CÚNG DƯỜNG

SHARE:


Kho Tàng Tâm của các Bậc Giác Ngộ- Dilgo KHYENTSE
Việt dịch: An Phong và Đương Đạo – Thiện Tri Thức, 2000

1. LỜI MỞ ĐẦU CỦA DALAI LAMA
2. LỜI NÓI ĐẦU CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ
3. LỜI CÁM ƠN CỦA NHỮNG DỊCH GIẢ
4. DẪN NHẬP
5. NHỮNG BÀI KỆ MỞ ĐẦU
6. KÍNH LỄ
7. ĐỘNG LỰC CỦA TÁC GIẢ TRONG VIỆC BIÊN SOẠN BẢN VĂN NÀY
8. PHẦN MỘT – NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM THỜI ĐẠI SUY THOÁI CỦA CHÚNG TA
9. PHẦN HAI: Con đường của những kinh điển
10. QUY Y
11. TƯ TƯỞNG GIÁC NGỘ
12. TỊNH HÓA
13. CÚNG DƯỜNG
14. GURU YOGA
15. PHẦN HAI: Con đường của những tantra
16. QUÁN ĐẢNH
17. TRI GIÁC THANH TỊNH
18. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
19. THÂN KIM CƯƠNG
20. NGỮ KIM CƯƠNG
21. TÂM KIM CƯƠNG
22. SAU THIỀN ĐỊNH
23. BẢN TÁNH CỦA TÂM THỨC
24. BỐN YOGA: NHẤT NIỆM, ĐƠN GIẢN, MỘT VỊ, KHÔNG THIỀN ĐỊNH
25. SỰ CHUYỂN HÓA NHỮNG GIÁC QUAN, THỨC TÌNH PHIỀN NÃO VÀ CÁC UẨN
26. SÁU ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁC QUAN
27. NĂM THỨC TÌNH PHIỀN NÃO (Sân hận, Kiêu mạn, Tham lam, Ghen ghét, Vô minh)
28. NĂM UẨN (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức)
29. BỐN ĐIỂM CHÍNH YẾU THÂN, NGỮ, TÂM VÀ PHÁP THÂN
30. KẾT LUẬN BÀI GIẢNG THỨ HAI
31. PHẦN BA QUYẾT TÂM GIẢI THOÁT KHỎI SANH TỬ
32. BUÔNG BỎ NHỮNG HOẠT ĐỘNG SANH TỬ (Những hành động, Nói năng, Đi đây đó, Ăn , Suy nghĩ , Những sở hữu, Ngủ )
33. NHU CẦU KHẨN THIẾT PHẢI THỰC HÀNH LÀM CHỦ TÂM THỨC
34. NHỮNG BÀI KỆ KẾT THÚC HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
35. CHÚ THÍCH
36. VỀ Patrul Rinpoche (1808-1887)
37. VỀ Đức Dilgo Khyentse Rinpoche (1910-1991)

CÚNG DƯỜNG

27. Tâm thức, chấp vào một cái “Tôi”, bám níu vào mọi thứ – đây là nguyên nhân của sanh tử. Thế nên, như những cúng dường cho cái cao cả trong niết bàn và từ thiện cho cái thấp kém trong sanh tử, Hãy cho đi mọi thứ – thân thể, tài sản và đức hạnh – và hồi hướng công đức cho tất cả ; Buông bỏ mọi thứ bám níu, hãy trì tụng thần chú sáu âm.

Qua tịnh hóa, các bạn đã làm sạch những trở ngại trên con đường đến giác ngộ, nhưng để tu hành theo con đường này, bây giờ các bạn cũng cần gom góp những lương thực cần thiết để nuôi sống các bạn trên lộ trình. Sự gom góp lương thực này là sự tích tập công đức và trí huệ. Sự tích tập công đức, được hoàn thành qua những hành động đức hạnh và cúng dường, sẽ dẫn đến sự đạt được Sắc thân, thân của hình tướng ; sự tích tập trí huệ, được hoàn thành bởi thực hiện những hành động đức hạnh này với một tâm thức thoát khỏi bám chấp, sẽ dẫn đến sự đạt được Pháp thân, thân tuyệt đối. Hai sự tích tập này cần được thành tựu với tư tưởng làm lợi lạc cho những người khác.

Cốt yếu quan trọng là hiểu được rằng chấp thủ vào ý niệm có một cái “tôi”, một bản ngã thực sự hiện hữu, là nguyên nhân căn bản của sự lang thang trong ba cõi sanh tử của chúng ta. Một khi niềm tin sai lầm vào một cái ta này đã mọc rễ, chúng ta bắt đầu bám vào thân tôi, tâm tôi, tên tôi, tài sản tôi, gia đình tôi… ; chính những ý niệm này khiến chúng ta khát khao lạc thú và ghê sợ khổ sở. Kết quả là một sự liên tục không ngừng của hấp dẫn và ghét bỏ lần lượt nối nhau, và từ những thôi thúc bên dưới này mà khởi ra những phiền não xung đột làm rối loạn tâm thức không ngơi ngớt.

Trong vô số đời quá khứ, chúng ta đã có đầy đủ giàu có và tài sản, nhưng chúng ta đã sợ mất mát hay hư hao cái chúng ta có đến độ chúng ta không thể rộng lượng, trong hình thức cúng dường cho Tam Bảo hay từ thiện cho những người khác. Có một số người rất giàu có mặc áo rách và chỉ ăn những bữa ăn thiếu thốn, chỉ vì hà tiện ; điều này chứng tỏ họ mù lòa biết bao nhiêu về vô thường, vì rồi thời gian sẽ phải đến – chắc chắn khi họ chết hay có thể trước đó – khi họ sẽ mất tất cả những cái gì đã sở hữu ; và bấy giờ, họ không chỉ không thể đem bất kỳ thứ gì theo cùng họ, mà còn có thể sẽ sinh vào một cuộc đời nơi đó ngay cả những danh từ “thức ăn” và “đồ uống” không bao giờ được nghe cho tới lúc chết. Dù cho thật sự rằng những tài sản của các bạn không thực hơn kho tàng tìm thấy trong giấc mộng hay hơn một đô thị ảo ảnh chập chờn phía chân trời, bằng cách cúng dường chúng cho Quán Thế Âm và Tam Bảo, các bạn sẽ tích tập công đức như mộng nó sẽ dẫn các bạn đến hạnh phúc, sống thọ, và thịnh vượng như mộng, rồi cuối cùng đến giải thoát. Để tích tập công đức thật sự, hãy làm mọi sự cúng dường và tặng cho với lòng sùng mộ lớn lao và không có chút gì kiêu hãnh.

Trong mọi thứ sở hữu của mình, chính thân thể là cái chúng ta yêu quý nhất ; chúng ta khó có thể chịu nổi một cái gai đâm hay một tàn lửa bỏng. Để lật ngược thói quen bám chấp vào sự tiện nghi và sở hữu của thân thể các bạn, hãy cúng dường thân thể các bạn cho Phật như là một người tôi tớ và cúng dường tất cả tài sản các bạn như một đám mây bao la những phẩm vật cúng dường cho tất cả chư Phật và chư Bồ tát – đây là cách thực sự có ý nghĩa để sử dụng chúng. Hơn nữa, với sự tưởng tượng của các bạn, hãy cúng dường tất cả những sự đẹp đẽ trong vũ trụ : hoa, vườn và rừng, âm nhạc thanh tao, mùi hương thanh nhã, thực phẩm hoàn hảo, ánh sáng mọi loại, ngọc báu… Cái tối cao trong những cúng dường này là sự cúng dường thiêng liêng mạn đà la của toàn thể vũ trụ : Núi Tu Di và bốn châu lục, núi ngọc, cây như ý, và v.v… – tóm lại, toàn thể thế giới tràn đầy sự phong phú không cùng của chư thiên và con người. Hãy dâng tặng sự cúng dường vô tận này cho cả hai, những vị an trú trong niết bàn, chư Phật và Bồ tát, và cho những người trong sanh tử, tất cả chúng sanh của sáu nẻo luân hồi.

Thêm vào tất cả những sự cúng dường này, có tả trong những kinh và tantra, như một đối trị hơn nữa với sự chấp ngã nằm trong gốc rễ của sanh tử, là thực hành rất sâu xa quán tưởng thân thể các bạn chuyển hóa thành cam lồ và rồi được dâng cúng cho bốn hạng khách. Trong bốn hạng này, cái thứ nhất là những vị đặc biệt đáng kính trọng và sùng mộ, Tam Bảo. Cái thứ hai là những vị mà những phẩm tính của họ khiến họ đáng để cúng dường, những Hộ Pháp. Cái thứ ba là những người cần bi mẫn, tất cả chúng sanh trong sáu nẻo ; đối với họ, hãy quán tưởng rằng sự cúng dường cam lồ của các bạn hóa thành bất cứ thứ gì có thể xoa dịu nỗi khổ của họ – thức ăn cho người đói, thuốc thang cho người bệnh, áo quần cho người lạnh, và chỗ ở cho người không nhà. Loại khách thứ tư là những người mà các bạn mắc những món nợ nghiệp trong đời này và những đời quá khứ, và bởi thế khiến họ được cảm thấy như là những lực lượng xấu, tạo ra những chướng ngại và rối ren, và ngăn cản bạn thực hành ; bằng cách cúng dường cho họ trong hình thức bất cứ thứ gì họ muốn nhất, những món nợ của các bạn với họ sẽ được xóa sạch.

Thần chú sáu chữ cũng có thể được trì tụng như một cúng dường đến Tam Bảo và đến tất cả chúng sanh ; nó có năng lực đem lại lợi lạc vô cùng. Ngay cả những chúng sanh tàn ác và kiêu căng không thương xót nhất, hoàn toàn mất đi khuynh hướng nhỏ nhất về Pháp, cũng có thể được thuần hóa và giúp đỡ với thần chú này, bởi vì nó là nguồn của Bồ đề tâm, mà năng lực vô biên của lòng bi của Bồ đề tâm luôn luôn thành công nơi nào sức mạnh và bạo động thất bại.

Qua những thực hành này, mà tinh túy là lòng rộng lượng và quan tâm đến những người khác, các bạn có thể giải thoát khỏi tâm bám chấp quy ngã, căn cứ đích thực của sanh tử. Làm những cúng dường và khai triển lòng bi cho tất cả chúng sanh, cuối cùng các bạn sẽ có thể buông bỏ mọi bám níu vào bản ngã bất luận thế nào. Đây là sự cúng dường tối thượng, ba la mật chân thực của rộng lượng bố thí, rộng lượng bố thí “vượt khỏi” ; là sự rộng lượng bố thí được thăng hoa trong trí huệ và đại bi.

Rộng lượng tối hậu được minh họa bằng câu chuyện sau đây.

Thời nọ có một đại đế, nổi tiếng vì lòng bi bao la của ông. Ngày qua ngày, trong căn phòng cao nhất trong cung điện, ông thường thiền định về lòng từ bi. Năng lực lòng bi của ông đến nỗi không có ai, dầu cố gắng đến đâu, có thể giết bất kỳ sinh vật gì trong vương quốc của ông. Một buổi sáng, một con chim bồ câu bay qua cửa sổ mở và rơi xuống lòng nhà vua, ngừng thở và khủng khiếp, sau chỉ vài giây là một con diều hâu sà xuống trong phòng, đậu lại gần vua, nói với ông, “Con bồ câu này là của tôi. Tôi cần thịt cho chính tôi và đám chim non của tôi.”

Nhà vua thầm nghĩ, “Không cách gì ta có thể cho diều hâu mẹ con bồ câu này ; và cũng không có thịt nào khác ta có để cho nó. Nhưng nếu ta không làm gì, diều hâu và đám con, tất cả sẽ chết.” Cuối cùng tìm ra một trả lời cho vấn đề nan giải của mình, nhà vua quyết định cho con diều hâu ít thịt của chính ông.

“Mày cần bao nhiêu thịt ?” ông hỏi nó.

Diều hâu đáp, “Bằng sức nặng của thân tôi.”

Nhà vua lấy ra một bàn cân và đặt con diều hâu vào một dĩa cân. Với một con dao bén, ông bắt đầu cắt thịt từ đùi phải, đặt lên dĩa cân kia. Nhưng cái cân không nhúc nhích chút nào. Ông cắt thịt đùi trái và đặt lên dĩa cân, nó cũng còn bất động. Bấy giờ ông cắt thịt từ toàn bộ thân thể và chất lên dĩa cân – nhưng bấy giờ cái cân vẫn đứng yên như ban đầu. Cuối cùng ông ngồi hẳn lên dĩa cân, cho toàn bộ thân thể mình.

Vào ngay lúc ấy, con bồ câu và con diều hâu, hai vị trời đến để thử thách lòng bi của nhà vua, hoàn lại hình thể bình thường của họ. “Ngài quả thật là một người bi mẫn nhất !”, họ nói. Lúc ấy, nhà vua tức thì được lành lặn những vết thương của mình một cách kỳ diệu. Trong một đời tương lai, nhà vua đã trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni.

Vào lúc này chúng ta không có khả năng đem cho đầu, tay chân và thịt, như đại Bồ tát đã làm, và thật ra ở mức độ của chúng ta, sẽ là sai lầm để làm những cúng dường như vậy ; thế nên chúng ta bắt đầu bằng cách cho thân thể chúng ta trong tâm tưởng. Qua việc này và tất cả những thực hành cúng dường khác, vì các bạn ngày càng giảm mất những bám chấp của các bạn, tâm thức các bạn sẽ trở nên càng ngày càng cao cả và rộng rãi. Cuối cùng, các bạn sẽ chứng ngộ bản tánh trống không của cái ngã ; bấy giờ các bạn sẽ có thể hoàn thiện sự tích tập của trí huệ, bằng cách làm sự cúng dường hoàn thiện nhất của tất cả – sự chứng ngộ tánh Không của tất cả các hiện tượng.

SHARE:

Để lại một bình luận