SHARE:
TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
MAYA YOGA – LONGCHENPA – Keith Dowman kết tập và bình giảng
Nhà xuất bản Vajra, 2010
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017
Bấy giờ, trước hết chúng ta hãy nhìn kĩ vào ý niệm Maya của Longchenpa. Trong những câu đầu tiên của tác phẩm, trong chương về giấc mộng, maya gồm hai phương diện. Thứ nhất là maya vô nhiễm căn bản, nó là trạng thái hiện thể tự nhiên, bổn nguyên của chúng ta. Nó là Maya bất nhị của tánh giác tự soi chiếu của chúng ta, tạo thành hiện thể Phật ba chiều kích bẩm sinh của chúng ta không tách lìa với tánh giác nguyên sơ vốn sẳn của nó. Thực tại nhất thể này tự hiện diện một cách hoàn hảo và tự nhiên trong mỗi khoảnh khắc của cái ở đây và bây giờ như một phần toàn thể của vũ trụ, như một hologram (toàn ảnh). Đây là maya của Đại Toàn Thiện và trong tánh giác bất nhị của nó, nó vượt khỏi trí năng.
Phương diện thứ hai là maya huyễn hoặc mê lầm do trí năng tạo ra. Được biết như là maya của quan niệm sai lầm. Maya này sanh khởi trong không gian của maya vô nhiễm như là một mất mát tổn thất của tánh giác tự nhiên vốn sẳn của trạng thái bổn nguyên của hiện thể chúng ta, và chúng ta gọi nó là vô minh. Maya này mở bày như bánh xe của đời sống sanh tử. Nó hiện thân như một trong sáu cách sống, sáu cõi, hay sáu loại tâm thức. Ở đây những định luật của nghiệp hoạt động, và tùy theo hành động của chúng ta trong môi trường cá nhân mà chúng ta chịu sướng khổ trong đời sống hàng ngày. Vì tánh giác nguyên sơ của maya vô nhiễm không ngừng bị tha hóa bởi bám chấp vào vòng xoáy hằng ngày, thế nên sự vận hành của tâm mà chúng ta gọi là trí năng tăng thêm trong việc dựng lập và phân biệt một thực tại vốn là không gian bao la không tạo dựng. Thực tại bất nhị của trạng thái bổn nguyên vô nhiễm biểu lộ như là thế giới không gian thời gian nhị nguyên mà chúng ta biết trong kinh nghiệm hàng ngày và các nhà vật lý và tâm lý khảo sát nó trong các phòng thí nghiệm của họ.
Cái maya này của kinh nghiệm bình thường của chúng ta nằm nơi cấu trúc mà trí năng sắp đặt. Đây là một hệ thống phức tạp và khác biệt những quan niệm và niềm tin, nó không chỉ qui định phẩm tính và bản chất kinh nghiệm của chúng ta mà còn cả thế giới có vẻ bên ngoài và khách quan. Hệ thống niềm tin này và maya của kinh nghiệm biểu lộ nó, tuy nhiên, không bao giờ do cõi giới bao la của tịnh quang bi mẫn sanh ra mà chỉ tự hiện trong đó. ‘Maya của quan niệm sai lầm’ và ‘maya vô nhiễm căn bản’ của trạng thái tự nhiên của chúng ta là một. Những lời dạy Dzogchen trong cẩm nang này cung cấp phương tiện để nhận biết và chứng ngộ chân lý vĩ đại này. Tám tương tự của Longchenpa cung cấp cánh cửa mở trở vào trạng thái tự nhiên vốn có này của hiện thể chúng ta. Nhận biết maya vô nhiễm căn bản là con đường không con đường trực tiếp và căn bản của Dzogchen trong khi maya của quan niệm sai lầm bao gồm trong con đường được tạo dựng một cách thứ lớp.
