Lời nói đầu của người chủ biên

SHARE:


NGỒI KHÔNG – Những tác phẩm thiết yếu của thực hành Thiền Chỉ Quản đả tọa,
Việt ngữ: Thiện Tri Thức, 2010 – NXB Thời Đại

1. MỤC LỤC
2. Lời nói đầu của người chủ biên
3. Vào đề: Hoằng Trí, Đạo Nguyên và nền tảng của chỉ quản đả toạ
4. CHỈ LỐI MẶC CHIẾU
5. TRAU DỒI TRƯỜNG TRỐNG KHÔNG
6. TOẠ THIỀN NGHI: NHỮNG GIỚI LUẬT CHO TỌA THIỀN
7. Fukanzengi (Phổ khuyến toạ thiền nghi)
8. TOẠ THIỀN (CHÂN): TÂM YẾU TOẠ THIỀN
9. TOẠ THIỀN DỤNG TÂM KÝ
10. CHỈ QUẢN ĐẢ TOẠ
11. ĐIỂN TOÀ GIÁO HUẤN VÀ CHỈ QUẢN ĐẢ TOẠ
12. NÓI VỀ SỰ TOÀN TÂM THỰC HÀNH ĐẠO
13. BẤT NHỊ
14. BÌNH GIẢNG VỀ PHỔ KHUYẾN TOẠ THIỀN NGHI
15. NGỒI THẾ NÀO
16. SỐNG LÀ CHỈ SỐNG VẬY THÔI
17. NGHIÊN CỨU TỰ NGÃ
18. VỀ MẶC CHIẾU
19. NAM NHẠC MÀI BÓNG MỘT VIÊN GẠCH
20. VÔ NIỆM CỦA TÀO SƠN
21. THỰC HÀNH CHỈ QUẢN ĐẢ TOẠ CỦA LÃO SƯ SUZUKI Roshi
22. MỘT ĐỒNG TIỀN MẤT TRONG DÒNG SÔNG ĐƯỢC TÌM THẤY TRONG DÒNG SÔNG
23. CHỈ NGỒI
24. BẠN SẼ NGỒI VỚI TÔI CHỨ
25. TÂM VÀ CẢNH CỦA NGƯỠNG SƠN
26. NHỮNG TÁC GIẢ

LỜI NÓI ĐẦU CỦA NGƯỜI CHỦ BIÊN

 

Hãy đến nói với nàng thơ.

Hãy hát cho tôi nghe một bài ca

                  chưa từng có nhà thơ nào đã hát

Hãy hát cho tôi nghe cái phổ quát.

Trong miền đất rộng này của chúng ta

Giữa sự thô lỗ và phóng đảng vô cùng

Gói ghém an toàn trong trung tâm trái tim

Là hạt giống của toàn thiện náu mình.

Mỗi cuộc đời đều chia sẽ dù nhiều dù ít

Không sanh như đã sanh,

                    bị che đậy hay không bị che đậy

Đó là hạt giống.

      Walt whitman

   Trong  chỗ ẩn náu lạnh lẽo, ẩm thấp của tổ tiên xa xưa của chúng ta với ánh lửa leo lét, lúc cuối một ngày là thời gian để hồi tưởng và yên tĩnh làm năng lượng cho hoạt động của ngày hôm sau. Từ lịch sử sơ khai của loài người, điểm yên tĩnh được dùng như nơi sanh ra mọi hoạt động. Hầu như mỗi tạo vật trên trái đất này đều thực hành bước thụt lui về bình lặng và đi vào điểm yên tĩnh này. Chim thú, cá đều tìm thời giờ trong cuộc sống hằng ngày để thư giãn và tái tạo- để làm nở đoá hoa từ cái mà whitman gọi là “hạt giống của toàn thiện”.

 

 

       Với con người chúng ta, thư giãn, buông xả thì khó được thấu hiểu hơn, cho dù sự lợi lạc của nó được biết rộng rãi, thì cũng hiếm được tán dương! Những nghiên cứu khoa học cho biết khi thân thể thư giãn và không căng thẳng, tâm không nắm bắt những tư tưởng, thì những chuyển hoá tâm sinh lý đáng kể xảy ra. Trong thư giãn sâu, hơi thở, nhịp tim, áp huyết và tốc độ chuyển hoá thức ăn đều chậm lại đến một mức yên nghỉ ổn định. Từ năm 1924, những nhà nghiên cứu đã đo được hoạt động điện trong não: những sóng alpha xuất hiện khi hoạt đông não ổn định, cũng như khi một người ở trong trạng thái thiền định. Ngược lại, những sóng beta hiện diện khi con người đang hoạt động thân hoặc tâm. Dù bầy giờ đây đã là những hiểu biết thông thường nhưng đặc biệt thích thú và có liên quan với chúng ta là những hiệu quả còn lại của những sóng này. Khi theo dõi những người ngồi thiền , những nhà khoa học thấy rằng những sóng alpha có trong khi thiền định thường vẫn tiếp tục khi người ta đi vào hoạt động. Năng lượng để chuyển hoá hoạt động là ở đó chứ không phải là sự căng thẳng.

 

 

Thiền định với mọi hình thức đã có khắp thế giới từ thời xa xưa. Là một thực hành cốt lõi về tâm linh cho nhiều nhà huyền học vĩ đại, thiền định đã được dùng cho sự phục hồi cả tinh thần lẫn thể xác và một chuẩn bị cho những công việc vất vả. ngựời chiến sĩ dành một chốc lát để tập trung, gom tâm thức mình lại khi sắp chiến đấu, cũng như vận động viên khi thi đấu, hay nhạc sĩ khi sắp trình diễn. Thiền định, với hình thức này hay hình thức khác, thì nằm ẩn trong hầu hết những tôn giáo lớn của thế giới. Một số truyền thống phát triển nó nhiều hơn những truyền thống khác, nhưng sự hiện diện của nó thì rộng khắp và không thể chối cãi.

 

 

Trong truyền thống Phật giáo, thiền định là yếu tố cốt lõi của thực hành từ thời Phật Thích Ca, hai ngàn năm trăm năm trước. những trường phái khác nhau của Phật giáo có thể nhấn mạnh những hình thức thực hành khác, nhưng thiền định vẫn là phương thức chính để đạt giác ngộ. Trong Thiền tông, thiền định là cái tuyệt đối cần thiết để thực hành và chứng ngộ. Năm nhà của Thiền tông trong thời hoàng kim đời Đường của Thiền đều công nhận tọa thiền (zazen) là trái tim của thực hành.

 

 

Chỉ quản đả toạ (shikantaza, chỉ việc ngồi thiền) hay “chỉ ngồi” là thiền định không có một mục đích. Nó là vô biên – một tiến trình liên tục khai mở. Dù học trò có dấn thân vào tham quán công án, khi hoàn thành việc nghiên cứu công án rồi, họ cũng trở lại với chỉ quản đả toạ trong khi ngồi thiền. Nếu bạn hỏi các thiền sư ngày xưa thực hành cái gì mà ngồi bình thản năm này qua năm khác, câu trả lời họ là: họ chỉ ngồi thôi. Sự trưởng thành tâm linh do loại thực hành này thì vừa tinh tế vừa sâu thẳm. Nó định hình tính cách tâm linh của chúng ta như cách một dòng sông định hình những tảng đá nó gặp trên hành trình về biển cả. Nước chảy đá mòn, và kết quả thì dần dà và hầu như không thấy được. Không có cách rõ ràng nào để vẻ ra loại hoạt động này. Ngồi và những giáo lý liên hệ với nó cũng như thế. Chúng ta chỉ được để lại những dấu hiệu chỉ đường, nhắc nhở giữ cho chúng ta di chuyển trong chiều hướng đúng.

 

 

Mặc dầu nhấn mạnh đến ngồi thiền như vậy, tài liệu viết về nó ít ỏi đến ngạc nhiên. Có phải vì ngồi thiền là quá giản dị và trực tiếp đến nỗi mọi điều có thể nói thì đã được nói rồi? Hay có một sự sâu xa trong toạ thiền không thể diễn tả nổi? Tôi nghiêng về cái sau. Như Lão sư (roshi) Yasutani chỉ ra trong bài giảng trong tuyển tập này: “Chỉ quản đả toạ nên được dạy một cách cá nhân do một vị thấy đúng đắn”. Những hành giả Thiền khi tiến bộ vượt khỏi những giai đoạn bắt đầu của ngồi thiền, sẽ gặp một quang cảnh độc nhất phản ánh chính những kinh nghiệm đời sống cá nhân của họ. Nơi mảnh đất này không có bản đồ, nên cần một người hướng dẫn. Chỉ quản đả toạ, chỉ ngồi thiền thôi, là một tiến trình liên tục khám phá. Nó chỉ được giúp đỡ khi gặp gỡ mặt đối mặt với một vị thầy kinh nghiệm. Tuy nhiên, thậm chí những vị thầy cũng chỉ có thể làm được trong chừng mực nào. Rốt cục, chính những hành giả phải tự viết cuốn sách luật lệ cho mình. Họ phải đi sâu hơn vào chính họ để tìm ra những nền tảng của ngồi thiền.

 

 

Nghệ thuật chỉ ngồi là một cố gắng gom lại những tác phẩm về Chỉ quản đả toạ rải rác một ngàn năm trăm của lịch sử Thiền, từ Sơ tổ Bồ-đề Đạt-ma trong thế kỷ thứ V đến ngày nay.

 

 

Cuốn sách này là hứng khởi cho một hành trình thiêng liêng mà trong bản chất của nó là rộng mở vô hạn. Nhưng ngôn ngữ chỉ có thể đưa bạn đến một mức nào. Hành trình vẫn còn trước mặt. Như bất cứ thực hành nào xứng đáng, Chỉ quản đả toạ đòi hỏi cam kết dấn thân và kỷ luật cá nhân. Sau cùng bạn cần sự hỗ trợ của một vị thầy kinh nghiệm. Bạn sẽ biết thời gian đó là lúc nào. Sự tin tưởng vào mình và tiến trình ngồi thiền sẽ hướng dẫn bạn đến một vị thầy đúng đắn. Nếu việc ngồi thiền của bạn mạnh mẽ và vững chắc, một vị thầy sẽ xuất hiện và bạn sẽ nhận ra vị ấy.

 

 

Như nàng thơ của whitman, những vị thầy xưa vẫn gọi chúng ta thám hiểm hiện thể của mình, khám phá cái không được khám phá, và khi làm điều đó, chúng ta sẽ hát lên bài ca của cái phổ quát. Chúng ta đang sống ở một thời của thách thức và bất định lớn lao, giữa sự thô lỗphóng đãng vô cùng. Tuy nhiên, bên trong mỗi chúng ta, một hạt giống của toàn thiện, Phật tánh, đang sống. Mỗi người chúng ta đều có nó, mỗi cuộc đời đều chia sẽ dù nhiều dù ít. Và dù có một số có thể chứng ngộ Phật tánh và một số thì không được, nhưng nó vẫn hiện diện, chờ đợi như bài thơ của whitman gợi ý. Hy vọng của tôi là minh triết chứa đựng trong những trang này sẽ đánh thức hành trình tâm linh cho bạn, những người đọc, cũng như cho rất nhiều hành giả đã đi trước chúng ta. Gói ghém an toàn trong trung tâm trái tim là lòng bạn, cuộc hành trình của bạn, bài ca của bạn. Xin hãy nhận nó, và chứng nghiệm điểm yên tĩnh khi nó nở thành hoa cuộc sống.

 

                                                                              Jonh Daido Loori

                                                                               Tháng ba 2002

SHARE:

Để lại một bình luận