MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI

SHARE:

LÒNG BI MẪN

Với những ai đã tham dự khoá học về Gom-rim của Kamalashila do đức Đạt-lai Lạt-ma giảng dạy mấy ngày vừa qua, đây quả là một thời gian vô cùng may mắn và quý báu. Thật tuyệt vời khi chúng ta có thiện duyên được thấy hoá thân của đức Phật của lòng Bi mẫn. Nhờ đó, chúng ta không chỉ có thể giao tiếp với sự biểu hiện sống động của bậc trí tuệ giác ngộ này mà còn có thể được nhận những giáo lý về con đường tu giác ngộ chắc chắn sẽ giải thoát chúng ta khỏi khổ đau của vòng luân hồi cũng như nguyên nhân của nó – nghiệp, là những hành động do vọng tưởng thúc đẩy, và chính là những vọng tưởng, những tư tưởng rối loạn, mê mờ của dòng tâm thức có từ vô thuỷ. Ngay cả nếu chúng ta không thể thực tập bất kỳ một pháp nào Ngài đã dạy trong mấy ngày qua, mà chỉ cần lắng nghe những bài giảng của Ngài cũng để lại những dấu ấn tích cực trên dòng tâm thức của ta, và không sớm thì muộn, những dấu ấn này chắc chắn sẽ giải phóng ta khỏi đại dương của khổ đau trong vòng luân hồinguyên nhân của nó và đưa chúng ta tới toàn giáchạnh phúc tối thượng của Phật quả.

Trong những bài giảng này, Ngài đã nói về lòng bi mẫnMục đích của cuộc đời chúng ta là gì? Tại sao chúng ta lại tồn tại trên thế gian này? Tại sao chúng ta phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực để tồn tại qua mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây? Tại sao chúng ta bỏ ra biết bao nhiêu tiền của để săn sóc thân thể này, kiểm tra sức khoẻ hàng năm để biết mọi thứ vẫn ổn và nếu có gì bất ổn, chúng ta sẵn trải qua những đợt điều trị tốn kém? Tại sao chúng ta chi tiêu rất nhiều cho thực phẩm, quần áo và chỗ ở – cho rất nhiều thứ chúng ta cần để tồn tại và khoẻ mạnh? Tại sao chúng ta tập hàng tỉ loại thể dục để giữ cho thân thể khoẻ mạnh?

Tất cả những chi phí và hoạt động này chỉ có ý nghĩa nếu chúng ta có lòng bi mẫn trong trái tim mình. Lòng bi mẫn với những người khác khiến tất cả mọi thứ chúng ta làm – tiêu tiền, học tập, làm việc, tập thể dục, chăm sóc sức khoẻ – trở nên có ý nghĩa.

Còn nếu như trái tim chúng ta thiếu vắng lòng bi mẫncuộc đời chúng ta trở nên trống rỗng. Tất cả những chi phí này, những nỗ lực nọ, những giờ làm việc dài đằng đẵng sẽ hoàn toàn vô nghĩa và chúng ta sẽ không tìm thấy một sự mãn nguyện nào trong cuộc sống hàng ngày của mình. Không có lòng bi mẫntư tưởng hướng đến việc đem lại lợi ích cho cho những người khác, trái tim chúng ta sẽ vẫn còn bất mãn và thật khó để chúng ta tìm thấy sự mãn nguyện trong bất kỳ việc gì mình làm. Dù bề ngoài chúng ta có giàu có như thế nào, nếu thiếu vắng lòng bi mẫn, trái tim chúng ta sẽ luôn trống rỗng, vô vị.

Nếu bạn nghĩ cho kỹ, bạn sẽ thấy rằng dù bạn có nhìều của cải đến bao nhiêu, hay dù bạn có cố gắng vất vả thế nào để có được chúng, nếu trong trái tim bạn không có lòng bi mẫn, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy ổn cả. Trong trái tim bạn sẽ không có bình an, và tận sâu thẳm bên trong mình, bạn sẽ luôn cảm thầy rằng mình đang bỏ lỡ điều gì đó.

Cách tốt nhất để đem đến ý nghĩa cho cuộc đời bạn là khiến nó có lợi cho những người khác, bằng lòng bi mẫn của bạn với họ. Đó cũng là cách tốt nhất để tìm thấy bình anhạnh phúcnhư ý và mãn nguyện trong cuộc đời bạn. Nhưng lòng bi mẫn dành cho những người khác không chỉ đem đến ngay cho bạn bình an và hạnh phúc trong từng khoảnh khắc của cuộc sống hiện tại. Sống cuộc đời bạn cho những người khác cũng giúp bạn có được một tương lai tốt nhất có thể. Và kể cả vào lúc lâm chung, giây phút cuối cùng của cuộc đời bạn, khi thần thức của bạn lìa khỏi thể xác, lòng bi mẫn khiến cho cái chết của bạn trở nên hạnh phúcbình an và mãn nguyện. Hơn nữa, sự ra đi đầy bình an và mãn nguyện của bạn cũng sẽ khiến những người khác hạnh phúc. Bạn bè và gia đình bạn có thể hoan hỉ. Bạn sẽ trở thành một nguồn cảm hứng, một tấm gương của niềm hy vọng và lòng dũng cảm. Họ sẽ thấy rằng mình cũng có thể ra đi trong hạnh phúc.

Thậm chí nếu bạn đã thực chứng trí huệ, trực tiếp lĩnh hội được chính bản tánh của hiện tượng – bản tánh tối thượng của tự ngã và – nếu bạn không có lòng bi mẫn, một tâm tốt lànhthành tựu cao nhất bạn có thể đạt tới là Niết-bàn của con đường Tiểu thừatrạng thái thoát ly phiền não của chỉ mình bạn; bạn không thể đạt tới toàn giác. Bạn vẫn còn ảo giác của cái nhìn nhị nguyên. Vẫn còn những dấu ấn tiêu cực vi tế trong dòng tâm thức khiến bạn không thể trực chứng tất cả sự tồn tạitính không của tất cả hiện tượng – tất cả chân đế và tục đế cùng nhau .

NĂNG LỰC TỊNH HOÁ CỦA LÒNG BI MẪN

Với lòng bi mẫn dành cho những người khác, dẫn dắt cuộc đời bạn cho lợi ích của những người khác, bạn tích tập được vô lượng công đức. Như vị đại bồ tát Shantideva đã nói trong chương đầu tiên của cuốn Nhập Bồ-đ hành luận (Bodhicharyavatara), khi đề cập đến lợi ích của Bồ-đề tâm, “Thứ có năng lực mạnh mẽ nhất để tịnh hoá phiền não, nghiệp tiêu cực là Bồ-đề tâm.” Có vài đoạn Shantideva nói về việc Bồ-đề tâm có thể tịnh hoá nghiệp tiêu cực mạnh mẽ như thế nào.

Ngài viết, “Giống như dựa vào một người vô cùng mạnh mẽ khi bạn muốn được cứu nguydựa vào Bồ-đề tâmthực hành Bồ-đề tâm, tâm tốt lành, chỉ trong một phút, thậm chí một giây, sẽ tịnh hoá vô cùng mạnh mẽ, vô lượng nghiệp tiêu cựcVậy thì, tại sao những người có lương tâm không đặt lòng tin vào Bồ-đề tâm?” [Chương 1, kệ 13.]

Nếu bạn có lòng bi mẫn trong đời sống hàng ngày của mình, bạn sẽ tích tập được vô biên công đức và tịnh hoá rất nhiều nghiệp tiêu cực trong một thời gian ngắn. Nghiệp tiêu cực từ rất nhiều đời, nhiều kiếp sẽ được tịnh hoá. Điều đó giúp bạn thực chứng tính không. Nghĩa là như thế nào? Để thực chứng tính không, bạn cần rất nhiều công đức và sự tịnh hoá lớn lao. Chẳng hạn như, để thực hiện một dự án một triệu đô, bạn cần một triệu đô. Tương tự, để thực chứng tính không, bạn cần tích luỹ vô biên công đức. Bằng cách thực tập lòng bi mẫn, đem đến lợi ích cho những người khác, bạn tích tập được lượng công đức lớn lao, và không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ thực chứng được tính không.

Longdrol Lama Rinpoche, đại hành giả du già ở tu viện Sera-je người thường nhìn thấy đức Tara, hoá thân của tất cả những hành động cao quý của chư Phật, đã khuyên Ngài thực hành tong-len. Cách hành trì này liên quan đến việc bạn nhận vào khổ đau và nguyên nhân khổ đau của tất cả chúng sinh, làm tiêu tan bản ngã của bạn, và cho đi thân thểhạnh phúccông đức và mọi thứ khác cho những chúng sinh khác, hồi hướng mọi thứ cho những người khác, mong họ nhận được bất cứ thứ gì họ cần, nhờ đó mà hiện thực hoá con đường của phương tiện và trí tuệ và trở nên giác ngộ. Đức Tara nói với Longdrol Lama Rinpoche, “Nếu ngươi thực hành tong-len, cho và nhận, sớm muộn gì ngươi cũng sẽ thực chứng được tính không.”

Nhưng đó không phải là tất cả. Thông qua lòng bi mẫn, bạn không chỉ thực chứng được tính không; bạn cũng sẽ thành tựu toàn giác, sự chấm dứt của tất cả mê lầm của tâm, tất cả phiền não, và sự thành tựu viên mãn mọi thực chứng.

TRÁCH NHIỆM PHỔ QUÁT

Nếu bạn không có lòng bi mẫn, tất cả những gì bạn có chỉ là tâm ngã ái. Do đó, giận dữ, ghen tị, ham muốn và những suy nghĩ khác mang đầy cảm xúc như thế khởi lên. Sau đó, những suy nghĩ tiêu cực này khiến bạn trực tiếp hoặc gián tiếp làm hại những chúng sinh khác, từ kiếp này sang kiếp khác. Bạn, một người với thái độ tiêu cực, làm hại tất cả chúng sinh. Điều đó rất nguy hiểm. Thử so sánh, ngay cả nếu tất cả chúng sinh nổi giận, làm hại hay thậm chí giết bạn, điều đó cũng chẳng có nghĩa lý gì cả. Bạn chỉ là một cá nhân, sự quan trọng của bạn chẳng là gì cả. Bạn chỉ là một chúng sinh.

Do đó, điều cốt yếu, cực kỳ quan trọng là bạn, chính cá nhân này, thay đổi thái độ tiêu cực và chuyển hoá tâm bạn thành từ biBồ-đề tâm, trong cuộc đời này, ngay lập tức = bây giờ. Tại sao? Bời vì cuộc đời này trao cho bạn tất cả cơ hội để làm việc đó. Tái sinh từ vô thuỷ đến nay, bạn đã không thay đổi thái độ ngã ái của mình – nguồn gốc của mọi rắc rối và khổ đau mà chính bạn trải nghiệm, và là nguyên nhân khiến bạn đem đến rất nhiều rắc rối và biết bao tổn hại cho vô số chúng sinh khác – thành thái độ từ ái và lợi ích cho họ – cội nguồn của tất cả bình an và hạnh phúc cho cả bạn và vô số chúng sinh khác. Bạn phải thay đổi bản ngã của mình, tâm ngã ái của mình, suy tư tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình.

Từ phía bạn, việc bạn nhận được thân người quý báu nghĩa là bạn đá có tám sự tự tại và mười cảnh thuận tiện. Hơn nữa, bạn đã gặp không chỉ gặp một con người đủ đức hạnh, người cho bạn thấy đức hạnh – nguyên nhân chắc chắn dẫn đến quả hạnh phúc trong các kiếp vị lai và con đường chắc chắn đưa tới giải thoáttự do khỏi vòng luân hồi sinh tử – mà bạn còn được gặp con người đủ đức hạnh Đại thừa, người mở ra con đường đầy đủ, chắc chắn đưa tới toàn giáctrạng thái thoát ly phiền não vô trụ (the non-abiding sorrowless state). Bạn không chỉ gặp Phật pháp mà còn cả giáo lý Đại thừa. Ngay cả nếu bạn chưa gặp một vị thầy, bạn có tất cả cơ hội để làm việc đó. Đặc biệt là bây giờ, bạn có cơ hội để gặp con người đức hạnh, Đức Đại Lai Lạt Ma, người được Đức Phật Thích-ca Mâu-ni chứng thực trong kinh điển lịch sử là Đức Phật của lòng Bi mẫn. Điều này giống như một giấc mơ trở thành hiện thực, thật khó có thể diễn đạt bằng lời.

Nếu bạn, một chúng sinh, phát triển lòng bi mẫn trong trái tim bạn, bạn không còn làm hại vô số chúng sinh khác. Bạn ngừng làm hại những người khác. Sự vắng mặt của thương tổn mà lòng bi mẫn của bạn đem đến cho vô số chúng sinh khác là binh an và hạnh phúc. Đó là những gì họ nhận được từ bạn.

Không chỉ có thế. Khi những chúng sinh khác không bị bạn làm hại, họ cũng nhận được lợi lạc. Bởi lòng bi mẫn, bạn giúp đỡ họ. Do đó, vô số chúng sinh khác nhận được rất nhiều bình an và hạnh phúc từ bạn. Tất cả những thứ đó nằm trong tầm tay của bạn, bởi vì nó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì bạn làm với tâm mình – tức là bạn có phát khởi lòng bi mẫn với những người khác hay không. Vô số chúng sinh khác nhận được tổn thương hay bình an và hạnh phúc, tất cả đều phụ thuộc vào những gì bạn làm với tâm mình. Tất cả phụ thuộc vào bạn. Do đó, mỗi người chúng ta ở đây có trách nhiệm đầy đủ với bình an và hạnh phúc của mọi chúng sinh. Mỗi người chúng ta đều có một trách nhiệm phổ quát.

Do đó, hai tư giờ một ngày, từ sáng tới tối, nhiều nhất bạn có thể, bạn nên đem tất cả nỗ lực của mình vào việc phát khởi suy nghĩ về trách nhiệm phổ quát: “Tôi chịu trách nhiệm cho bình an và hạnh phúc của vô số chúng sinh khác, mục đích cuộc đời tôi là đem đến hạnh phúc cho những chúng sinh khác.” Bạn hãy thức dậy buổi sáng với thái độ này, mặc quần áo với thái độ này, cảm giác trách nhiệm này: “Tôi chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của tất cả chúng sinhbình an và hạnh phúc của họ phụ thuộc vào tôi.” Bạn cần thấy rằng điều này thực sự là ý nghĩa của cuộc đời bạn. Bạn hãy mặc quần áo với thái độ này, tắm rửa với thái độ này, ăn sáng với thái độ này, đi làm với thài độ này.

LÀM VIỆC VỚI BỒ-ĐỀ TÂM

Cũng vậy, trong suốt cả ngày, trong khi bạn làm việc, hãy liên tục kiểm tra thái độ của mình. Sẽ là không đủ nếu bạn chỉ rời nhà buổi sáng với thái độ này. Trong công việc, hãy liên tục kiểm tra động cơ của bạn, và liên tục chuyển hoá thái độ của bạn theo cách này. Liên tục phát khởi tâm tốt lành; hãy giữ cảm giác trách nhiệm cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh, khơi dậy được cảm giác đó là không là phụ thuộc vào bạn. Duy trì một thái độ kiên định của lòng bi mẫnBồ-đề tâm.

Hãy liên tục kiểm tra động cơ của bạn: “Tôi làm việc này vì ai? Tôi đang làm việc này cho chính mình hay cho những người khác?” Nếu trong đáy tim mình, không có dòng tương tục của cảm giác rằng bạn đang làm việc cho những người khác, nếu thái độ của bạn thay đổi, nếu bạn thấy rằng bạn đang làm cho hạnh phúc của mình, cho chính mình, thì hãy loại bỏ thái độ này và thay bằng thái độ bạn đang làm việc cho lợi ích của những người khác, với lòng bi mẫn, tâm tốt lànhBồ-đề tâm.

Nếu bạn chỉ làm việc vì tiền, bạn sẽ không đem lại lợi ích cho tất cả những người khác. Nếu bạn dùng tiền bạn kiếm được để giúp đỡ những người khác – chẳng hạn, để giúp đỡ những người bệnh tật hay nghèo khổ, để truyền bá giáo pháp hay giúp đỡ những chúng sinh theo những cách khác – đó dĩ nhiên là những việc đem lại lợi ích cho những người khác. Nếu bạn làm việc và tiết kiệm tiền để có thể đi ẩn tu hay thực tập hay nghiên cứu giáo pháp cho lợi ích của tất cả chúng sinh khác, thì đó là thái độ đúng; đó là thái độ mà bạn nên có. Nếu bạn làm việc và học tập để bạn có thể tồn tại, nhưng bạn sống cuộc đời mình cho lợi ích của những người khác; nếu bạn chăm sóc bản thân để bạn có thể phục vụ những chúng sinh khác; nếu bạn cảm thấy, “Tôi là nô bộc cho tất cả chúng sinhphục vụ để giải thoát chúng sinh khỏi khổ đau và đem đến cho họ tất cả hạnh phúc,” thì bạn có thể làm một công việc thông thường, nhưng công việc bạn làm là để đem lại lợi ích cho những người khác.

Khi bạn lên giường, bạn cũng nên ngủ với cảm giác mình chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh. “Để giải thoát vô lượng chúng sinh khỏi tất cả khổ đau và dẫn dắt họ tới hạnh phúc vĩ đại của toàn giáctrước tiên tôi phải tự mình thành tựu giác ngộ. Đề làm được điều đó, tôi cần thực hành Pháp. Để thực hành Pháp hiệu quả, tôi cần sống lâu và có sức khoẻ tốt. Tuổi thọ và sức khoẻ tốt lại phụ thuộc vào giấc ngủ. Do đó, giờ tôi sẽ đi ngủ.”

Hai điều làm chúng ta tiêu tốn thời gian của mình nhất là khi làm việc và khi ngủ. Do đó, chúng ta cần có một động cơ đúng đắn cho mỗi điều, nhờ đó chúng ta sẽ không lãng phí nhiều hơn phân nửa cuộc đời mình. Như đã đề cập trong giáo lý lam-rim, chúng ta có thể dành phần lớn cuộc đời mình để ngủ. Do đó, quan trọng là chúng ta phải biết cách biến giấc ngủ trở nên đạo đức, nhân của hạnh phúc, và không vô đạo đức, nhân của khổ đau, mà còn biết cách biến nó thành nhân của hạnh phúc cho vô lượng chúng sinh khác.

Nếu bạn ngủ với lòng bi mẫnBồ-đề tâmtư tưởng đem lại lợi ích cho những người khác, giấc ngủ của bạn sẽ là nguyên nhân của giác ngộnguyên nhân hạnh phúc của vô lượng chúng sinh khác. Điều này là bởi vì bất cứ điều gì bạn làm với Bồ-đề tâm đều chỉ đem tới lợi ích cho những người khác, kể cả trước khi bạn trở nên giác ngộ. Ngay khi bạn bước vào con đường Đại thừa bằng việc phát triển Bồ-đề tâm, bạn đã đem lại lợi lạc sâu sắc cho những chúng sinh khác, và sau khi bạn đi hết con đường.

Do đó, hãy chắc rằng bạn nỗ lực hết mình phát khởi không chỉ động lực đạo đức mà cả chính thái độ giáo Pháp tốt nhất của lòng bi mẫnBồ-đề tâm, không chỉ khi bạn đi làm mà cả khi bạn đi ngủ. Theo cách đó, giấc ngủ của bạn sẽ trở thành giáo Pháp tốt nhất bởi vì nó bị nhiễm ô bởi tư tưởng ngã áiVì vậy, đó là con đường kinh điển của giấc ngủ, nhưng cũng có thiền tantric cho cả khi bạn đi ngủ và khi bạn thức dậy, để bạn thức dậy với sự liên tục đó. Nếu bạn đã được nhận những nghi quỹ về mật tông dành cho hạng hạ căn hay Du già Mật tông (Yoga Tantra) tối thượng. bạn nên thực hành bất cứ điều gì mình có thể nhớ.

NƯƠNG TỰA VÀO BỒ-ĐỀ TÂM

Cuộc sống của chúng ta quá bận rộn; chúng ta luôn phải bận tới với gia đình và những nghĩa vụ khác. Khi cuộc sống của bạn quá bận rộn, không có nơi nương tựa nào khác ngoài tâm tốt lành của bạn. Tâm tốt lành của bạn là nơi quan trọng nhất để bạn nương tựa. Ngay cả khi bạn muốn hành trì những pháp tu mất thời gian như ngồi thiềntụng chú hay nhập thất, cuộc sống của bạn thường bận rộn đến nỗi bạn không có thời gian cho những chuyện đó. bạn có quá nhiều nghĩa vụ khác; bạn không thể làm mọi thứ bạn muốn. Nếu đấy là trường hợp của bạn, thì nơi nương tựa duy nhất của bạn là tâm tốt lànhlòng bi mẫntư tưởng đem lại lợi lạc cho những người khác, Bồ-đề tâm. Nếu bạn nương tựa vào đó, nếu bạn có thể thực hành điều đó, dù bạn có bận rộn thế nào – ngay cả nếu bạn không thể ngồi thiền nhiều giờ, tụng chúhành trì các pháp tu sơ khởi… bạn sẽ không phải hối tiếc về những cơ hội đã mất, bây giờ hay trong tương lai. Trong kiếp này và trong tất cả những kiếp sau, bạn sẽ đi từ hạnh phúc này đến hạnh phúc khác cho tới khi giác ngộ.

Có rất nhiều pháp tu mà bạn có thể hành trì – đâu là điều quan trọng nhất? Điều quan trọng nhất để thực hành trong đời? Tôi sẽ nói rằng đó là tâm tốt lành, chính tư tưởng quý báu của bạn về lòng từ bi, lòng bi mẫntư tưởng làm lợi lạc cho những người khác, Bồ-đề tâm. Đó là pháp thiền tốt nhất, sự hành trì Pháp tốt nhất.

Như Shantideva cũng đã nói khi bàn về lợi ích của bồ đề tam trong Nhập Bồ-đề hành luận, “Sau khi kiểm tra trong rất nhiều kiếp, chư Phật đã khám phá ra rằng Bồ-đề tâm là thứ lợi lạc nhất cho chúng sinh.” [Chương 1, kệ 7.]

Trích dẫn này cho thấy thứ gì là tốt nhất cho bạn. Nó cũng có nghĩa rằng Bồ-đề tâm là thứ tốt nhất cho bạn. Đâu là cách tốt nhất để chăm sóc bản thân? Đâu là thứ tốt nhất cho sự thịnh vượng của chính bạn? Đó chính là Bồ-đề tâmKhám phá của chư Phật áp dụng như nhau cho các bạn.

Có quá nhiều vấn đề rắc rối trong cuộc đời – ung thư, AIDS, những rắc rối trong các mối quan hệ, mắc nợ, không có đủ tiền bạc, những rắc rối trong công việc hay không thể tìm thấy một việc làm. Có qua nhiều vấn đề rắc rối. Nhưng có một câu trả lời đảm bảo cho tất cả mọi thứ, một giải pháp cho tất cả những vấn đề rắc rối của cuộc đời bạn, một thứ hoàn thành tất cả ước mong của bạn, vẫn lại là tâm của bạn, tâm tốt lành của bạn, Bồ-đề tâm của bạn.

Nếu bạn có một tâm tốt lành, bạn không gây hại cho những người khác; bạn luôn giúp đỡ những người khác giải quyết những vấn đề rắc rối của họ, bất kể chúng là gì. Điều đó là nguyên nhân để bạn có một cuộc sống khoẻ mạnh và trường thọGiáo lý lam-rim nói về tám phẩm chất chín muồi của một sự tái sinh tốt [xem Giải thoát trong lòng bàn tay, trang 460]. Một trong những điều này là sống thọ, nhân của nó được giải thích là do cứu mạng hay tha mạng cho những chúng sinh khác, súc vật hoặc con người; chẳng hạn như, cho họ thức ăn, thuốc uống, quần áo hay giúp đỡ họ bằng nhiều cách khác [Giải thoát, trang 462].

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày của bạn, cố gắng với một tâm tốt lành làm lợi lạc cho những người khác nhiều nhất có thể. Nếu bạn có thể làm như vậy, dù bạn mang đến cho những người khác sự phục vụ vĩ đại hay nhỏ bé, bạn không ngừng tạo ra nhân của thành công cho chính mình – của cải, tuổi thọ, sức khoẻ tốt và mọi thứ. Những hành động của bạn hài hoà với những kết quả như thế. Do vậy, tâm tốt lành của bạn hoàn thành tất cả những ước mong của bạn cho bất kỳ hạnh phúc nào, kể cả hạnh phúc vô songtối thượng nhất của toàn giác. Những hành động được thực hiện với tâm tốt lành không bao giờ là vô đạo đức, mà chỉ là đạo đức. Những hành động được làm với tâm tốt lành chỉ đem đến lợi lạc và không bao giờ gây hại cho những người khác. Do đó, khi bạn hành động với tâm tốt lành, bạn không giờ tạo nên nguyên nhân cho ốm đau, mà chỉ đem đến khoẻ mạnh. Mong muốn đem lại lợi ích cho những người khác của bạn là một tâm khoẻ mạnh. Tâm khoẻ mạnh này giúp cho thân thể bạn khoẻ mạnh.

CHIẾN THẮNG BỆNH TẬT VỚI BỒ-ĐỀ TÂM

Ngày nay, rất nhiều bác sĩnhà tâm lý học và khoa học hết sức xuất sắc ở phương Tây đã kiểm tra và chứng minh bằng trí tuệ của họ rằng những bệnh như ung thư đến từ những chính thái độ tiêu cực của người bệnh. Ung thư đến từ tâm tiêu cực. Do đó, phương pháp để chữa lành ung thư là có một thái độ tích cực, một tâm thanh tịnh.

Chẳng hạn, ở Singapore, có một sinh viên người Trung Quốc bị bệnh AIDS. Anh ta báo cho vị đạo sư của mình biết. Đó là Rato Rinpoche, một vị lama cao quý sống ở Dharamsala. Rinpoche đã gửi cho sinh viên này những hướng dẫn về cách để thực tập Bồ-đề tâm đặc biệt mà tôi đã đề cập trước đây, tong-len, như là một phương thuốc, một liệu pháp cho anh ta thực hành. Thế nên, anh ta đã thực hành trong bốn ngày và sau đó đi tới bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ toàn diện, các bác sĩ đã nói với anh ta rằng, “Anh không còn bị AIDS nữa.” Sau bốn ngày họ không còn thấy dấu hiệu nào của bệnh AIDS trong người anh ta. Khi tôi biết tin này, tôi nghĩ hẳn là anh ta đã bỏ ra rất nhiều thời giờ mỗi ngày để thực tập tong-len, vì thế tôi đã hỏi anh ta, “Anh đã thực tập trong bao lâu?” “Bốn phút mỗi ngày,” anh ta nói!

Anh ta đã thực tập chỉ có bốn phút mỗi ngày, nhưng trong khoảng thời gian đó lòng bi mẫn của anh ta thì lớn lao đến độ không thể tưởng tượng nổi. Không còn có chỗ cho bệnh AIDS trong tâm anh ta. Mối quan tâm duy nhất của anh ta là rất nhiều những người bị AIDS khác. Trong bốn phút mỗi ngày ấy, anh ta cảm thấy thương xót cho họ đến nỗi nước mắt chảy ròng trên hai má. Anh ta cảm thấy không thể chịu đựng nổi nếu như những chúng sinh khác cũng mắc phải bệnh AIDS. Tại sao các bác sĩ lại không thể tìm thấy dấu hiệu nào của bệnh AIDS sau khi anh ta đã thực tập trong có bốn ngày? Bời vì mặc dù anh ta chỉ tập thiền trong bốn phút mỗi ngày, sự thiền tập của anh ta có sức mạnh của một quả bom nguyên tử. Lòng bi mẫn của anh ta với những người khác mạnh mẽ đến nỗi nó đã tịnh hoá vô lượng nghiệp tiêu cực trong tâm anh ta.

Các bạn có nhớ trích dẫn của Shantideva mà tôi vừa nói không, Bồ-đề tâm tịnh hoá vô lượng nghiệp tiêu cực, nặng nề như thế nào? Điều đó đã xảy ra ở đây. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh AIDS là những dấu ấn tiêu cực còn lại trong dòng tâm thức do những hành động tiêu cực trong quá khứLòng bi mẫn của anh sinh viên này mạnh mẽ đến nỗi mà nó đã vô hiệu hoá nghiệp nhân căn bệnh của anh ta.

Cũng theo cách này, thiền có thể chữa khỏi bệnh ung thư với cách lý giải tương tự. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, năm hay sáu người ung thư giai đoạn cuối đã bình phục hoàn toàn nhờ việc trì tụng những câu thần chú của những vị Phật mà họ có sự kết nối. Các bác sĩ đã nói với họ rằng họ sắp chết, rằng họ chỉ có thể sống thêm hai hay ba tháng, nhưng nhờ tịnh hoá nghiệp nhân chính của căn bệnh ung thư trong tâm, họ đã chiến thắng hoàn toàn bệnh tật của mình. Trì tụng thần chú cũng có thể chữa lành những căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh tim.

Tôi biết một người ở Tây Ban Nha bị bệnh tim rất trầm trọng. Quả tim của anh to ra và các bác sĩ cho rằng anh ta chỉ còn sống được một thời gian ngắn nữa. Vị Geshe ở Trung tâm Long Thọ (Nagarjuna Center) tại Barcelona khuyên anh ta nên trì tụng thấn chú của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, TAYATHA OM MUNE MUNE MAHA MUNAYE SOHA, 300.000 lần. Geshe đã cho anh ta một con số quả là vĩ đại! Dẫu sao, anh ta cũng làm theo lời khuyên của Geshe, và trái tim của anh ta đã dần nhỏ lại cho đến khi trở lại bình thường. Một nhạc công Tây Ban Nha nổi tiếng cũng đã cho tôi biết rằng ai đó bị AIDS đã phục hồi lại nhờ tập thiền, nhưng tôi không biết chi tiết về trường hợp đó.

Tuy nhiên, điều tôi đang cố gắng nhấn mạnh ở đây là phát khởi tâm tốt lành là cách tốt nhất để chăm sóc sức khoẻ của bạn.

Ngày nay, có rất nhiều căn bệnh mới xuất hiện, có rất nhiều nguy cơ mới cho cuộc sống của chúng ta. Cách tốt nhất để khỏi phải trải qua những bệnh tật này là không tạo ra nghiệp nhân của chúng. Do đó, tâm tốt lành là sự bảo vệ tốt nhất cho chúng ta trước bệnh tật. Và, nếu bạn mắc phải bất cứ bệnh gì, thì cách tốt nhất để vượt qua nó vẫn là phát triển tâm tốt lành.

ĂN VỚI BỒ-ĐỀ TÂM

Trước khi ăn bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối, hãy nhớ cảm thấy, “tôi chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của tất cả chúng sinh; đây là mục đích cuộc đời tôi. Để hoàn thành mục đích này, tôi cần sống lâu dài và khoẻ mạnh. Do đó, tôi sẽ dùng thức ăn này.” Theo cách này, mỗi lần bạn ăn hay uống, nó sẽ trở thành sự phục vụ cho tất cả chúng sinh.

Khi bạn ăn và uống với Bồ-đề tâm, nó sẽ trở thành nhân của hạnh phúc cho tất cả chúng sinhLúc đầu, khi bạn phát Bồ-đề tâm, bạn tích tập được may mắnphước đức, nghiệp tốt nhiều như bầu trời, và sau đó, mỗi miếng thức ăn và nước uống mà bạn đưa vào miệng cũng sẽ trở thành nguyên nhân cho sự giác ngộ của bạn và hạnh phúc của tất cả chúng sinh.

Nếu bạn ăn với tư tưởng đem lại lợi lạc cho tất cả chúng sinh, trên đĩa của bạn có càng nhiều thức ăn, bạn dùng càng nhiều thức ăn, bạn càng tích tập được nhiều nghiệp tốt. Với mỗi miếng ăn, bạn tích tập được phước đức nhiều như bầu trời. Bạn ăn càng lâu, cuộc đời bạn càng trở nên giàu có và ý nghĩa.

MỌI THỨ BẠN LÀM CÓ THỂ TRỞ THÀNH PHÁP

Tương tự, như tôi đã đề cập trước đây, nếu bạn làm công việc của mình với Bồ-đề tâm, bạn làm càng lâu, bạn càng tạo ra nhiều nguyên nhân của giải thoát và giác ngộTình cờ, công việc của bạn trở thành phương tiện để thành tựu hạnh phúc trong những kiếp tương lai và giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Bạn tìm thấy bình an và hạnh phúc trong giây phút hiện tại và, quan trọng hơn, bạn tạo ra tương lai tốt nhất có thể cho chính bạn và những người khác. Theo cách này, mọi thứ bạn làm đều trở thành Pháp. Cuộc sống hàng ngày của bạn và Pháp trở thành một. Hai tư giờ một ngày, cuộc đời bạn hợp nhất với cách thiền tốt nhất, hợp nhất với Pháp.

Ngay cả nếu bạn hiểu thấu tất cả 84.000 pháp môn của đức Phật, tất cả kinh điển Hiển thừa và Mật thừa, hàng trăm quyển sách về giới luật trong Phật giáo, và có thể giảng giải tất cả chúng, nếu trong cuộc sống hàng ngày bạn không bảo vệ tâm bạn khỏi vọng tưởng, những tư tưởng mê lầmrối loạn, thì bạn đang không thực hành Pháp. Tại sao? Bởi vì định nghĩa về Pháp là thuốc đối trị vọng tưởng, như y khoa là thuốc đối trị bệnh tật.

Để những hành động của bạn trở thành Pháp, chúng phải là thuốc đối trị những vọng tưởng của bạn. Do đó, nếu bạn không bảo vệ tâm bạn khỏi vọng tưởng, nếu bạn liên tục cho phép tâm bạn bị kiểm soát bởi vọng tưởng, bị lấn át bởi vọng tưởng, nếu bạn trở thành nô lệ cho vọng tưởng của bạn, cho kẻ thù đích thực của bạn – vô minhsân hận, bám chấp… – nếu bạn không thực tập kiểm soát những vọng tưởngbảo vệ tâm bạn khỏi chúng, giải phóng tâm bạn khỏi những vọng tưởng, thì không có bất kỳ điều gì bạn làm có thể trở thành Pháp; bạn không bao giờ tạo ra nhân của hạnh phúc.

Mặt khác, trong cuộc sống hàng ngày của bạn, bất cứ khi nào có sự đe doạ của vọng tưởng khởi lên và bạn bảo vệ mình khỏi nó, chính lúc là bạn đang thực hành Pháp. Bất cứ khi nào bạn giải phóng tâm mình khỏi vọng tưởng, ngăn chặn dù chỉ một vọng tưởng khởi lên và kiểm soát hay lấn át bạn, chính vào lúc đó bạn đang thực hành Pháp đích thực.

Do đó, nếu bạn có thể sử dụng bất cứ sự giáo dục nào bạn có – giáo Pháp hay bất kỳ sự giáo dục nào khác – để bảo vệ chính mình, giữ tâm bạn khỏi vọng tưởng, và cũng để làm lợi cho những người khác, để đem đến bình an và hạnh phúc đích thực cho những người khác, thì tất cả, chứ không chỉ giáo Pháp mà bạn đã nghiên cứu, sẽ trở nên đặc biệt ý nghĩa. Tất cả những năm tháng bạn tự giáo dục bản thân sẽ thực sự thành công.

 

Nguồn: Making Your Life Meaningful của Lama Zopa Rinpoche

Kiran Đỗ Hoàng Tùng trích dịch

SHARE:

Để lại một bình luận