Thấy rằng kinh nghiệm đời sống của chúng ta đã được cung cấp một nhận biết trực giác trực tiếp về bản tánh của thực tại như là maya, và rằng những hệ thống quan niệm và niềm tin của chúng ta, dù là sản phẩm của trí năng, hiểu được rằng mục tiêu của cuộc đời chúng ta là nhận biết được sự nhất thể của maya vô nhiễm căn bản và maya của những quan niệm sai lầm, Longchenpa đề nghị và tập chú vào bốn trường hợp đặc biệt của maya. Cái thứ nhất là thực tế đời sống của chúng ta, điểm bắt đầu và mục đích của sự chuyển hóa được chứng ngộ bằng nhận biết bản tánh chân thật của chúng ta. Bản tánh của thực tế này được minh họa bằng sự tương tự một màn huyễn thuật. Cũng như một ảo thuật gia thiết kế sự huyễn hóa của một sự cố từ ánh sáng và âm thanh trong đó nền phông của huyễn hóa vẫn không biến đổi, như thế maya cảnh tượng mê lầm sanh khởi từ nền tảng tịnh quang của bản tánh của tâm. Tịnh quang này lại được minh họa bởi ẩn dụ tấm gương phản chiếu không dứt nhưng vẫn không ô nhiễm bởi những hình ảnh xuất hiện trên mặt gương.
Trường hợp thứ hai của maya là thế giới nhị nguyên mê lầm mà chúng ta tin tưởng là thật. Chúng ta tự giả định mình là một thân tâm khách quan, một cái tôi, hiện hữu trong một thế giới vật chất tách biệt nhau, ở ngoài kia, độc lập với tâm tri giác nó. Điều đó bao gồm maya nhiễm ô của sanh tử.
Trường hợp thứ ba là maya là một phương pháp khử nhiễm, một kĩ thuật tham thiền để nhận biết bản tánh của tâm, một cẩm nang để xoay trở lại những thao tác sinh sôi của trí năng trên chính nó. Maya này gồm thực hành pháp, tôn giáo hay tâm lý như là con đường.
Phương diện chức năng thứ tư của Longchenpa là maya của tánh giác nguyên sơ vốn thanh tịnh. Cái này không khác biệt với maya vô nhiễm căn bản. Nó sanh khởi với sự biến mất hoàn toàn của cái tôi và nó lật đổ mọi cảm thức phân biệt giữa tri giác bên trong chủ quan và tri giác bên ngoài khách quan. Ở đây tịnh quang mẹ (của trạng thái tự nhiên của hiện thể) và tịnh quang con (của chứng ngộ cá nhân) hòa lẫn và điểm bắt đầu được chứng ngộ là đích đến.
Maya là kinh nghiệm đời sống của chúng ta thì như một giấc mộng, một màn huyễn thuật, một tiếng vang, một ảo ảnh hay một xuất hiện và bằng những tượng tự này chúng ta sẽ biết nó. Sự nhận biết bốn trường hợp maya này, mặt khác, là bốn phạm trù chức năng hay chính yếu của maya trên con đường Kim cương thừa, nhận dạng và soi sáng hình thức trong đó maya sinh khởi – và đưa nó trở lại nhà. Longchenpa nhấn mạnh vào những khác biệt này trong Màn Huyễn Thuật: Tương tự thứ hai, có lẽ là chương quan trọng nhất trong bản luận.
Trường hợp maya thứ nhất là thực tế của nó được hiểu qua trực giác ban đầu về bản tánh của tâm. Trong những khoảnh khắc sáng ngời này của quán chiếu khi chúng ta đứng với chư Phật; khi không gian trống không bao la của nền tảng hiện thể (hiện thể: cái đang là) được đồng hóa với tánh giác nguyên sơ nội tại trong mỗi tri giác giác quan, bên trong và bên ngoài; khi thực tại bất nhị của hiện thể có thể được suy ra và hình dung như một màn huyễn thuật và phương diện hiểu biết được diễn tả như sự trống rộng, bất động, trong sáng như một mặt gương: trong những khoảnh khắc ấy chúng ta chứng ngộ nền tảng của chuyển hóa từ đó sanh tử và niết bàn khởi lên. Đây là điểm bắt đầu của chúng ta. Còn bao phủ trong những mê lầm của vô minh, chúng ta biết đầy đủ sự toàn thiện nguyên sơ của trạng thái tự nhiên của hiện thể chúng ta. Ở đây chúng ta được thuyết phục hoàn toàn về tính toàn thiện của hiện hữu hiện thân của chúng ta. Đây là những khoảnh khắc khai tâm sanh khởi một cách ngẫu nhiên bất ngờ, trong dòng tâm của một cá nhân. Chúng được biểu tượng trong những nghi thức Dzogchen, được gọi là ‘giới thiệu vào bản tánh của tâm’ hay ‘giáo huấn chỉ thẳng’ hay ‘quán đảnh thứ tư’.
Dù những khoảnh khắc của tánh giác không có thời gian như vậy mang tính chuyển hóa khi chúng ta kinh nghiệm chúng, những khuynh hướng thói quen dai dẳng thâm căn cố đế do kinh nghiệm nhị nguyên trải qua lịch sử loài người và qua những liên tục tái sanh không ngừng của chính chúng ta – qua nghiệp ‘gen’ và ‘cá nhân’ – chúng ta rơi trở lại vào thế giới nhị nguyên sanh tử. Sanh tử được tạo bằng một hỗn hợp những quan niệm và niềm tin sai lầm mà Longchenpa gọi là ‘maya bị nhiễm ô’. Như những phóng chiếu trên không gian trống không của hiện thể, chúng ta tin rằng có những ‘vật’ khách quan nơi thế giới ngoài kia với hiện hữu thật, cứng chắc, có những thuộc tính cố định không thể chối cãi. Chúng ta tin rằng mặt trời là một ngôi sao trong dải Ngân hà và trái đất quay quanh nó với mặt trăng là vệ tinh. Chúng ta tin rằng chúng sanh sống trên hành tinh trái đất này, chuyển động, ăn uống và hít thở, sanh con đẻ cái và thông tin với nhau, ý thức môi trường xung quanh và đời sống nội tâm của họ. Chúng ta tin một cái toàn thể tiềm ẩn quy định những vũ trụ bên ngoài và bên trong trong một cấu trúc đúng đắn và có thật. Chúng ta có thể quan niệm hoặc tin hay không rằng yếu tố toàn thể ấy là Thượng đế hay Chúa trời, nhưng chắc chắn chúng ta giả định một trật tự cố định trong vũ trụ. Và chắc chắn chúng ta tin một hỗn hợp gồm có tên, hình dáng, năng lượng, ý thức và những khuynh hướng là một cái tôi, một tự ngã, một chúng sanh hiện hữu khách quan được sanh ra từ bụng một bà mẹ và phát triển lớn lên, tới già, rồi bệnh và cuối cùng là chết.
Chúng ta ‘tin’ tính chân thật của các kinh nghiệm giác quan của chúng ta. Dù chúng ta biết từ đầu rằng mỗi tri giác giác quan là được thiết kế bởi cấu trúc (hình dạng và sắc tướng) và chức năng (‘thấy’, ‘nghe’) của giác quan như sự kích thích tác động lên nó, và thứ hai, bởi những chức năng phóng chiếu và diễn dịch của trí năng, tin những tri giác ấy là thật và hiện hữu ở ngoài một cách khách quan. Những thói quen kinh niên của phóng chiếu và diễn dịch có thể gọi là ‘thuộc gen’ tạo thành cấu trúc thân tâm. Trên cơ cấu nền tảng chia sẻ chung cho mọi con người này, kinh nghiệm nghiệp cá nhân quy định những chi tiết đặc trưng riêng của tri giác giác quan, sự ưu tiên cho những bản sắc và chi tiết, được chấp nhận hay chối bỏ, mọi suy nghĩ hay cảm xúc…phù hợp với sáu loại chúng sanh. Mọi hoạt động phóng chiếu, diễn dịch và chọn lựa là công việc của trí năng và những cấu trúc, quan niệm và tư tưởng kèm theo đều là niềm tin tiền ý thức, và chúng ta bám luyến vào chúng.
