TỊNH HÓA

SHARE:


Kho Tàng Tâm của các Bậc Giác Ngộ- Dilgo KHYENTSE
Việt dịch: An Phong và Đương Đạo – Thiện Tri Thức, 2000

1. LỜI MỞ ĐẦU CỦA DALAI LAMA
2. LỜI NÓI ĐẦU CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ
3. LỜI CÁM ƠN CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ
4. DẪN NHẬP
5. NHỮNG BÀI KỆ MỞ ĐẦU
6. KÍNH LỄ
7. ĐỘNG LỰC CỦA TÁC GIẢ TRONG VIỆC BIÊN SOẠN BẢN VĂN NÀY
8. PHẦN MỘT – NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM THỜI ĐẠI SUY THOÁI CỦA CHÚNG TA
9. PHẦN HAI: Con đường của những kinh điển
10. QUY Y
11. TƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ
12. TỊNH HÓA
13. CÚNG DƯỜNG
14. GURU YOGA
15. PHẦN HAI: Con đường của những tantra
16. QUÁN ĐẢNH
17. TRI GIÁC THANH TỊNH
18. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
19. THÂN KIM CƯƠNG
20. NGỮ KIM CƯƠNG
21. TÂM KIM CƯƠNG
22. SAU THIỀN ĐỊNH
23. BẢN TÁNH CỦA TÂM THỨC
24. BỐN YOGA: NHẤT NIỆM, ĐƠN GIẢN, MỘT VỊ, KHÔNG THIỀN ĐỊNH
25. SỰ CHUYỂN HÓA NHỮNG GIÁC QUAN, THỨC TÌNH PHIỀN NÃO VÀ CÁC UẨN
26. SÁU ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁC QUAN
27. NĂM THỨC TÌNH PHIỀN NÃO (Sân hận, Kiêu mạn, Tham lam, Ghen ghét, Vô minh)
28. NĂM UẨN (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức)
29. BỐN ĐIỂM CHÍNH YẾU THÂN, NGỮ, TÂM VÀ PHÁP THÂN
30. KẾT LUẬN BÀI GIẢNG THỨ HAI
31. PHẦN BA QUYẾT TÂM GIẢI THOÁT KHỎI SANH TỬ
32. BUÔNG BỎ NHỮNG HOẠT ĐỘNG SANH TỬ (Những hành động, Nói năng, Đi đây đó, Ăn , Suy nghĩ , Những sở hữu, Ngủ )
33. NHU CẦU KHẨN THIẾT PHẢI THỰC HÀNH LÀM CHỦ TÂM THỨC
34. NHỮNG BÀI KỆ KẾT THÚC HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
35. CHÚ THÍCH
36. VỀ Patrul Rinpoche (1808-1887)
37. VỀ Đức Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991)

TỊNH HÓA

Đã khai triển thái độ đúng của Bồ đề tâm, bây giờ chúng ta cần trừ sạch bất cứ thứ gì ngăn chận sự tiến bộ của chúng ta trên con đường đến giác ngộ.

26. Lạc lõng trong sanh tử từ thời vô thủy đến nay,
Bất cứ điều gì con đã làm đều sai lầm và sẽ dẫn đến thêm sự lạc lõng.
Từ lòng con, hãy thừa nhận mọi tà hạnh và sa đọa, và sám hối chúng,
Với bốn năng lực làm cho trọn vẹn, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Trong những đời quá khứ, và trong đời này cho tới bây giờ, chúng ta đã đem đến sự thiệt hại cho những người khác vô số lần bằng cách nói dối họ, lừa gạt họ, ăn trộm của họ, phá hoại họ, tấn công họ, giết họ và mọi thứ việc làm sai lầm khác. Cái xấu được tích tập này là cái đã giam giữ chúng ta trong sanh tử, và bây giờ nó chính là cản trở chính cho sự tiến bộ của chúng ta trên con đường. Nó nuôi dưỡng hai loại che chướng ngăn cách giữa chúng ta và kinh nghiệm về Phật tánh : sự che chướng bởi phiền não và sự che chướng của cái có thể được biết.

Tuy nhiên, tình thế của chúng ta không hoàn toàn tuyệt vọng. Như những đạo sư Kadampa thường nói, “Điều tốt độc nhất về tà hạnh là nó có thể được tịnh hóa.” Những hành động xấu là những hiện tượng duyên hợp, thế nên chúng phải vô thường ; do đó, như đức Phật nói, không có lỗi lầm nào trầm trọng đến nỗi nó không thể được tịnh hóa bởi bốn năng lực.

Bốn năng lực này là những phương tiện qua chúng sự tịnh hóa mọi tà hạnh có thể được thực hiện. Năng lực thứ nhất là năng lực của nương tựa. Nương tựa ở đây ám chỉ con người hay là hóa thần bổn tôn mà chúng ta chấp nhận và sám hối những lỗi lầm của chúng ta, và như thế, là chỗ nương tựa cho sự tịnh hóa của chúng ta. Trong trường hợp này, chỗ nương tựa là Quán Thế Âm, sự biểu lộ của trí huệ của tất cả chư Phật và chư Bồ tát. Trong những thực hành khác, chỗ nương tựa có thể là Vajrasattva chẳng hạn, hay Ba Mươi Lăm Phật của sự Sám Hối, hay Phật Vairochana, mà chỉ âm thanh của danh hiệu cũng đủ giải thoát cho tất cả chúng sanh khỏi những cõi thấp ; nhưng trong nhiều bổn tôn đầy đủ khả năng này, tất cả đều là những biểu lộ của Quán Thế Âm, chỗ nương tựa tinh túy cho sự tịnh hóa.

Năng lực thứ hai là sức mạnh của hối tiếc. Hối tiếc khởi lên tự nhiên khi chúng ta thấu hiểu rằng tất cả khổ đau chúng ta đã trải nghiệm cho đến giờ trong mọi tái sanh vô số của chúng ta trong sanh tử đều do tà hạnh của chúng ta gây ra – năm tội lỗi với hậu quả trực tiếp, mười hành động bất thiện, và những vi phạm trong những lời thệ nguyện của ba thừa.(41) Tất cả chúng ta đã có quá nhiều kiếp sống không thể tính đếm hết, và nếu các bạn gom chúng lại cùng một chỗ tất cả thân thể các bạn đã từng có, ngay chỉ những thân thể của tất cả kiếp tái sanh làm một côn trùng cũng tạo thành một đống cao hơn Núi Tu Di. Nếu các bạn tập họp tất cả những nước mắt đau buồn các bạn đã đổ ra trong những đời quá khứ, chúng có thể tạo thành một đại dương lớn hơn bất cứ đại dương nào trong vũ trụ. Nhiều ví dụ như thế có thể được tìm thấy trong Pháp Cao Cả của sự Nhớ Lại Rõ Ràng.(42) Tất cả khổ đau của những tái sanh không dứt này hoàn toàn là kết quả của những hành động tai hại của các bạn, như nói dối hay giết chóc. Chừng nào các bạn còn chưa biết về những hậu quả do các hành động của mình đem lại, các bạn chỉ tiếp tục cư xử như một người điên ; nhưng khi các bạn thấy rõ ràng tất cả các tà hạnh trong quá khứ của các bạn là cái bắt các bạn phải lang thang trong khổ đau không dứt của vòng sanh tử như thế nào, các bạn bắt buộc phải xúc động bởi hối hận sâu xa về những hành động xấu đã phạm phải, hoàn toàn mất đi sự thôi thúc lập lại chúng. Với sự hối tiếc mạnh mẽ, thành thật, các bạn nên sám hối tất cả những lỗi lầm của các bạn, không chút do dự miễn cưỡng.

Nhưng hối hận tự nó chưa đủ ; những hành động xấu của quá khứ còn phải được làm cho sạch. Điều này được làm với năng lực thứ ba, năng lực của cái đối trị. Tất cả những hành động xấu đã phạm với thân, ngữ và tâm thức phải được chống lại bằng những đối trị của chúng : những hành động tốt của thân, ngữ và tâm thức. Để đem điều này vào thực hành, với thân các bạn làm những lễ lạy, tôn vinh những nơi chốn thiêng liêng bằng cách đi nhiễu quanh, và phụng sự người khác và những giáo lý ; với ngữ các bạn trì tụng manÏi ; và với tâm thức các bạn, nghĩ nếu không có ánh sáng chói lọi của lòng bi của ngài các bạn sẽ chìm càng lúc càng sâu vào sanh tử như thế nào, hãy cầu nguyện chuyên chú với sự sùng mộ vĩ đại đến Quán Thế Âm để xua tan mọi che chướng và tiêu cực của các bạn. Để trả lời cho sự cầu nguyện nhiệt thành của các bạn, hãy quán tưởng nước cam lồ trí huệ đổ xuống từ thân thể Quán Thế Âm rót vào các bạn và tất cả chúng sanh qua đỉnh đầu. Nó tràn đầy thân thể bạn và thân thể của họ, và hoàn toàn tẩy sạch mọi che chướng, tà hạnh và xấu xa, đến cuối cùng không còn dấu vết nào sót lại ; thân thể của các bạn đã trở thành thanh tịnh và trong suốt như pha lê. Quán Thế Âm mỉm cười rạng rỡ và nói, “Con cao quý, mọi lỗi lầm của con đã sạch.” Hòa trong ánh sáng, ngài tan vào trong các bạn. Cảm thấy rằng tâm của Quán Thế Âm và tâm các bạn đã trở thành một, an trụ một lúc trong một trạng thái của cái Không sáng rỡ, vượt ngoài mọi ý niệm.

Năng lực thứ tư là sức mạnh của quyết định, sự quyết tâm không bao giờ lập lại những hành động ác hại ấy nữa, dù bằng cái giá của đời bạn. Cho đến bây giờ có thể các bạn mù lòa với sự kiện tà hạnh là cái tạo nên khổ đau, nhưng từ giờ trở đi các bạn phải không có lý do gì mà không sửa đổi những cách thức sai lầm ấy. Cũng không đúng khi nghĩ rằng bởi vì những hành động xấu có thể được tịnh hóa một cách dễ dàng, chúng chẳng quan trọng lắm ; các bạn phải làm một quyết định quả quyết, từ cốt lõi sâu xa của con người các bạn, rằng bất cứ cái gì có xảy ra bạn cũng sẽ không bao giờ làm hành động nào trái ngược với Pháp. Điều này sẽ đòi hỏi chánh niệm và tinh tấn thường trực. Năng lực thứ tư cũng bao gồm quyết định phải trong sạch trong thân, ngữ và tâm thức, như Quán Thế Âm. Khi trì tụng thần chú sáu chữ, cái xấu xa tiêu cực và những che chướng của các bạn sẽ tan biến, và mọi phẩm tính vốn có sẵn trong trạng thái giác ngộ sẽ bắt đầu chiếu rọi, như mặt trời ra khỏi những đám mây.

SHARE:

Để lại một bình luận