạm thiên.

Đầu tiên là tâm từ. Tâm từ là tình yêu thương rộng lớn đối với nhân loại, mà không có sự phân biệt khi chúng ta giúp đỡ một ai đó. Bạn cố gắng giúp người và mong sao với sự giúp đỡ của bạn, người được giúp đỡ cảm thấy an vui, hạnh phúc. Giáo sư Peter Harvey đã giải thích lòng từ như là sự mong mỏi hoặc mong muốn cho mọi người được hạnh phúc và lòng từ đó chính là liều thuốc có khả năng hóa giải sự thù hận.

 

Hỷ và xả là hai phẩm chất cao thượng có khả năng góp phần thiết thực đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Giáo sư Walpola Rahula cũng đã chỉ ra ý nghĩa trên qua lời đức Phật dạy:

“Sự giận dữ được thoa dịu bởi tâm từ; qua những việc làm tốt, bằng sự bố thí, hoặc lời nói chân thật”.

Phật tử chúng ta ai thực hành tâm từ sẽ có khả năng trừ được sự sân hận, từ bỏ sát sanh, và không có tâm gây chiến tranh. Người thực hành tâm từ sẽ được mọi người yêu mến, họ có giấc ngủ ngon, có sắc mặt hiền từ, thân thiện, nhân hậu. Đây là những lợi ích đặc thù của tâm từ mà đức Phật đã dạy chúng ta cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm.

Thứ hai là tâm bi. Tâm bi là tình thương yêu, chia sẻ bằng cả tấm lòng đối với những người đang khổ trong cuộc đời và giúp họ thoát khỏi nỗi khổ đời thường qua việc làm cụ thể. Đây cũng là một trong những mục đích chính của Liên Hiệp Quốc, đó là xóa bỏ khoảng cách giữa giàu nghèo, cân bằng cuộc sống. Đức Phật dạy rằng tâm từ là thần dược có khả năng ngăn chặn sự độc ác, trị liệu tâm bệnh, những phiền muộn về tâm cho loài người.

Thứ ba là tâm hỷ. Tâm hỷ có nghĩa là sự vui mừng khi thấy bất kỳ người nào thành công trong bất cứ ngành nghề nào và họ vui tương tự như chính họ đạt thành tích. Do đó, họ không có lòng ganh tị trước thành công của mọi người. Từ đây, chúng ta có thể thấy rằng người thực hành tâm hỷ khó làm hơn là người thực hành tâm từ và tâm bi vì nó đòi hỏi người này ở cấp độ cao hơn về sự tu tập.

Và sau cùng là tâm xả. Nghĩa gốc của thuật ngữ này là nhận thức sự vật một cách đúng như thực, công bằng, không thiên vị. Ai có phẩm chất này khi họ giúp người nào thì không bao giờ kể công và nghĩ đến là người chịu ơn phải đền đáp cho họ bất cứ điều gì; nói cách khác vị này không chấp chặt vào việc mình làm. Vì vậy mà cuộc sống hiện tại của chúng ta trong thời công nghệ 4.0 rất cần những con người này có mặt khắp mọi nơi trên đất nước ta và trên thế giới. Thật là đúng đắn khi Giáo sư W. Rahula nhận định về phẩm chất này: Người có lòng xả có nghĩa là người đó giúp chúng ta loại trừ những thăng trầm khổ đau trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Ai thực hành hoàn hảo bốn đức Từ, Bi, Hỷ và Xả vị đó được gọi là đang trú ở cõi trời Phạm thiên, cõi thánh. Nếu còn cư ngụ trong cõi Ta bà thì gọi những vị này là những người bạn hiền của nhân loại.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh với pháp thoại ‘Lắng nghe sâu vì hòa bình’

Tóm lại, hỷ và xả là hai phẩm chất cao thượng có khả năng góp phần thiết thực đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Như vậy, theo lời đức Phật dạy, bốn đức: Từ, Bi, Hỷ, Xả nếu được mọi người ứng dụng trong đời sống hằng ngày, thì chiến tranh sẽ không có mặt trên hành tinh này, thay vào đó là thế giới có cuộc sống yên ổn, hòa bình mà ai ai cũng mong đợi. Lúc đó, chúng ta sẽ dùng số tiền lớn thay vì phục vụ cho chiến tranh, chúng ta đầu tư vào sự phát triển giáo dục, y tế và các ngành khoa học khác v.v… nhằm phục vụ lợi ích cho con người và xã hội. Vì vậy mà những lời dạy của đức Phật có thể giúp chúng ta loại trừ được tham, sân, si là nguyên nhân của tất cả khổ đau trong đời sống hiện đại này.

Rõ ràng rằng, ai thực hành hoàn hảo bốn đức Từ, Bi, Hỷ và Xả vị đó được gọi là đang trú ở cõi trời Phạm thiên, cõi thánh. Nếu còn cư ngụ trong cõi Ta bà thì gọi những vị này là những người bạn hiền của nhân loại.

Theo kinh Như Thế Nào (Kinti Sutta), đức Phật ngài nhấn mạnh rằng mục đích ngài thuyết pháp vì lợi tha và do lòng từ. Cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu nhận định thêm rằng, người thực hành Tứ vô lượng tâm có tinh thần mạnh mẽ, vui vẻ, nội tâm sâu lắng, và tự tin. Do có những tính chất tích cực trên nên không sợ khi đối diện với bất cứ thành phần nào trong xã hội, cũng không làm cho ai sợ mình và chính hành giả cũng không sợ ai. Đó là đặc tính của người thực hành Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Kinh Giáo giới La Hầu La, thuộc kinh Trung bộ, đức Phật dạy Rahula về ý nghĩa và tầm quan trọng của Từ Bi Hỷ Xả – Tứ vô lượng tâm như sau:

“Này Rahula, hãy tu tập về lòng từ, này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng từ, cái gì thuộc sân tâm sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập về sự tu tập về lòng bi; này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng bi, cái gì thuộc hại tâm sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về hỷ; này Rahula, do tu tập sự tu tập về lòng hỷ, cái gì thuộc bất lạc sẽ được trừ diệt. Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập về xả; này Rahula, do tu tập sự tu tập về xả, cái gì thuộc hận tâm sẽ được trừ diệt”.

Tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của đạo Phật là một trong những biện pháp tốt nhất nên ứng dụng trong bất kỳ xã hội nào, phát triển, và chưa phát triển, nếu tất cả chúng ta muốn có nền hòa bình thật sự trên quả đất này.

Kinh Pháp hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Như lời đức Phật vừa dạy trên, thực hành Tứ vô lượng tâm sẽ giúp chúng ta giải quyết những mâu thuẫn chiến tranh, hận thù, khổ đau, thay vào đó là nền hòa bình, hạnh phúc, thắt chặt những mối liên hệ tốt giữa người và người, giữa quốc gia này và quốc gia khác, nói chung là toàn cầu. Vì vậy, tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của đạo Phật là một trong những biện pháp tốt nhất nên ứng dụng trong bất kỳ xã hội nào, phát triển, và chưa phát triển, nếu tất cả chúng ta muốn có nền hòa bình thật sự trên quả đất này.

Đây là một trong những lời dạy chính của đức Phật nhằm góp phần cho nền hòa bình chung của nhân loại. Nói cách khác, Từ Bi Hỷ Xả có khả năng làm thay đổi xã hội trở nên tốt đẹp, nâng cao phẩm hạnh, phẩm chất đời sống của mỗi chúng ta trong cuộc sống hiện tại.

Một trong những lời dạy của ngài là Tứ-vô- lượng- tâm – Từ Bi Hỷ Xả mà đức Phật luôn mong muốn loài người ứng dụng và một khi chúng ta hiểu, cùng thực hành lời dạy trên thì thế giới sẽ đẹp hơn và chúng ta thật sự có thái bình. Như vậy, cuộc sống của chúng ta sẽ có đầy đủ ý nghĩa và giá trị.

Tác giả: TT. Thích Thiện Hương

Nguồn: phatgiao.org.vn

SHARE:

Để lại một bình luận