SHARE:
Emptiness
Traditionally, one of the words that describes the basis of who and what we are – indeed, the basis of all phenomena – has been translated as emptiness, a word that, at first glance, might seem a little scary, a suggestion, supported by early translators and interpreters of Buddhist philosophy, that there is some sort of void that permeates our being.
Most of us, at some point in our lives, have experienced some sort of emptiness. We’ve wondered, “What am I doing here?” Here may be a job, a relationship, a home, a body with creaking joints, a mind with fading memories.
If we look deeper, though, we can see that the void we may experience in our lives is actually a positive prospect.
Emptiness is a rough translation of the Sanskrit term sunyata and the Tibetan term tongpa-nyi. The basic meaning of the Sanskrit word sunya is “zero”, an infinitely open space or background that allows for anything to appear. The Tibetan word tongpa means “empty” – not in the sense of a vacuum or a void but rather in a sense of the basis of experience that is beyond our ability to perceive with our senses, to describe, to name, or to capture in a nice, tidy concept. Maybe a better understanding of the deep sense of the word may be “inconceivable” or “unnamable”. The Sanskrit syllable ta and the Tibetan syllable nyi, meanwhile, don’t necessarily mean anything in themselves, but when added to an adjective or noun, they convey a sense of possibility.
So when Buddhists talk about emptiness as the basis of our being, we don’t mean that who or what we are is nothing, a zero or void – a point of view that can give way to a kind of cynicism. For example, there’s an old, old story about a man who spent many years in a cave meditating on emptiness. Mice were constantly crawling around his cave, and one day a particularly large one leapt onto the rock that served as his table. “Ha,” he thought “the mouse is emptiness”. He grabbed his shoe and killed the mouse thinking, “The mouse is emptiness, my shoe is emptiness, and killing the mouse is emptiness,” But all he’d done was solidify theidea of emptiness into a concept that nothing exists, so he could do whatever he wanted and feel whatever he felt without experiencing any consequences.
This is a simplistic understanding of emptiness, a point of view that nothing has any meaning. But the actual teachings on emptiness imply an infinitely open space that allows for anything to appear, change, disappear, and reappear. The basic meaning of emptiness, in other words, is “openness” or “potential”. At the basic level our being, we are “empty” of definable characteristics. We aren’t defined by our past, our present, our thoughts and feelings about the future. We have the potential to experience anything. Andanything can refer to thoughts, feelings, and physical sensations.
To truly understand emptiness, however, it has to be experienced, and in this respect I can offer a story told by a student about how he had, in short order, lost his job, his home, and both of his parents.
“When all this was happening,” he said, “I spent a lot of time just looking at the pain, frustration, and sadness I was feeling. As I looked at this great mass of stuff, it came to me that I could break it down into smaller pieces.”
“Working with all this pain in this way, I gradually came to experience – not just intellectually but experientially – that I was not my pain. That I was not my frustration. Not my sadness. Whoever or whatever I was, I was an observer of my thoughts and feelings and the physical sensations that often accompanied them. Of course I felt some heaviness and wished I could turn back time. But as I looked at what was passing through my mind and body, I realized that there was something bigger than these experiences, something more basic, something that was larger, clearer, and more forgiving than I’d ever experienced. An openness that just let all this stuff come and go without taking it personally or putting it into words, but was felt at the heart of my being. Oh, I’m not explaining this very well…”
Actually, he explained it very well – or as well as he could, since the experience of emptiness doesn’t really fit precisely into words. A traditional Buddhist comparison to this experience likens it to giving candy to a mute. The mute can taste the sweetness of the candy but is incapable of describing the taste to anyone else.
(Tánh) Không
(Trích một đoạn từ quyển sách Tâm Rộng Mở của Tsoknyi Rinpoche ( Ka-nying)
Xưa nay, một trong những từ được dùng để nói lên bản chất sự hiện hữu của chúng ta – hay đúng hơn là bản chất của mọi hiện tượng – chính là từ « tánh không”, một từ thoạt nhìn có thể khiến chúng ta sợ hãi, vì từ này có thể hiểu rằng có một sự trống rỗng bên trong chính chúng ta, một hình ảnh được những nhà phiên dịch và diễn giải Phật giáo đầu tiên ủng hộ.
Gần như tất cả chúng ta, tại một thời điểm nào đó trong đời mình, đều trải qua một sự trống rỗng. Ta đã từng tự hỏi “Tôi đang làm gì ở đây?” Ở đây có thể là một sự nghiệp, một mối quan hệ, một ngôi nhà, một cơ thể với những khớp xương rệu rã, một tâm trí và những kỉ niệm mờ dần.
Nhưng nếu chúng ta nhìn kỹ hơn, chúng ta có thể thấy rằng cảm giác trống rỗng mà chúng ta đang trải qua trong cuộc đời lại chính là một cơ hội tích cực.
Tánh không là một cách dịch gần nghĩa của từ sunyata trong tiếng Phạn và từ tongpa-nyi trong tiếng Tạng. Ý nghĩa cơ bản của từ sunya là “con số không”, là hư không vô hạn để làm nền tảng cho mọi hiện tượng phô bày. Từ tongpa tiếng Tạng có nhĩa là “trống rỗng” – không phải theo nghĩa của vùng chân không hay hư vô, mà theo nghĩa bản chất của hiện tượng, bản chất này vượt qua khỏi khả năng nắm bắt của các giác quan, để có thể miêu tả, đặt tên, hoặc buộc vào một khái niệm cụ thể. Có thể sẽ hay hơn khi diễn tả chân nghĩa của từ này bằng những từ “bất khả luận- không thể diễn bày” hoặc “bất khả định danh-không thể gọi tên”. Trong khi đó, từ tố Ta trong tiếng Phạn và Nyi trong tiếng Tạng không có ý nghĩa khi đứng một mình, nhưng khi đi kèm với một danh từ hoặc tính từ, chúng nhằm chỉ một tính chất, một năng lực.
Cho nên khi nhà Phật nói tánh không là bản chất của hiện hữu, không có nghĩa rằng chúng ta không là gì cả, là con số không hay là hư vô – một cách nhìn có thể đưa đến chủ nghĩa hoài nghi. Có một câu chuyện cổ xưa kể về một người đã bỏ ra nhiều năm thiền định trong hang động để quán chiếu về tánh không. Những con chuột chạy khắp trong hang động của ông ta và một ngày kia, một con chuột đặc biệt lớn nhảy lên tảng đá mà ông thường dùng để làm bàn. “Ha,” ông ta nghĩ, “con chuột này là không”. “Con chuột là không, chiếc giày của ta là không và việc giết con chuột cũng là không nốt”, nghĩ như vậy, ông ta bèn vớ chiếc giày và đập chết con chuột. Nhưng tất cả những gì ông đã làm chỉ là biến tánh không thành một ý niệm rằng mọi thứ đều không thật, cho nên ông ta có quyền làm bất cứ điều gì mình muốn và nhìn nhận sự việc theo cách của mình và chẳng bao giờ phải nhận lại bất kỳ hậu quả nào.
Cách nhìn rằng mọi thứ đều không quan trọng là một cách hiểu quá đơn giản về tánh không. Những giáo lý chân chính về tánh không trong thực tế lại hàm chỉ một không gian vô hạn để bất kỳ hiện tượng gì cũng có thể xuất hiện, biển đổi, hoại diệt và xuất hiện trở lại. Nói cách khác, ý nghĩa cơ bản của tánh không chính là “sự rộng mở” hay “tiềm năng”. Về tính chất cơ bản của sự hiện hữu, chúng ta trống rỗng, không có một đặc tính cố hữu nào. Chúng ta không bị hạn định bởi quá khứ, bởi hiện tại, bởi suy nghĩ và cảm giác về tương lai. Chúng ta có khả năng để trải nghiệm bất cứ điều gì. Và bất cứ điều gì ở đây nhằm chỉ mọi suy tư, mọi cảm xúc nơi tâm và mọi cảm giác nơi thân.
Tuy nhiên, để thật sự hiểu được tánh không, chúng ta cần phải trực tiếp trải nghiệm nó và nói về trải nghiệm, tôi có thể kể ra đây một câu chuyện về một người học trò trong một thời gian ngắn đã mất tất cả : việc làm, nhà cửa và cả bố lẫn mẹ của mình.
“Khi mọi thứ xảy đến » anh ta kể lại, “con đã dành nhiều thời gian chỉ để nhìn vào sự đau đớn, tuyệt vọng và khổ đau mà con cảm thấy. Trong khi con chiêm nghiệm về khối đau khổ quá lớn này, đột nhiên con nhận ra rằng con có thể phân tách chúng thành những phần nhỏ hơn”
“Đối mặt với nỗi bất hạnh bằng cách này, con dần nghiệm ra rằng con không phải là nỗi khổ đau của con – sự chứng nghiệm này không chỉ về mặt lý luận mà bằng sự trải nghiệm trực tiếp. Rằng con không phải là sự tuyệt vọng. Con không phải là nỗi buồn. Dù thế nào đi nữa, con là người quan sát những ý nghĩ và cảm thọ, cũng như những cảm giác sinh lý đi kèm theo những ý nghĩ và cảm xúc này. Tất nhiên cũng có lúc con có cảm giác buồn bã và mong ước mình có thể đảo ngược thời gian. Nhưng khi con tiếp tục chiêm nghiệm những gì đi ngang qua nơi tâm và nơi thân, con nhận thấy có một điều gì đó vĩ đại hơn đằng sau những trải nghiệm này, một điều gì đó sâu sắc và căn bản, sáng suốt và khoan dung hơn những thứ mà con từng cảm nhận trước đây. Một sự rộng mở để cho mọi việc đến và đi không thể nắm bắt hay diễn đạt bằng lời, mà chỉ có thể cảm nhận tự sâu thẳm lòng con. Ôi, con diễn đạt không được tốt lắm…”
Thực ra, anh ta đã diễn bày rất hay – hay nhất trong khả năng của mình, bởi lẽ kinh nghiệm về tánh không không thể thâu tóm bằng ngôn từ. Một thí dụ kinh điển của đạo Phật để nói về trải nghiệm này chính là hình ảnh người câm nếm mật. Một người câm có thể nếm được vị ngọt nhưng không thể nào miêu tả hương vị này cho ai khác.
Chuyển ngữ tiếng Việt, Dolma Droje, hiệu đính: Sangay Kunga Chophel
Nguồn: Karma Kagyu
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS