VỀ Đức Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991)

SHARE:


Kho Tàng Tâm của các Bậc Giác Ngộ- Dilgo KHYENTSE
Việt dịch: An Phong và Đương Đạo – Thiện Tri Thức, 2000

1. LỜI MỞ ĐẦU CỦA DALAI LAMA
2. LỜI NÓI ĐẦU CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ
3. LỜI CÁM ƠN CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ
4. DẪN NHẬP
5. NHỮNG BÀI KỆ MỞ ĐẦU
6. KÍNH LỄ
7. ĐỘNG LỰC CỦA TÁC GIẢ TRONG VIỆC BIÊN SOẠN BẢN VĂN NÀY
8. PHẦN MỘT – NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM THỜI ĐẠI SUY THOÁI CỦA CHÚNG TA
9. PHẦN HAI: Con đường của những kinh điển
10. QUY Y
11. TƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ
12. TỊNH HÓA
13. CÚNG DƯỜNG
14. GURU YOGA
15. PHẦN HAI: Con đường của những tantra
16. QUÁN ĐẢNH
17. TRI GIÁC THANH TỊNH
18. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
19. THÂN KIM CƯƠNG
20. NGỮ KIM CƯƠNG
21. TÂM KIM CƯƠNG
22. SAU THIỀN ĐỊNH
23. BẢN TÁNH CỦA TÂM THỨC
24. BỐN YOGA: NHẤT NIỆM, ĐƠN GIẢN, MỘT VỊ, KHÔNG THIỀN ĐỊNH
25. SỰ CHUYỂN HÓA NHỮNG GIÁC QUAN, THỨC TÌNH PHIỀN NÃO VÀ CÁC UẨN
26. SÁU ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁC QUAN
27. NĂM THỨC TÌNH PHIỀN NÃO (Sân hận, Kiêu mạn, Tham lam, Ghen ghét, Vô minh)
28. NĂM UẨN (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức)
29. BỐN ĐIỂM CHÍNH YẾU THÂN, NGỮ, TÂM VÀ PHÁP THÂN
30. KẾT LUẬN BÀI GIẢNG THỨ HAI
31. PHẦN BA QUYẾT TÂM GIẢI THOÁT KHỎI SANH TỬ
32. BUÔNG BỎ NHỮNG HOẠT ĐỘNG SANH TỬ (Những hành động, Nói năng, Đi đây đó, Ăn , Suy nghĩ , Những sở hữu, Ngủ )
33. NHU CẦU KHẨN THIẾT PHẢI THỰC HÀNH LÀM CHỦ TÂM THỨC
34. NHỮNG BÀI KỆ KẾT THÚC HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
35. CHÚ THÍCH
36. VỀ Patrul Rinpoche (1808-1887)
37. VỀ Đức Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991)

Về 
Đức Dilgo Khyentse Rinpoche 
(1910-1991)

Đức Dilgo Khyentse Rinpoche là một trong những đại lama của thế hệ cuối cùng hoàn thành sự học tập và tu hành ở Tây Tạng. Ngài là một trong những lama chánh của truyền thống cổ Nyingma, một vị nối dòng lỗi lạc của Dòng Thực Hành, ngài đã để hai mươi hai năm của đời mình thiền định trong ẩn tu, thành tựu những kết quả của nhiều giáo lý ngài đã nhận được.

Ngài đã sáng tạo nhiều bài thơ, bản văn thiền, bình giảng, và là một tertošn, một người khám phá “những kho tàng” chứa đựng những lời chỉ dạy sâu xa được Padmasambhava cất kín. Ngài không chỉ là một trong những vị thầy lãnh đạo của những giáo huấn cốt lõi của Đại Toàn Thiện, Dzogchen ; ngài còn là người nắm giữ của hàng trăm dòng phái, và ngài đã tìm kiếm, thọ nhận và truyền dạy chúng suốt đời mình. Trong thế hệ của ngài, ngài là một người xiển dương kiểu mẫu của phong trào Rime (không bộ phái), nổi tiếng vì khả năng truyền đạt những giáo lý của mỗi dòng phái Phật giáo phù hợp với truyền thống riêng của nó. Thật ra, chỉ có ít lama đương thời không nhận được lời chỉ dạy từ ngài, còn một số rất nhiều, gồm cả đức Dalai Lama trong đó, đã tôn kính ngài như một trong những vị thầy chính yếu của họ.

Học giả, hiền triết, và nhà thơ, thầy của các vị thầy, Rinpoche không hề ngừng gợi nguồn cảm hứng cho tất cả những ai gặp ngài qua sự hiện diện hùng vĩ, tính đơn giản, nghiêm trang và hài hước của mình. Khyentse Rinpoche sinh năm 1910 ở Thung Lũng Denkhok, miền đông Tây Tạng, trong một gia đình hậu duệ của dòng dõi vua chúa của nhà vua Trisong Detsen thế kỷ thứ chín. Cha ngài là một bộ trưởng cho vua xứ Derge. Khi còn ở trong bụng mẹ, ngài đã được Mipham Rinpoche lỗi lạc nhận ra như là một hiện thân phi thường, vị này về sau đặt tên cho đứa bé là Tashi Paljor và ban cho một ban phước đặc biệt và quán đảnh Văn Thù Sư Lợi.

Ngay khi còn là một đứa bé, Rinpoche đã biểu lộ một ham muốn mạnh mẽ hiến mình hoàn toàn cho cuộc đời tôn giáo. Nhưng cha ngài có những ý nghĩ khác. Hai anh ngài đã từ bỏ gia đình để theo đuổi việc xuất gia ; một người được công nhận là một lama tái sanh và người anh kia muốn trở thành một y sĩ. Cha của Rinpoche hy vọng rằng đứa con nhỏ nhất sẽ theo bước chân của mình, và ông không thể chấp nhận rằng ngài cũng là một tušlku, hay lama tái sanh, như vài đạo sư uyên thâm đã chỉ ra.

Năm lên mười, đứa bé bị ốm vì những vết phỏng nặng ; ngài nằm liệt giường gầm một năm. Những lama hiểu biết khuyên rằng trừ phi nó được chấp nhận cho theo cuộc đời tâm linh, còn không nó sẽ không sống lâu. Chịu thua những khẩn khoản của mọi người, cha ngài chấp nhận cho đứa bé theo ý nguyện của mình để làm tròn định mệnh của nó.

Vào năm mười một tuổi, Rinpoche vào tu viện Shechen xứ Kham, đông Tây Tạng, một trong sáu tu viện chính của phái Nyingma. Ở đó, bổn sư của ngài, Shechen Gyaltsap, vị kế pháp của Mipham Rinpoche, chính thức công nhận và tấn phong ngài là một hiện thân của tâm-trí huệ của Khyentse Rinpoche thứ nhất là Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892), vị lama không ai sánh đã cùng với Jamgon Kongtrul thứ nhất khởi động một sự phục hưng Phật giáo khắp cả Tây Tạng. Tất cả những đạo sư Tây Tạng đương thời đã rút cảm hứng và những ân sủng từ phong trào này.

Khyen-tse nghĩa là trí huệ và tình thương. Những tušlku Khyentse là những hiện thân của vài khuôn mặt chủ chốt trong sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng. Những khuôn mặt này gồm Vua Trisong Detsen và Vimalamitra, người cùng với Guru Rinpoche, đem Phật giáo Mật thừa đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ chín ; Gampopa vĩ đại, đệ tử của Milarepa và người sáng lập truyền thống Kagyu ; Jigme Lingpa, người vào thế kỷ mười tám đã khám phá Longchen Nyingthig, Tâm Yếu của Pháp Giới Bao La.

Ở Shechen, Rinpoche dùng nhiều thời gian nghiên cứu và thiền định với bổn sư trong một chỗ ẩn tu phía trên tu viện. Chính trong thời gian này mà Shechen Gyaltsap ban cho ngài mọi quán đảnh và mọi chỉ dạy chính yếu của truyền thống Nyingma. Rinpoche cũng nghiên cứu với nhiều đạo sư vĩ đại khác, gồm vị đệ tử nổi tiếng của Patrul Rinpoche là Dzogchen Khenpo Shenga, đã phổ biến cho ngài tác phẩm chính của mình, Mười Ba Đại Bình Giảng. Tính lại, ngài đã nhận những chỉ dạy rộng rãi và truyền pháp từ hơn năm mươi vị thầy.

Trước khi Shechen Gyaltsap chết. Khyentse Rinpoche hứa với vị thầy yêu quý của mình rằng ngài sẽ chỉ dạy một cách rộng rãi cho bất kỳ ai hỏi ngài về Pháp. Rồi từ tuổi mười lăm đến tuổi hai mươi tám, ngài dùng hầu hết thời giờ để thiền định trong chốn ẩn cư im lặng, sống trong những nơi vắng vẻ và hang động, hay dưới những tảng đá nhô ra che mái, trong vùng núi non gần nơi sanh của ngài là Thung Lũng Denkhok.

Dilgo Khyentse Rinpoche sau đó ở nhiều năm với Dzongsar Khyentse, Choškyi Lošdro (1869-1959), người cũng là một hiện thân của Khyentse thứ nhất. Sau khi nhận từ Choškyi Lošdro nhiều quán đảnh truyền pháp về Rinchen Terdzoš, bộ kết tập của Những Kho Tàng Được Khám Phá (terma), Rinpoche nói với thầy rằng ngài muốn để cuộc dời còn lại của mình cho thiền định trong đơn độc. Nhưng câu trả lời của Khyentse Choškyi Lodroš là : “Thời gian đã đến để con chỉ dạy và truyền lại cho những người khác những giáo lý vô số và quý báu mà con đã nhận.” Bởi thế từ đó Rinpoche đã làm việc liên tục cho lợi lạc của chúng sanh với một nghị lực không mệt mỏi, nó là dấu hiệu của dòng Khyentse.

Sau khi rời khỏi Tây Tạng, Khyentse Rinpoche để nhiều thời gian du hành khắp những dãy Himalaya, Ấn Độ, Đông nam Châu Á, và Tây phương, trao truyền và giải thích những giáo lý cho nhiều đệ tử.

Dầu ở chỗ nào, ngài cũng dậy sớm trước bình minh để cầu nguyện và thiền định trong vài giờ trước khi đi vào những chuỗi hoạt động không ngơi nghỉ cho đến khuya. Ngài hoàn thành một khối lượng công việc hàng ngày khổng lồ với sự thanh thản hoàn toàn và không gắng sức. Bất cứ thứ gì ngài làm – và ngài thường thường chú ý đến vài việc khác nhau cùng một lúc – hình như không có sự khác biệt nào với dòng chảy của “cái thấy, thiền định và hành động” của ngài. Lời dạy và cách sống của ngài hòa trộn vào một toàn thể hài hòa mọi cấp độ khác nhau của con đường. Ngài đã cúng dường nhiều và suốt đời, ngài đã cúng cả thảy một triệu ngọn đèn bơ. Chỗ nào ngài đến, ngài cũng bảo trợ cho những hành giả và người nào cần đến, trong một cách kín đáo đến nỗi ít người ý thức được tầm mức của lòng từ thiện nơi ngài.

Rinpoche chủ trương rằng việc xây tháp và tu viện ở những nơi thiêng liêng sẽ giúp tránh được xung đột, bệnh dịch và nạn đói, đẩy mạnh hòa bình thế giới, và làm tăng tiến những giá trị và thực hành Phật giáo. Ngài là một nhà xây dựng và nhà trùng tu không mệt mỏi những tháp, tu viện và chùa chiền ở Bhutan, Tây Tạng, Ấn Độ và Nepal. Ở Bhutan, theo những báo trước mà ngài đã nhận được cho hòa bình của vùng ấy, ngài xây vài ngôi chùa hồi hướng đến Guru Padmasambhava và một số tháp lớn, dần dần trở thành một trong những vị thầy được kính trọng nhất của toàn dân Bhutan từ hoàng tộc đến dân thường. Rinpoche đã có ba cuộc viếng thăm rộng rãi đến Tây Tạng trong những năm gần đây, nơi đó ngài khánh thành tu viện Shechen được xây dựng lại theo nguyên bản ; và ngài góp phần bằng cách này hay cách khác vào sự trùng tu của hơn hai trăm ngôi chùa và tu viện ở Tây Tạng, đặc biệt là những tu viện Samye, Mindroling và Shechen. Cũng ở Ấn Độ, ngài xây dựng một tháp mới ở Bodh-Gaya, nơi Phật Thích ca Mâu Ni giác ngộ dưới cội cây Bồ đề, và khởi xướng những kế hoạch để tạo dựng những tháp ở mỗi nơi trong bảy chỗ hành hương lớn khác để tôn kính đức Phật ở bắc Ấn Độ.

Ở Nepal, ngài chuyển trồng truyền thống Shechen phong phú vào một nơi mới – một tu viện đẹp đẽ ở trước đại tháp Bothnath. Nơi đây trở thành trung tâm chính của ngài, chứa một cộng đồng lớn nhà sư, được dẫn dắt bởi vị trụ trì Rabjam Rinpoche, người thừa tự tâm linh của ngài. Ý muốn đặc biệt của Khyentse Rinpoche là đây chính là một nơi chốn mà những giáo lý Phật giáo được tiếp tục trong tất cả sự thuần khiết nguyên thủy của chúng, như trước đây chúng đã từng được học hỏi và thực hành ở Tây Tạng, và ngài đầu tư sự chăm sóc lớn lao cho sự giáo dục những lama trẻ đầy hứa hẹn có thể tiếp tục truyền thống.

Sau sự hủy hoại sách và thư viện ở Tây Tạng, nhiều tác phẩm chỉ còn một hoặc hai bản. Rinpoche đã dấn thân trong nhiều năm vào việc xuất bản càng nhiều càng tốt di sản phi thường giáo lý Phật giáo của Tây Tạng, một toàn thể ba trăm bộ, gồm cả năm kho tàng của Jamyang Kongtrul. Cho đến cuối đời, Rinpoche vẫn còn tìm kiếm những dòng phái ngài chưa nhận được và trao truyền cho những người khác những dòng phái ngài đã có. Suốt đời ngài, trong vô số những giáo lý, ngài đã hai lần truyền một trăm lẻ tám bộ Kangyur và năm lần sáu mươi ba bộ của Rinchen Terdzoš.

Lần đầu tiên ngài viếng thăm Tây phương năm 1975 và sau đó có nhiều cuộc viếng thăm khác, gồm ba lần đi vòng bắc Mỹ, và dạy ở nhiều nước khác nhau, đặc biệt ở trung tâm của ngài ở châu Âu, Shechen Tennyi Drargyeling ở Dordogne, Pháp, ở nơi đó người trên khắp thế giới có thể nhận được sự chỉ dạy rộng rãi từ ngài và ở đó có một nhóm đệ tử đảm nhận chương trình ba năm ẩn tu theo truyền thống dưới sự hướng dẫn của ngài.

Qua hoạt động giác ngộ phổ khắp của ngài. Khyentse Rinpoche không tiết kiệm hiến toàn bộ cuộc đời mình cho sự bảo tồn và lan tỏa giáo lý Phật giáo. Điều làm ngài thỏa mãn lớn nhất là thấy người ta thực sự đem giáo lý vào thực hành và cuộc đời của họ được chuyển hóa bởi sự bừng nở của Bồ đề tâm và lòng bi.

Ngay trong những năm cuối đời, nghị lực và năng lực phi thường của Khyentse Rinpoche vẫn bị ảnh hưởng rất ít bởi tuổi cao. Tuy nhiên, ngài bắt đầu tỏ lộ những dấu hiệu đầu tiên của sức khỏe yếu vào đầu năm 1991, khi dạy ở Both-Gaya. Nhưng vẫn hoàn thành chương trình của ngài ở đó, ngài đi đến Dharamsala, ở đây, không có sự trở ngại sức khỏe nào, ngài dành một tháng trao truyền một bộ những quán đảnh và truyền pháp quan trọng của Nyingma cho đức Dalai Lama, điều mà vị này đã yêu cầu từ nhiều năm trước.

Trở lại Nepal, khi mùa xuân tới, rõ ràng rằng sức khỏe của ngài càng ngày càng xấu đi. Ngài trải qua nhiều thời gian trong im lặng cầu nguyện và thiền định, chỉ để vài giờ để gặp gỡ những người cần gặp ngài. Ngài quyết định du hành đến Bhutan, dành ba tháng rưỡi trong một nơi ẩn cư đối diện với “Hang Cọp”, Paro Taktsang, một trong những nơi thiêng liêng nhất được ban phước bởi Padmasambhava.

Hoàn thành xong việc ẩn cư. Rinpoche thăm viếng vài đệ tử cũng đang ẩn tu và nói với họ về Guru tối hậu, vượt khỏi sống chết, vượt ngoài mọi biểu lộ vật chất. Sau đó không lâu ngài lại biểu lộ những dấu hiệu của bệnh. Ngày 27 tháng Chín năm 1991, lúc xẩm tối, ngài nhờ thị giả giúp ngài ngồi trong một tư thế thẳng thắn. Vào những giờ sáng sớm, hơi thở của ngài dừng lại và tâm ngài hòa tan vào pháp giới tuyệt đối.

SHARE:

Để lại một bình luận