Kinh nghiệm bình thường của chúng ta, giữa những khoảnh khắc nhận biết bản tánh của tâm, là thực tế của maya bị nhiễm ô bởi niềm tin trí thức. Phương diện chức năng thứ ba của maya là sự như huyễn của việc khử nhiễm, ảo tưởng của một tu hành có chủ ý, một con đường thứ lớp, một đè ép trí thức được một cách sống hỗ trợ nhổ bật gốc những khuynh hướng ăn sâu không ngừng tạo dựng ảo tưởng trực tiếp của kinh nghiệm chúng ta. Trên một cấp độ bên ngoài, chuẩn bị, chúng ta có thể bắt đầu bằng cách lay chuyển sự cố chấp của trí năng khi phá những xác quyết theo lý luận, những thói quen và những giả định của nó. Điều đó bao hàm một từ chối – hay ít nhất một sự ‘bỏ trong dấu ngoặc của hiện tượng luận’- sản phẩm không che dấu của các giác quan. Người duy vật ngây thơ ngu xuẩn đấm vào cái bàn và nói ‘cái này không thật sao?’ là một bác bỏ không thể tránh của người hoàn toàn tin vào giác quan. Thật vậy trong mỗi biến cố hiểu biết, những niềm tin cá nhân của chúng ta về thực tại của thế giới bên ngoài bị xói mòn bởi lý luận của kinh nghiệm thay đổi của giác quan dưới những điều kiện thay đổi. Tính chủ quan của những niềm tin sâu xa, tiền ý thức, chia sẻ chung của chúng ta về thế giới bên ngoài và thực tại được cho là bất biến của nó thì dễ dàng bị bác bỏ bởi những chứng cớ bởi kính hiển vi quét âm điện tử và bởi lý thuyết lượng tử và vật lý hạt trong trường nghiên cứu khách quan. Chúng ta có thể bắt đầu tiến trình của một tái xác nhận về một thực tại không – thời gian quy ước bằng cách hiểu thông điệp của một số hình thức nghệ thuật hiện đại – hội họa và kiến trúc chẳng hạn – và một số tranh vẽ chuyển động. Rồi xoay vào trong với thiền định phân tích, chúng ta có thể tìm kiếm một tinh túy có chất thể và thường hằng nhưng chỉ tìm thấy sự trống không.
Trên một cấp độ sâu hơn, vi tế hơn và hiệu quả hơn của sự khử nhiễm, chúng ta có thể dùng những yoga Dzogchen độc nhất của sự giải cấu trúc thực nghiệm. Mỗi tri giác giác quan bất kỳ là một ‘hình sắc – ánh sáng’ bị nhiễm ô bởi những xu hướng bẩm sinh của tâm thức để tự cụ thể hóa như là một thực tại bên ngoài – một ‘cái khác’- và phản ứng với nó theo bám luyến tích cực hay tiêu cực. Bằng cách tập chú vào nó như là một phương diện của ánh sáng thanh tịnh, ‘đối vật’ được giải cấu trúc cho đến khi chỉ ánh sáng của cái biết còn lại, không để lại cho chúng ta cái gì để nắm giữ, để bám luyến vào, không có cái gì để củng cố trở lại thành kiến về một đối vật bên ngoài được biết bởi một người tri giác bên trong. Xoay vào trong, cùng yoga ấy được áp dụng cho những tư tưởng và cảm xúc – đặc biệt là những tư tưởng – chúng cũng rõ ràng được kinh nghiệm như là ánh sáng. Trong cách ấy mọi niềm tin biểu lộ như hình tướng- tư tưởng được trả về thành không ảnh hưởng và bạc nhược, được giải thoát một cách tự động ngay khoảnh khắc sanh khởi. Cái thấy của Dzogchen cung cấp một biện chứng thông hiểu nó tự nhiên giảm lược tư tưởng nhị nguyên và những hình thức của nó – những phân cực, thể của tánh giác bổn nguyên (rigpa). Nếu kinh nghiệm của chúng ta về bản tánh của tâm là một chỉ bày của trạng thái hiện thể tự nhiên, bổn nguyên của chúng ta, bấy giờ hiệu ứng quả tuyết lăn được kích hoạt và một tiến trình không trù tính giải cấu trúc tiếp tục tràn ngập cái luận lý nặng nề có vẻ không thể thay thế của khuynh hướng nghiệp. Rõ ràng rằng cái thấy Dzogchen, trùng hợp một cách cọng sinh với thiền định Dzogchen, hay hơn nữa, với không thiền định của Dzogchen. Sự không thiền định này là dụng cụ tối hậu của khử nhiễm. Nó được chỉ bày trong cái thấy Dzogchen như là không hành động đối nghịch với bất kỳ hành động tâm thức giả tạo nào trong khi ngồi thiền. Nó cũng được khoác tên là ‘không hoạt động cố ý’. Không hành động cho phép thư giãn trong sự thanh tịnh bổn nguyên của nền tảng của hiện thể nơi tánh giác nguyên sơ soi sáng maya như huyễn mà bấy giờ trở thành maya vô nhiễm. Không có giáo huấn thiền định kỹ thuật nào tạo dựng trạng thái thư giãn. Không hành động không thể được chế tạo. Không có người kiểm soát nào có thể tự đặt mình vào sự tan biến và tự hoại diệt. Sự từ bỏ kết thúc trong tan biến chỉ đạt đến qua những lời dạy của cái thấy Dzogchen mà thật sự là không lời dạy.
Phương diện thứ ba này của maya, cái như huyễn kỹ thuật, có thể được hình dung như ảo tưởng huyễn thuật của các thiền giả Dzogchen cố gắng giải quyết những tưởng tượng và nghịch lý mà trí năng tạo ra. Mọi kỹ thuật của sadhama có một điểm bắt đầu, một con đường và một mục đích; một khởi hành, một ở giữa và một kết thúc; chuẩn bị, áp dụng, ‘thấy’ và làm quen. Trong ngữ cảnh của Cắt Đứt (trekcho) này, ‘chuẩn bị’ám chỉ kinh nghiệm tạm thời được lập lại về bản tánh của tâm; ‘áp dụng’ là sự hòa nhập từ từ kinh nghiệm thế gian vào bản tánh của tâm; ‘thấy’ là quán chiếu vào tính như nhau của mọi tình huống, nó cung cấp một sự tương tục không dứt những khoảnh khắc của hiện diện thanh tịnh; và cuối cùng ‘làm quen’ là hiện diện thường trực của hiện diện thanh tịnh nơi đó nghiệp cạn kiệt.
Có lẽ thích hợp ở đây để nhận xét hệ hình của Sadmana Phật giáo Tây Tạng được hiểu bởi phong trào ‘phiêu diêu’ (psychedelic) của những năm sáu mươi như thế nào. Những chất làm biến đổi tâm thay thế cho ‘chỉ ngồi’ và những tiến trình của thiền định sáng tạo và thành tựu như là vận động trong đó bản tánh của tâm được nhận biết. Rõ ràng rằng sự nhận biết này chỉ là tạm thời, chỉ được cho phép bởi sự kéo dài hiệu quả của chất hóa học, kinh nghiệm như vậy có thể hành động như một viên đá dò đường trên đó thực tại có thể được nhận ra trong một sadhana đang tiếp tục trong đó sự tin vào ‘sự thật’ của mọi kinh nghiệm được nhận biết, cho phép sự tin chắc vào một giải thoát tự động sanh khởi. Phiêu diêu bằng thuốc vẫn là một phương pháp không chắc chắn để đạt đến một kinh nghiệm mạnh mẽ về nhận biết nền tảng của hiện thể. Nhưng giống như những trạng thái bệnh tâm thần hay kinh nghiệm cận tử, chúng có vẻ có thể dẫn khởi một nếm trải trước về bản tánh của tâm. Đặc biệt dưới chủ đề của thuật phù thủy, chúng không nên bị bác bỏ hay xem thường, đặc biệt trong những văn hóa, như người Da Đỏ và Nam Mỹ, trong đó truyền thống huyền học dùng chất thuốc để ‘phiêu diêu’ đã có từ nhiều thế hệ.
Phương diện chức năng thứ tư của maya là cái còn lại sau khi mọi niềm tin vào thực tại có chất thể đã được xóa bỏ. Khi không thiền định của chúng ta, quán chiếu của chúng ta vào bản tánh của tâm làm phát lộ chân lý tinh túy kì diệu là thế giới bên ngoài và kinh nghiệm của chúng ta về nó, và thế giới bên trong của tư tưởng và cảm xúc, đều do trí năng thiết lập, rằng nó không có hiện hữu chất thể nào, ngay lúc đó cái hiểu về maya mọc lên. Cả hai, bên trong và bên ngoài đều là như huyễn. Tất cả chúng là trò phô diễn huyễn thuật. Nó là maya nhất thể.
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS