Chuẩn bị cho Mật thừa

SHARE:


MẬT THỪA TÂY TẠNG – Dịch và biên tập bởi Jeffrey Hopkins
Việt dịch: An Phong, Thiện Tri Thức

1. Ghi chú của người biên tập & Tạ ơn
2. I. TINH TÚY CỦA TANTRA bởi Tenzin Gyatso: Đức Dalai Lama thứ mười bốn
3. Tantra cho thực hành
4. Quy y
5. Tiểu thừa và Đại thừa
6. Kim Cương thừa
7. Tịnh Quang
8. Sự Vĩ Đại của Mật thừa
9. Làm sáng tỏ
10. Quán đảnh
11. II ĐẠI DIỄN GIẢI VỀ MẬT THỪA bởi Tsongkapa
12. Những Lý Do cho đức Tin
13. Những con đường đi đến Phật tánh
14. Kim Cương Thừa
15. Yoga Hóa thần Bổn tôn
16. Phương Tiện trong Bốn Tantra
17. Một Mục Tiêu
18. Nhận dạng Bốn Tantra
19. Chuẩn bị cho Mật thừa
20. III PHỤ LỤC
21. bởi Jeffrey Hopkins
22. Tánh Không
23. Chuyển hóa
24. Mục đích của Bốn Tantra
25. Những điểm tinh yếu
26. CHÚ THÍCH
27. THUẬT NGỮ

Chuẩn bị cho Mật thừa

Những cách thức tiến bộ trên những
con đường có những đặc trưng này

Đoạn này có hai phần : những giai đoạn chung của con đường trong hai thừa của Đại thừa và những giai đoạn riêng trong Kim Cương thừa (Chỉ có phần đầu được trích ở đây).

Những giai đoạn chung của con đường 
trong hai thừa của Đại thừa

Tantra Quán Đảnh Vajrapani nói :

‘Mạn đà la rất rộng lớn, rất sâu xa này của những thần chú duy trì(15) vĩ đại của các Đại Bồ tát, khó thâm nhập, bí mật hơn sự bí mật, nó không nên được chỉ bày cho những hữu tình tội lỗi, rất ít khi được ngài nói đến, hỡi Vajrapani. Làm thế nào nó có thể được giải thích cho chúng sanh họ chưa hề nghe nó từ trước ?’

Vajrapani nói, ‘Manjushri, những Bồ tát ấy thực hành những công hạnh Bồ tát qua cách tiếp cận của Mật Chú, khi họ đã dấn thân vào và hoàn thành sự trau dồi tâm vị tha của giác ngộ, có thể đi vào mạn đà la của những thần chú duy trì nơi đó sự nhập môn quán đảnh cho đại trí huệ được ban cho. Những người nào chưa hoàn thành trọn vẹn điều ấy không được đi vào ; họ không được ngay cả chấp nhận cho thấy một mạn đà la ; họ không được chỉ cho những ấn (những biểu tượng của bàn tay) hay những thần chú bí mật.

Như thế, trước khi được ban cho nhập môn quán đảnh, tâm vị tha của giác ngộ (tâm Bồ đề) phải được hoàn thành. Bởi thế, trước hết, bạn cần tu hành tâm nguyện vọng và tâm thực hành hướng đến giác ngộ và rồi đi vào một mạn đà la.

Những giai đoạn tu hành tâm nguyện vọng và thực hành hướng đấn giác ngộ là như vầy : Trước tiên bạn phải nương dựa một cách thích hợp vào một vị hướng dẫn tâm linh có thẩm quyền của Đại thừa qua tư tưởng và hành động. Ngài sẽ dạy những con đường trong đó rảnh rang giải thoát là đầy ý nghĩa và khó tìm, và qua sự tu hành trong đó, một ước muốn lớn lao để chiết xuất tinh túy của cái chống đỡ cho đời sống của sự rảnh rang giải thoát này sẽ được phát sanh. Phương cách tốt nhất để làm được vậy là đi vào Đại thừa. Cổng vào Đại thừa chính là tâm vị tha của giác ngộ bởi vì, nếu nó thực sự hiện hữu trong dòng tâm thức của bạn, thì sự kiện bạn là một người Đại thừa không phải là giả tạo, còn nếu nó chỉ là lời nói và ngôn từ, thì sự việc bạn là một người Đại thừa cũng chỉ là trên lời nói và ngôn từ. Bởi thế, một người có trí cần phải dần dần loại bỏ bất cứ thứ gì không hợp với tâm vị tha của giác ngộ và phát sanh nó với tất cả những đặc tính của nó.

Nếu ban đầu bạn không xoay tâm thức bạn khỏi cuộc đời này, nó là một chướng ngại cho những con đường của Tiểu thừa hoặc của Đại thừa. Bạn phải chánh niệm với cái chết theo nghĩa bạn sẽ không ở lâu trong cuộc đời này và cần nghĩ sau cái chết bạn sẽ lang thang đến những chỗ lưu lạc như thế nào ; bởi vậy bạn cần xoay tâm bạn khỏi cuộc đời này. Bấy giờ, sự luyến bám vào những điều kỳ diệu của một đời tương lai sẽ được vượt qua nhờ nghĩ đến những lỗi lầm, khuyết điểm của toàn bộ vòng sanh tử ; nhờ đó, tâm bạn sẽ được hướng đến giải thoát.

Sau đó để chinh phục thái độ tìm kiếm an lạc cho riêng mình, bạn cần tu hành trong một thời gian lâu dài tâm từ, bi và vị tha của giác ngộ – nó có từ và bi như là gốc rễ của nó – và rồi thực hành một tâm của giác ngộ không giả tạo. Tiếp theo, bạn cần biết đến những công hạnh của Bồ tát và phát sanh ước muốn tu hành của chúng. Nếu bạn có thể mang gánh nặng của những công hạnh của những người con của bậc Điều Ngự, bạn cần phát những nguyện Bồ tát và thực hành những giáo huấn trong đó. Rồi, nếu bạn có thể mang lấy gánh nặng của những cam kết và lời nguyện của Kim Cương thừa, bạn cần nghe Năm Mươi Bài Kệ về Guru của Ashvagosha, và đã tịnh hóa với cách thức liên hệ với một guru, bạn đi vào Mật thừa.

Năm Mươi Bài Kệ về Guru nói :

Để cho một đệ tử với tư tưởng trong sạch
Người đã đến quy y Tam Bảo,
(Bản văn) này về việc theo một guru
Cần được ban cho để đọc tụng.
Rồi qua việc trao cho nó thần chú(16) và v.v…
Nó được tạo thành một pháp khí của giáo lý tuyệt hảo.

Năm Mươi Bài Kệ về Guru được giải thích cho một người đã tu hành ‘tư tưởng trong sạch’ – tâm vị tha của giác ngộ – và người ấy đã có một chỗ quy y không chung chung. Sau khi đạo sư đưa cho Năm Mươi Bài Kệ về Guru, (người thọ nhận) được tạo thành một pháp khí (của Mật thừa) qua lễ nhập môn quán đảnh.

Minh Giải về Hợp nhất (Yuganaddhaprakasha) của Rahulashrimitra nói :

Những giai đoạn là : vào thời gian hoan hỷ
Đúng ngày, chòm sao và v.v…,
Người đệ tử chắp tay và cúi xuống
Phát lồ mọi tội lỗi của mình
Và quy y Tam Bảo.
Nó cần thực hành tốt
Tâm của giác ngộ và mang lấy
Những lời nguyện cư sĩ và Bồ tát
Và sự tịnh hóa cùng sự làm mới lại.
Trong những giai đoạn tùy thuận nó cần nương dựa
Theo những cách (tuyệt hảo) vào Kim Cương sư,
Nhưng e rằng ở đây quá dài
Tôi sẽ không viết thêm về điều này.
Đã làm xong mọi điều ấy nó sẽ thỉnh cầu vị guru,
‘Xin ban cho con nhập môn quán đảnh.’

Trước nhập môn người ta mang lấy (một lời nguyện) giải thoát cho cá nhân, phát sanh một tâm vị tha vì giác ngộ và lời nguyện về điều này, và rồi khẩn cầu một guru để ban cho nhập môn quán đảnh. Lời nguyện cư sĩ và sự tịnh hóa của nó (về những vi phạm lời nguyện đã xảy ra trước kia) và sự làm mới lại (khôi phục lại những lời nguyện đã bị bẩn được tịnh hóa) dành cho một người có gia đình ; một tu sĩ đi vào Mật thừa cần giữ hoàn toàn thanh tịnh những lời nguyện sadi và tỳ kheo.

Chương đầu tiên của Ngọn Đèn Toát yếu của Thực Hành của Aryadeva sau khi chứng tỏ rằng người ta cần tu hành những giai đoạn và không phải mọi thứ cùng một lúc, nói, ‘Những giai đoạn là như vầy : Trước tiên người ta tu hành trong tư tưởng về Phật thừa. Khi đã làm thế, người ta tu hành một thừa mới, cái định nhất tâm.’ Sau khi người ta tu hành Phật thừa – tư tưởng của nó là tâm nguyện vọng và thực hành của giác ngộ – người ta tu hành một thừa mới – Mật thừa.

Bởi thế, sự cần thiết phát sanh tâm nguyện vọng và thực hành của giác ngộ và những công hạnh của sáu hoàn thiện không chỉ được mang theo đến đây từ Thừa Hoàn Thiện, bởi vì chính những bản văn Mật thừa nói đi nói lại rằng người ta phải tu hành những con đường này. Đấy là những con đường chung xuất hiện trong chính Kim Cương thừa. Bởi vì tôi đã giải thích chúng rộng rãi trong Những Giai đoạn của Con Đường chung cho những Thừa, tôi sẽ không giảng giải ở đây.

Không phân biện với lý luận trong sáng
Sự khác biệt với những giải thích đúng và sai
Trong hệ thống của bạn và những hệ thống của người khác,
Và không phân biện đúng những đặc trưng chính yếu
Chung và không chung trong Tiểu thừa, Đại thừa,
Mật và Hoàn Thiện, đó chỉ là một việc tin suông.
Khi tuyên bố rằng giáo lý tổng quát của Phật giáo
Đại thừa và đặc biệt Kim Cương thừa,
Là những cổng vào tối thượng cho những người phước đức.
Như thế, hỡi bạn với thông minh và ngưỡng vọng,
Cho đến khi bạn không thể bị khuấy động bởi một ai thách thức
Hãy tu hành con mắt trí với lý luận chân chánh
Và tìm kiếm niềm tin vững chắc trong những yếu chỉ của giáo huấn.

Phần đầu của Phát Giác Mọi Chủ Đề Bí Mật, những Giai đoạn của Con đường đi đến một Vajradhara Vĩ Đại, được gọi là ‘Giáo lý tổng quát về những Cổng của các giai đoạn khác nhau để đi vào Giáo lý,’ được kết thúc.

SHARE:

Để lại một bình luận