THIỀN ĐỊNH: HỢP NHẤT NGÀY VÀ ĐÊM

SHARE:

Câu ‘thiền định hợp nhất ngày và đêm’ tác động trên cả hai cấp độ nghĩa đen và nghĩa ẩn dụ. Thứ nhất, nghĩa đen, đối với hai mươi bốn giờ một ngày, chúng ta an trụ trong và là tánh giác, quan sát hoạt động của thân, ngữ và tâm, trong nó nhưng không phải của nó. Nhưng thứ hai, một cách ẩn dụ, chúng ta an trụ tỉnh giác bất kể phẩm tính tạm thời của khoảnh khắc; nếu là thời gian ban ngày chúng ta thoát khỏi sự can thiệp của nghiệp, và khi thân tâm làm việc với sự sáng tỏ tốt nhất, chúng ta mất cảm thức cái tôi, thư giãn trong bất cứ hoạt động lợi lạc nào sẽ đem đến niềm vui trong bản tánh của tâm. Nếu, ngược lại, trí nhớ đưa chúng ta vào những chiều sâu nơi bị nghiệp hành hạ, nơi cảm xúc căn bản thuộc thú vật lúc nhúc và điều khiển chúng ta, và trí nhớ của những đời quá khứ, tưởng đã quên hẳn, làm mờ rối tánh giác của chúng ta, dầu mở mắt, nghiệp vẫn tự bộc lộ và lại thúc đẩy chúng ta từ ‘đêm tối’ vào ‘ánh sáng ban ngày’.
Tuy nhiên, Dudjom Rinpoche có trong tâm nhiều hơn chức năng không thiền định căn bản của Đại Toàn Thiện. Trước hết ngài phân biệt ba điểm hay ba giáo huấn, mà trong nhiều dòng phái tạo thành nền tảng của thực hành thiền định nguyên thủy, đặc biệt giáo huấn của Dza Patrul trong thế kỷ 19 (Tsiksum Nedek). Nếu chúng ta liên hệ nguyên tắc đầu tiên, ‘nhận biết’, với ‘cái thấy’, nó tạo nên kinh nghiệm nhập môn; thứ hai, ‘tập chú đơn nhất’ (hay tin chắc) liên hệ với thiền định, chúng ta có một thực hành liên tục hai mươi bốn giờ một ngày; và thứ ba ‘giải thoát chắc chắn’, liên hệ với hoạt động, nó là hoàn tất, chúng ta có một sadhana Đại Toàn Thiện trọn vẹn. Có lẽ điều ấy đã đủ. Nếu không, bấy giờ hãy xem ba giáo huấn rõ ràng là những phương diện của một khoảnh khắc không có thời gian. Thứ nhất là sự nhận biết căn bản của kinh nghiệm nhập môn; thứ hai là bản tánh của mọi kinh nghiệm là rạng rỡ hay ánh sáng, và thứ ba là sự giải thoát như là hành động, đó là sự hoàn tất của mọi tri giác khoảnh khắc và chúng ta gọi là lòng bi (tujé). Nếu chúng ta liên kết ba phương diện này với đoạn trước, bấy giờ nhận biết bản tánh của tâm là tinh túy; tập chú đơn nhất vào sáng tỏ hay rạng rỡ là bản tánh; và giải thoát chắc chắn đi cùng mỗi khoảnh khắc của nở hoa bi mẫn. Dùng ẩn dụ khác, chỉ thành công một phần, nhận biết bản tánh của tâm là gốc rễ, tập chú đơn nhất là thân và giải thoát chắc chắn là hoa.

****

Từ một quan điểm khác, Dudjom Rinpoche soi sáng ba nguyên tắc rõ ràng này như vầy:

🍂Tự nhận biết

Tự nhận biết là tánh giác nội tại của hiện diện nguyên sơ
(tánh giác hiện diện), và đó chỉ là tri giác bình thường của cái
bây giờ và tính nội tại của tư tưởng tạm thời.

🍂Tập chú đơn nhất

Mọi kinh nghiệm của sanh tử/ niết bàn bất kỳ nào, mọi hiện tướng, là sự nở hoa của hiện diện nội tại vốn sẵn; nó không gì khác hơn là trò chơi tự do không dứt của hiện diện thanh tịnh.

🍂Giải thoát chắc chắn

Mọi tư tưởng, thô hay tế, dù thế nào, được nhận biết tức khắc khi nó sanh khởi và đồng thời tan vào khoảng bao la của hiện diện trống không của pháp thân.
Dùng ba giáo huấn chính xác này một cách cá nhân, liên hệ chúng với kinh nghiệm cá nhân trong tại đây và bây giờ, bấy giờ ‘hiểu bản tánh của tâm’ sẽ ám chỉ kinh nghiệm nhập môn của chúng ta. Chính thấu hiểu như vậy là yếu tố nguồn gốc thúc đẩy sự quan tâm thích thú Phật giáo của chúng ta và nhất là sự mê hoặc của chúng đối với Đại Toàn Thiện – đặc biệt nếu chúng ta sinh gần sau Đại chiến Thế giới thứ Hai.

Định nghĩa này là một phân tích ba ngôi mở ra khoảnh khắc của kinh nghiệm nhập môn bản tánh của tâm một cách trí năng, nhưng như trong Tia Sét Đánh, ngài giảm đến mức tối thiểu cú đánh hiện sinh nơi kinh nghiệm hiện thực ấy. Tuy nhiên, rõ ràng bản thân Dorje Zhonnu tượng trưng cho bản tánh của tâm và sự tương tục của nó. Kinh nghiệm nhập môn là phi thường, nhưng ở đây được giải thích theo ba phần với ba phương diện hay cấp độ nhận biết: thứ nhất là hoàn tất toàn bộ nên bất kỳ sự trở lại nào vào mê lầm là không thể; thứ hai là một nhận biết thất thường đến và đi, đôi khi cho một kinh nghiệm về tính bất nhị có thể diễn tả như Dorje Zhonnu và đôi khi để chúng ta lìa xa khỏi kinh nghiệm ấy – ‘bây giờ chúng ta thấy nó nhưng bây giờ chúng ta không’; và thứ ba là một kinh nghiệm nhập môn cho một chứng ngộ hay nhận biết tràn ngập về bản tánh của tâm, nhưng chỉ là một kinh nghiệm mạnh mẽ nhất thời rồi tan biến không bao giờ trở lại. Hầu như chắc chắn nhất, bởi vì chúng ta đang đọc bình giảng Dzogchen này, chúng ta được ban phước với một nhận biết thất thường và rơi vào phạm trù thứ hai.
Giáo huấn chính xác thứ hai ám chỉ thiền định hai mươi bốn giờ một ngày, là một tập chú đơn nhất hay có một ý định đơn nhất. Tốt nhất, thiền định có một tập chú đơn nhất không tự ý thức (không thiền định) soi chiếu trong mọi khoảnh khắc của hai mươi bốn giờ, ‘đi, ngủ, ăn, đại tiện’. Trước hết, hãy xem nguyên tắc này ám chỉ một thói quen của năm thời hai giờ của thiền định chỉ ngồi trong mỗi thời kỳ hai mươi bốn tiếng và theo những giáo huấn của lama.
Khi thiền định này thoát khỏi tự – ý thức, khi thiền định trở thành không thiền định, chúng ta đi vào không thiền định được áp dụng cho hai mươi bốn giờ không cách hở. Ở đây chúng ta có một tự tin kiên cố, không cố ý, bất cứ cái gì đi vào sáu trường giác quan đều tự động chuyển hóa vào khoảnh khắc nó sanh khởi, cũng như sự băng ngang của một con cá trong hồ nước – hay tốt hơn, đường bay của một con chim trong bầu trời – biến mất không để lại dấu vết.
Cuối cùng, chúng ta đã đến trong một không gian nơi hiện diện thanh tịnh, rigpa, là thực tại duy nhất.

****

‘Phần thứ hai của kinh nghiệm thiền định hai mươi bốn giờ một ngày, diễn tả phát hiện trực tiếp tinh túy trần trụi và có hai phần, phần thứ nhất diễn tả sự phát hiện qua nghi thức chuyển di ban phước, và thứ hai, phát hiện qua kinh nghiệm thiền định’.

🍂Chuyển di – Ban phước

Để hiểu sự gộp lại của ‘chuyển di – ban phước’ trong giai đoạn hoàn thành đặc biệt, chúng ta cần chú ý ghi chú ở cuối đoạn. “Đoạn này không phải là một phần của bản văn gốc, nhưng bởi vì nó khởi dẫn chứng ngộ phong phú, nó đã trở thành một phần của truyền thống của lama và như vậy có một ban phước lớn lao”.
Có lẽ khó để hiểu sự liên quan của cầu nguyện dòng phái trong ngữ cảnh atiyoga thiêng liêng này. Đâu là chỗ của cầu xin dòng lama giới hạn trong thời gian vốn ở trong bản tánh của tâm bất nhị không có thời gian này? Dĩ nhiên điều này là cần thiết khi chúng ta thường xuyên nhớ đến một thực hành sơ bộ căn bản để nâng cấp chúng ta đến chót đỉnh bất nhị của atiyoga, gọi là guru – yoga, trong đó người học quán tưởng chính mình là guru – lama và do đó tự đồng nhất mình như vậy. Atiyoga có thể được diễn tả như sự chứng thực đồng nhất với tánh giác được hỗ trợ bằng nghi lễ. Ngoài ra, cầu nguyện dòng làm giảm nguy hiểm của sự đắm mất mình trong không gian siêu việt của tịnh quang thoát khỏi tính sáng tạo của nó (sắc tướng của cái vốn nội tại) và mệnh lệnh bồ tát (đạo đức động viên). Tác giả bỏ nhiều câu kệ cầu nguyện dòng trong bản văn là một thừa nhận rằng phần quán tưởng sự đồng nhất đệ tử/ lama trong guru – yoga là một nỗ lực bi mẫn cuối cùng cho phép những người nhị nguyên lầm lạc tự cố gắng đi vào mạn đà la Dzogchen. Mặt khác, những tên và dấu hiệu tượng trưng của những vị đã đi trước chúng ta trong việc nhận biết toàn bộ bản tánh của tâm cung cấp một khiêm tốn cho người tham dự tiềm ẩn tính kiêu căng và ích kỷ.
Vâng, nhưng sự chứng minh này không nhất thiết xua tan khối văn hóa được gợi ra bởi một thị kiến các lama trong quê hương những núi cao của họ, gompa và chung, nơi họ thi hành những nghi lễ lạ lùng trong một giọng nói xa lạ, dù Bắc Kinh và Varanasi, không kể Paris và New York. Đối với những người lạ trong Xứ Tuyết hay những người mới đến với Dzogchen, cần chìm vào dưới cấp độ của phân biệt văn hóa thô và tế, để cho phép nối kết với những lama trong sự sùng tín của họ và để đồng nhất với họ trên một cấp độ nội tại, hiện sinh của cảm kích thần bí và thẩm mỹ, và như thế có thể biết pháp thoát khỏi cái bẫy văn hóa.
Nghi lễ ban phước hấp dẫn này có thể sanh ra hay không kết quả mong muốn, nhưng ở đây, với lời và hành động nghi lễ của nó, đặt kinh nghiệm trong một ánh sáng khác. Câu hỏi sanh khởi là, kinh nghiệm này có phải là kết quả của một sự trao truyền thực tế từ một thực thể đối tượng (lama) đến một người khác (thiền giả)? Hay đó là kết quả của hai thực thể chia sẻ một bản tánh chung? Đây là một điểm cần bàn bạc. Dudjom Rinpoche xử lý với sự thận trọng, nhưng ngài không nghi ngờ hiệu quả của nó. Như vậy chúng ta được giới thiệu với sự chắc chắn rằng kinh nghiệm nhập môn, một chứng ngộ bản tánh của tâm, xảy ra khi chúng ta đồng nhất với một vị thầy cử hành một nghi lễ như được diễn tả trong bản văn. Nếu chúng ta cần tránh giả định rằng có một trao truyền thực tế một rung động vi tế từ một người sang người khác, chúng ta có thể lý trí hóa kinh nghiệm nhập môn tối hậu này theo cách sau đây: Kinh nghiệm nhập môn xảy ra trong đệ tử khi trong nghi lễ lúc một trực giác của sự hoàn toàn mất cảm thức tự ngã, sanh khởi đồng thời với tánh giác đơn giản nhưng đầy năng lực nằm trong tâm. Chúng ta ám chỉ tâm này là Tâm, tức là hiện diện thanh tịnh (rigpa). Rõ ràng, trong ngữ cảnh này, sùng tín hoặc là một miêu tả phẩm tính của tâm trống không, hay một tình cảm hoạt động như một kích thích cho sự nhận biết tánh giác trần trụi. Về bản văn của chúng ta, có thể được diễn tả như cái sau, hay nhận biết thiền định trong sự hợp nhất của tĩnh lặng và hoạt động.
Về ‘chuyển di ban phước’, một điểm cần soi sáng: nghĩa đen của từ Tây Tạng ‘phowa’ (pho ba) chắc chắn là ‘chuyển di’, nhưng dịch sang tiếng Anh trong ngữ cảnh Dzogchen thì ‘chuyển hóa’ là tốt hơn. Từ dịch này thích hợp khi những ban phước của lama không phải được chuyển di trong thời gian, xuyên qua không gian, từ một người sang người khác như một tâm sở thuộc vật chất. ‘Những ban phước của lama’ để chỉ một cách ẩn dụ như trú ngụ trong một địa tầng của cái biết hiện diện tiềm ẩn trong tại đây và bây giờ. Sùng tín là ‘mở hạt mè’ cho tánh giác trống không an lành một cách rốt ráo, và nghi lễ ‘jinlap powa’ là phương tiện của sùng tín ‘mở hạt mè’.

🍂Tĩnh lặng, Chuyển động và Hiện diện thanh tịnh

Một số hành giả tinh thông có thể nhận thức rằng sự xử lý thiền định nghi lễ chuyển di – ban phước của Dudjom Rinpoche là chìa khóa để nhận biết bản tánh của tâm. Với kinh nghiệm nhập môn, không có gì còn lại để làm, nhưng truyền thống Nyingma Tây Tạng cho rằng nghi lễ guru – yoga chi tiết với những cúng dường tượng trưng, quán tưởng và cầu khẩn tái xác nhận sự nhận biết cái tại đây và bây giờ, và sự nhớ lại tính bất nhị của ta và người khác. Tuy nhiên, đối với người theo chủ nghĩa thuần túy, nghi lễ ấy đi khá xa. Dưới chuyên mục trực tiếp, đơn giản của Tĩnh lặng, Chuyển động và Hiện diện thuần túy, Dzogchen như là Thiền định – như nghịch với cái Thấy và Hành động – được trình bày đứng một mình, cung cấp tinh túy của mọi thiền định, và cho một miêu tả vừa là nhận biết đầy đủ của Dzogchen.
Lại nữa, tĩnh lặng, chuyển động và hiện diện thanh tịnh được xem như là ba phương diện của kinh nghiệm thiền định (Sanskrit dhyana, Tây Tạng bsam gtan – samten). Ba phương diện là những dấu hiệu ngôn ngữ tách biệt để chỉ những phương diện của cái toàn thể được kinh nghiệm. Dudjom Rinpoche đã cho một bình giảng đối với mỗi cái của ba phương diện của tánh giác toàn thể này. Tuy nhiên, cái thứ ba, nói về rigpa, có thể được xem như là hoàn tất và cứu cánh. Bất cứ lối tiếp cận nào chúng ta dùng, chắc chắn kinh nghiệm ấy là của Dzogchen như là thiền định, bởi vì thực hành – và nó chắc chắn là một thực hành – đòi hỏi chỉ ngồi thư thả trên đệm thiền.
Ở đây là chủ đề của đoạn này trong bản văn của lama: ‘Phần thứ hai của phát hiện tinh túy trần trụi là phát hiện qua kinh nghiệm thiền định. Có ba phần: (i) chỉ thẳng tĩnh lặng (tìm thấy chuyển động trong tĩnh lặng); (ii) chỉ thẳng chuyển động (tìm thấy tĩnh lặng trong chuyển động); và (iii) chỉ thẳng sự hợp nhất của tĩnh lặng và chuyển động’.
Từ thích đáng ở đây là ‘chỉ ra, chỉ thẳng’. Vị lama, vị thầy, không trao truyền một cách pháp thuật bản tánh của tâm trong bộ ba biểu hiện ra như là tĩnh lặng, chuyển động và tĩnh lặng/ chuyển động thống nhất, như vậy nhập môn kinh nghiệm mới. Hoặc qua lời viết hay lời nói hay chỉ bằng biểu tượng, ngài đang chỉ thẳng một cách nhẹ nhàng bản tánh của tâm như một phản chiếu của tánh giác của chính ngài, với giả định rằng bản tánh của tâm đang hiện hữu một cách tiềm năng hoặc hiện thực trong tâm tất cả chúng ta. Trong sự chỉ thẳng vốn có sự phát hiện bản tánh của tâm. Không có cái gì được thêm vào; không có cái gì bị lấy đi. Chúng ta chỉ cần nhớ lại nó, ‘nhớ – lại’ hàm ý một khoảnh khắc trước kia trong đó bản tánh của tâm đã chiếu xuyên qua và làm sanh ra kinh nghiệm tánh Không sáng tỏ và lòng bi như được diễn tả trong phần ‘Cắt đứt Buông lỏng’. Chính trong một khoảnh khắc không làm gì cả mà chỉ thẳng trở thành một khoảnh khắc giải thoát, trong đó bản tánh của tâm được phát hiện theo tĩnh lặng, chuyển động và hợp nhất cả hai.
Cái toàn thể trước hết được diễn tả theo tĩnh lặng, nơi đó khi an trụ trong lặng yên chúng ta kinh nghiệm chuyển động (thay đổi). Rồi kinh nghiệm của chuyển động được diễn tả trong đó tĩnh lặng được biết như bản tánh của nó. Cuối cùng, sự hợp nhất của tĩnh lặng và chuyển động được diễn tả là không thể miêu tả, nơi đó, tuy nhiên – và ngài cứng rắn về điều này – hai cái về tinh túy là một nhưng chúng không phải là đồng nhất. Chúng là hai – trong – một, một hợp nhất của hai.

—🍀☀🍀—

TIA SÉT ĐÁNH CỦA DUDJOM RINPOCHE

Ban dịch thuật Thiện Tri Thức

Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức – 2024

Post: Thường An

SHARE: