SHARE:
TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
MAYA YOGA – LONGCHENPA – Keith Dowman kết tập và bình giảng
Nhà xuất bản Vajra, 2010
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017
Đảnh lễ Guru Rinpoche và Vajra Dakini!
Kính tặng Tiến Sĩ Herbert Guenter
Chúng ta nghĩ đến chìa khóa, mỗi người trong ngục tù của mình
Khi nghĩ đến chìa khóa, mỗi người xác lập một ngục tù.
T.S Eliot, Đất hoang
Chúng ta sẽ không ngừng dò tìm, khám phá
Và chỗ chấm dứt của mọi dò tìm khám phá
Sẽ được đạt đến nơi chỗ chúng ta bắt đầu
Và hãy biết chỗ cho lần đầu tiên.
T.S Eliot, Làm Choáng váng Một ít
Trong Tìm thấy Nhàn nhã và Thong dong trong An vui, Longchenpa làm dịu sự nghi ngờ rằng những con đường trực tiếp và thứ lớp là loại trừ lẫn nhau, và người từ những thế giới khác nhau có thể an vui chúng. Đúng ra, sự khác biệt có vẻ là giữa những loại nhân cách khác nhau nhận biết cùng một thực tại những từ những viễn cảnh khác nhau, diễn tả cùng một kinh nghiệm bằng những từ khác nhau một cách căn bản dẫn đến những đáp ứng và những lối tiếp cận khác nhau. Sự phân biệt này hoàn toàn là bề ngoài giống như sự khác biệt giữa hai mặt của một đồng tiền. Theo quan điểm của Longchenpa trong bản luận này, những con đường trực tiếp và thứ lớp là hai mặt của một đồng tiền; chúng có thể như mặt đất xa với bầu trời nhưng chúng bổ túc cho nhau.
Nếu mahayoga với những thực hành thiền định nghi lễ chi tiết của quán tưởng và trì tụng được sử dụng như phương pháp hoàn thành từng phần mục đích của con đường thứ lớp và atiyoga được xem là nguồn của những lời dạy của chứng ngộ trực tiếp, bấy giờ mahayoga và atiyoga bổ túc lẫn nhau và trên con đường thứ bậc có thể được cử hành hoặc từng bộ hay song song nhau. Trong Bộ Ba Tìm thấy Nhàn nhã và Thong dong, hai bộ đầu tập chú vào mahayoga và những yếu tố trên con đường tiệm tiến trong khi Tìm thấy Nhàn nhã và Thong dong trong An vui cung cấp những chìa khóa cho chứng ngộ tức thời và cái thấy căn bản. Trong dẫn nhập này tôi cố gắng làm rõ phương diện atiyoga. Chấp nhận sự thống nhất của thứ lớp và tức thời cho phép sự khiêm hạ để chấp nhận yếu kém khuyết điểm và công việc tịnh hóa. Nó cũng cho phép sự tin cậy đặt nền tảng trong kinh nghiệm hiện sinh không thể chối cải của lời dạy chính xác rõ ràng đầu tiên của Garab Dorje để cho sự duy trì hành động thực tiễn bí mật của maha-ati.
Vậy thì bản luận ngắn này của Longchenpa là một cẩm nang của tánh giác nguyên sơ trong truyền thống Dzogchen vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng. Nó cung cấp những lời dạy có thể tức khắc soi sáng thực tại Phật, vốn là kinh nghiệm hàng ngày bình thường của chúng ta. Nó khẳng định rằng chúng ta đang ở dưới bùa chú của ảo giác huyễn thuật và bằng nhận biết sự kiện, một cách tức khắc, chúng ta được giải thoát khỏi cái chuồng củi khái niệm vào trong một thực tại an vui vốn là lạc thú thanh tịnh. Đây là một cẩm nang diễn tả đời sống con người sống hạnh phúc, nơi vô minh của sanh tử mê lầm được xác nhận do cái thấy của Đại Toàn Thiện về huyễn hóa. Chúng ta bắt đầu trong nhiệt độ của bám luyến tham muốn vào cái tôi ích kỷ của mình, và đơn giản qua sự nhận biết tình trạng mê lầm của chúng ta, nó được đông lạnh trong không gian không sanh không diệt của thực tại, chúng ta tìm thấy nghỉ ngơi và giải thoát trong trò phô diễn huyễn thuật của cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Đầu đề để làm việc của cuốn sách này là Đông lạnh trong An vui, một phiên dịch của đầu đề Tây Tạng diễn đạt bản chất của tham thiền mát lạnh đàng sau mọi kinh nghiệm từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác trong suốt hai mươi bốn giờ của chúng ta. Chính sự tham thiền như vậy cung cấp cảm thức về bí mật bao la, nâng cao và khoái hoạt, giải phóng chúng ta khỏi sự nặng nề và cứng đặc, rối rắm và nhỏ nhen, của hiện hữu sanh tử. Đầu đề ấy cũng mang ý nghĩa của một giải quyết những lưỡng nan nhị nguyên trong một nghỉ ngơi thư giãn, sự tươi mới lại vô tư, tắm trong nắng của tánh giác nội tại vốn sẵn. Qua những lời dạy trong luận này, trong sự tôn trọng những học giả đã làm việc trên bản văn trước tôi, chúng ta tự làm quen với trạng thái hiện thể tự nhiên, như huyễn, trạng thái kì diệu này, sống một ảo ảnh vô ngã của lạc thú giác quan và hân thưởng thẩm mỹ.
Thế nên, cuốn sách này nói về thực tại bất nhị của Dzogchen như là ảo giác huyễn thuật, như maya, và tôi sẽ dùng từ Sanskrit này trong dẫn nhập để gợi rasự như huyễn và bí mật, ánh sáng và tình thương của Dzogchen, bản thân thực tại bất nhị. Trong Tìm thấy Nhàn nhã và Thong dong trong An vui, đạo sư Tây Tạng Longchenpa – một đức Phật thứ hai – trong tám chương thi ca cao cấp Tây Tạng soi sáng và gợi ra thực tại ấy khi khuyến khích chúng ta nhận biết tính nội tại của nó qua những lời dạy Dzogchen của atiyoga. Những lời dạy để nhận biết maya của đời sống hàng ngày, maya của tâm bình thường, đã được đan dệt như một bùa chú huyễn thuật vào sự soi sáng tám tương tự nổi tiếng về maya được đại học giả Ấn Độ Nagarjuna – đức Phật thứ hai khác – tập hợp và sắp xếp. Tất cả kinh nghiệm đời sống của chúng ta thì giống như giấc mộng đêm qua; như một màn huyễn thuật của một huyễn sư không hề thất bại; như ảo giác của mắt; như một ảo ảnh trong sa mạc; như phản chiếu của mặt trăng trong nước; như một tiếng vang dội giữa những hẻm núi; như một xứ sở trong mây mà chúng ta gọi là thành phố của những càn thát bà; và như một hóa hiện, như một bóng ma. Như vậy cuốn sách này là một cẩm nang của atiyoga mở cánh cửa vào thực tại bất nhị của Dzogchen, thực tại của maya – như huyễn, hạnh phúc.
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS