SHARE:
PHẬT TÂM
Một Hợp Tuyển Những Tác Phẩm của Longchen Rabjam về Đại Toàn Thiện
Nguyên tác: BUDDHA MIND
An Anthology of Longchen Rabjam’s Writings on Dzogpa Chenpo
Tulku Thondup Rinpoche – Snow Lion, 1989
Việt Dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2000
Đây là một bản dịch rút ngắn chương hai mươi hai của Pema Karpo và một trích dẫn từ Shingta Chenpo về kết quả của con đường tu hành. Nó diễn tả năm Thân Phật và năm Trí Huệ Bổn Nguyên, kết quả rốt ráo của sự tu hành theo Kinh và Tantra.
Chư Phật mười phương ban quán đảnh Đại Quang cho những Bồ tát đạt đến sự chấm dứt của địa thứ mười. Ngay tức thời, những Bồ tát thành tựu nhiều loại định như Kim Cương Định, mà chư vị chưa đạt được trước đó.
Nhờ vậy, các vị đạt Phật quả và tự nhiên thành tựu (trạng thái) Pháp Vương Vũ Trụ. Vào lúc đó, nền tảng phổ quát (cái sanh ra thân tâm thế giới, chúng sanh – bản Việt) với những dấu vết của nó chấm dứt, cũng như tiến trình của tâm và những biến cố tâm thức. Khi những cấu uế được tẩy sạch, đồng thời mọi đức hạnh vốn thành tựu tự nhiên, bản tánh của tinh túy sáng rỡ trong chính mình khai triển, như dĩa mặt trời tròn vẹn tỏa sáng trong bầu trời không mây….
Vào lúc đó, những Bồ tát đạt sự thành tựu Thân Tối Hậu, sự dừng dứt những tạo tác và Báo thân-như-viên ngọc-như ý, nó tự nhiên thành tựu hay khởi sanh (từ trạng thái của Thân Tối Hậu) và tự do với những ý niệm. Hoạt động Phật của các vị, những biểu lộ bất tận, tỏa khắp mọi cõi của chúng sanh đang tu hành và xuất hiện trước mỗi chúng sanh….
Do đã giải thoát sự che chướng của những hình tướng xuất hiện của những thân thể trong ba cõi, các Bồ tát xuất hiện trong hình thức năm thân Kim Cương. Do đã giải thoát những chủ thể, tám thức, các Bồ tát xuất hiện trong tinh túy của năm Trí Huệ Bổn Nguyên….
Về (kết quả của con đường tu hành), có ba phương diện : những Thân Phật, chúng là nền tảng ; những Trí Huệ Bổn Nguyên, chúng đặt nền trên những thân và những hoạt động Phật.
NĂM THÂN
Có nhiều cách để xếp loại những thân Phật ; chẳng hạn, thành ba, bốn và năm thân. Ở đây, theo Mayajala, loại tantra bất nhị, chúng được xếp thành năm loại. Trong Manjusrinama-sangiti có nói :
Phật là bản tánh của năm thân.
Bậc Pháp Vương là bản tánh của năm Trí Huệ Bổn Nguyên….
(a) Thân Tối Hậu (Pháp thân) : Nó là sự tự do khỏi tạo tác và nó là nguồn gốc tối thượng, cõi giới rỗng rang bao la, như bầu trời cho (sự khởi sanh) những đức hạnh khác nhau của Phật. (b) Báo thân : Từ trạng thái của Thân Tối Hậu, nó xuất hiện như năm loại (bộ) chư Phật, như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng (trên bầu trời). Đối với các Bồ tát ở trong địa thứ mười, nó xuất hiện như (một bản sao) của năm bộ chư Phật và những cõi Phật của các ngài, tương tự (với những cái thật). (c) Hóa Thân : Đối với những chúng sanh bất tịnh, nó xuất hiện trong ba phạm trù (phô diễn) ; chẳng hạn, sự Biểu Lộ của bậc Giác Ngộ Tối Thượng như sự khởi sanh của những phản chiếu của mặt trời và mặt trăng trong nước trong…. Ba phạm trù của Hóa thân là : Hóa thân của Nghệ thuật, những hình thức của thân ngữ tâm (của chư Phật) như hình vẽ, chúng được làm ra hay khởi sanh tự nhiên như là sự vật làm cho chúng sanh phát sanh công đức…. Hóa thân của Sự Sanh Ra, sự biểu lộ như là một người cao cả (Bồ tát) và v.v…. để bảo vệ cho chúng sanh khỏi các việc như đói kém, bệnh tật. Sự biểu lộ như bậc Giác Ngộ Tối Thượng, như những bậc hiền triết diễn bày mười hai công hạnh của Phật….
Hai thân tiếp theo thì giống như ba thân đầu trong tinh túy, nhưng từ quan điểm những đức hạnh (mà chúng được phân thành hai thân riêng biệt). Thân Đại Lạc vô nhiễm là phương diện toàn khắp hay tinh túy của ba thân. Thân Đại Lạc và Thân Tinh Túy là đồng nghĩa. Thân Kim Cương là phương diện của bản tánh bất hoại của trạng thái giác ngộ…. (d) Thân Đại Lạc : Nó là bản tánh của Ba Thân, tinh túy của sự không hiện hữu như đơn nhất hay đa thù, và nó là Đại Lạc không thể quan niệm, tinh túy vô nhiễm toàn khắp và không tách biệt trong mọi thân Phật và những Trí Huệ Bổn Nguyên. Thế nên không có cái gì khác ngoài Đại Lạc…. (e) Thân Kim Cương : Bởi vì nó đã đoạn trừ tất cả những che chướng nhị nguyên và đã phát triển mọi đức hạnh, nó là Thân của Toàn Giác. Vì nó không bao giờ giảm sút khỏi sự giải thoát hoàn toàn, và vì nó không biến đổi, nó là Thân Kim Cương….
Năm thân không hiện hữu như những bản chất riêng rẽ. Chúng là tự-trí huệ bổn nguyên của Phật và là một cõi giới tối hậu…. Phương diện tinh túy-tánh Không của định quang minh, nó được thấu suốt (khi đạt giác ngộ), được gọi là Thân Tối Hậu. Bản tánh sáng tỏ của nó được gọi là Báo thân. Xuất hiện trong nhiều (hình thức và hoạt động), nó được gọi là Hóa thân. Sự không tách biệt của những nhiễm ô cần được tịnh hóa với sự chứng ngộ bản tánh được gọi là Thân Kim Cương. Cái một vị đại lạc của nó được gọi là Thân Tinh Túy Đại Lạc.
NĂM TRÍ HUỆ BỔN NGUYÊN
Năm Trí Huệ Bổn Nguyên đặt nền trên Năm Thân…. Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu là trí huệ của Thân Tối Hậu. Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương là trí huệ của Báo thân. Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng là trí huệ của Thân Đại Lạc. Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt và Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu (Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí) là những trí huệ của Hóa thân. Tất cả chúng đều ở trong Thân Toàn Giác (hay Thân Kim Cương). Năm Trí Huệ Bổn Nguyên hiện diện trong tánh giác bổn nhiên, tinh túy thành tựu tự nhiên (trong tất cả chúng sanh). Nhưng chúng không biểu lộ vì chúng bị che chướng đối với người còn ở trên con đường tu hành. Có hai cách cho những Trí Huệ Bổn Nguyên biểu lộ : được tự-sanh khởi do sự tịnh hóa năm che chướng, và bởi sự xua tan (những che chướng đối với những trí huệ bổn nguyên) với năm phương tiện :
(a) Sự tan biến của nền tảng phổ quát và v.v….
Trong Kinh Kayatraya (vatara) có nói :
Sự tan biến của nền tảng phổ quát vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu. Sự tan biến của thức của nền tảng phổ quát vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương. Sự tan biến của thức của tâm vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Sự tan biến của tâm ô nhiễm vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt. Sự tan biến của những thức của năm giác quan vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu.
Cũng thế, do sự tịnh hóa năm nhiễm ô phiền não, năm Trí Huệ Bổn Nguyên hiện khởi…. Sự tịnh hóa của tham muốn là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt. Sự tịnh hóa của sân giận là Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương. Sự tịnh hóa của si (vô minh) là Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu. Sự tịnh hóa của kiêu mạn là Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Sự tịnh hóa của đố kỵ là Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu. Phương diện của những nhiễm ô cần phải tịnh hóa và chuyển hóa thì giống như những đám mây.
(b) Năm phương diện để xua tan những che chướng là : Bằng cách học những lời và nghĩa của Pháp người ta xua tan những che chướng để thấy được Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương. Cũng thế, thiền định về Bồ đề tâm, sự bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, là để cho Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Ban những giáo lý cho những người khác là để cho Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt. Phụng sự những nhu cầu của những người khác là để cho Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu. Bằng cách tham thiền tánh Như người ta xua tan những che chướng cái thấy Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu.
Tinh túy của những Trí Huệ Bổn Nguyên : Hiểu biết tinh túy của bản tánh tối hậu, sự dừng dứt của những tạo tác, là Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu. Hiểu biết bản tánh của những hiện tượng như là định quang minh là Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương. Hiểu biết mọi sự là tánh bình đẳng và một vị là Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Hiểu biết tất cả chi tiết của những hiện tượng không lầm lẫn là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt. Hiểu biết tất cả những hiện tượng mà không có những che chướng là Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu….
(Năm Trí Huệ Bổn Nguyên có thể gồm vào hai Trí Huệ Bổn Nguyên của Hiểu Biết 🙂 Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu và Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng gồm vào trong Trí Huệ Bổn Nguyên của Hiểu Biết tánh Như. Nó không ý niệm hóa hiện tượng của sanh tử và niết bàn như là một hay riêng khác. Nó trụ không tách lìa trong Thân Tối Hậu, như hư không tự do khỏi những tạo tác. Những Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương, Thành Tựu và Phân Biệt được bao gồm trong Trí Huệ Bổn Nguyên của Hiểu Biết Tất Cả Sai Biệt. Nó thấy và biết tất cả những hiện tượng vô tận. Vì lòng bi của chư Phật không có giới hạn, nó thấy toàn bộ vũ trụ. Dù trong một cái gì nhỏ như hạt cải, một hệ thống thế giới và chúng sanh vô biên xuất hiện và Phật phụng sự cho những nhu cầu của họ….
NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA PHẬT
Những hoạt động của Phật là sự phô diễn biểu lộ của Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu. Những hoạt động ấy tức thời xuất hiện khắp nơi, bất cứ chỗ nào có chúng sanh, trong hình thức những thân Phật, những giáo lý…. cho bất cứ người nào tu hành được.
SỰ TAN BIẾN NHỮNG SẮC THÂN
Khi có một bình chứa đầy nước, những phản chiếu của mặt trăng tan biến tự nhiên vào chính mặt trăng. Cũng thế, nếu không có bình chứa nước của những chúng sanh tiếp nhận, sự phản chiếu của mặt trăng, tức là những thân biểu lộ của chư Phật, chúng xuất hiện trong tri giác của chúng sanh, sẽ không hiện hữu nữa. Không có gì khác ngoài trạng thái Báo thân tự-xuất hiện. Sự tan biến của Hóa thân vào Báo thân chỉ là một tiến trình trên danh nghĩa và nó không giống với một cái gì tan biến vào một cái gì khác. Mặt trăng cũng tan biến vào sự sáng tỏ nội tại của nó trong những ngày trăng non. Tương tự, Báo thân tự-xuất hiện tan biến vào sự sáng tỏ nội tại của cõi giới Báo thân, và điều đó được gọi là an trụ trong cõi giới trí huệ bổn nguyên. Vào điểm đó, trí huệ tự-giác phân biệt đạt đến trí huệ bổn nguyên vi tế nhất, và đây là thời gian của trạng thái tham thiền vô cùng và tột bậc.
Đây là một bản dịch rút ngắn chương hai mươi hai của Pema Karpo và một trích dẫn từ Shingta Chenpo về kết quả của con đường tu hành. Nó diễn tả năm Thân Phật và năm Trí Huệ Bổn Nguyên, kết quả rốt ráo của sự tu hành theo Kinh và Tantra.
Chư Phật mười phương ban quán đảnh Đại Quang cho những Bồ tát đạt đến sự chấm dứt của địa thứ mười. Ngay tức thời, những Bồ tát thành tựu nhiều loại định như Kim Cương Định, mà chư vị chưa đạt được trước đó.
Nhờ vậy, các vị đạt Phật quả và tự nhiên thành tựu (trạng thái) Pháp Vương Vũ Trụ. Vào lúc đó, nền tảng phổ quát (cái sanh ra thân tâm thế giới, chúng sanh – bản Việt) với những dấu vết của nó chấm dứt, cũng như tiến trình của tâm và những biến cố tâm thức. Khi những cấu uế được tẩy sạch, đồng thời mọi đức hạnh vốn thành tựu tự nhiên, bản tánh của tinh túy sáng rỡ trong chính mình khai triển, như dĩa mặt trời tròn vẹn tỏa sáng trong bầu trời không mây….
Vào lúc đó, những Bồ tát đạt sự thành tựu Thân Tối Hậu, sự dừng dứt những tạo tác và Báo thân-như-viên ngọc-như ý, nó tự nhiên thành tựu hay khởi sanh (từ trạng thái của Thân Tối Hậu) và tự do với những ý niệm. Hoạt động Phật của các vị, những biểu lộ bất tận, tỏa khắp mọi cõi của chúng sanh đang tu hành và xuất hiện trước mỗi chúng sanh….
Do đã giải thoát sự che chướng của những hình tướng xuất hiện của những thân thể trong ba cõi, các Bồ tát xuất hiện trong hình thức năm thân Kim Cương. Do đã giải thoát những chủ thể, tám thức, các Bồ tát xuất hiện trong tinh túy của năm Trí Huệ Bổn Nguyên….
Về (kết quả của con đường tu hành), có ba phương diện : những Thân Phật, chúng là nền tảng ; những Trí Huệ Bổn Nguyên, chúng đặt nền trên những thân và những hoạt động Phật.
NĂM THÂN
Có nhiều cách để xếp loại những thân Phật ; chẳng hạn, thành ba, bốn và năm thân. Ở đây, theo Mayajala, loại tantra bất nhị, chúng được xếp thành năm loại. Trong Manjusrinama-sangiti có nói :
Phật là bản tánh của năm thân.
Bậc Pháp Vương là bản tánh của năm Trí Huệ Bổn Nguyên….
(a) Thân Tối Hậu (Pháp thân) : Nó là sự tự do khỏi tạo tác và nó là nguồn gốc tối thượng, cõi giới rỗng rang bao la, như bầu trời cho (sự khởi sanh) những đức hạnh khác nhau của Phật. (b) Báo thân : Từ trạng thái của Thân Tối Hậu, nó xuất hiện như năm loại (bộ) chư Phật, như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng (trên bầu trời). Đối với các Bồ tát ở trong địa thứ mười, nó xuất hiện như (một bản sao) của năm bộ chư Phật và những cõi Phật của các ngài, tương tự (với những cái thật). (c) Hóa Thân : Đối với những chúng sanh bất tịnh, nó xuất hiện trong ba phạm trù (phô diễn) ; chẳng hạn, sự Biểu Lộ của bậc Giác Ngộ Tối Thượng như sự khởi sanh của những phản chiếu của mặt trời và mặt trăng trong nước trong…. Ba phạm trù của Hóa thân là : Hóa thân của Nghệ thuật, những hình thức của thân ngữ tâm (của chư Phật) như hình vẽ, chúng được làm ra hay khởi sanh tự nhiên như là sự vật làm cho chúng sanh phát sanh công đức…. Hóa thân của Sự Sanh Ra, sự biểu lộ như là một người cao cả (Bồ tát) và v.v…. để bảo vệ cho chúng sanh khỏi các việc như đói kém, bệnh tật. Sự biểu lộ như bậc Giác Ngộ Tối Thượng, như những bậc hiền triết diễn bày mười hai công hạnh của Phật….
Hai thân tiếp theo thì giống như ba thân đầu trong tinh túy, nhưng từ quan điểm những đức hạnh (mà chúng được phân thành hai thân riêng biệt). Thân Đại Lạc vô nhiễm là phương diện toàn khắp hay tinh túy của ba thân. Thân Đại Lạc và Thân Tinh Túy là đồng nghĩa. Thân Kim Cương là phương diện của bản tánh bất hoại của trạng thái giác ngộ…. (d) Thân Đại Lạc : Nó là bản tánh của Ba Thân, tinh túy của sự không hiện hữu như đơn nhất hay đa thù, và nó là Đại Lạc không thể quan niệm, tinh túy vô nhiễm toàn khắp và không tách biệt trong mọi thân Phật và những Trí Huệ Bổn Nguyên. Thế nên không có cái gì khác ngoài Đại Lạc…. (e) Thân Kim Cương : Bởi vì nó đã đoạn trừ tất cả những che chướng nhị nguyên và đã phát triển mọi đức hạnh, nó là Thân của Toàn Giác. Vì nó không bao giờ giảm sút khỏi sự giải thoát hoàn toàn, và vì nó không biến đổi, nó là Thân Kim Cương….
Năm thân không hiện hữu như những bản chất riêng rẽ. Chúng là tự-trí huệ bổn nguyên của Phật và là một cõi giới tối hậu…. Phương diện tinh túy-tánh Không của định quang minh, nó được thấu suốt (khi đạt giác ngộ), được gọi là Thân Tối Hậu. Bản tánh sáng tỏ của nó được gọi là Báo thân. Xuất hiện trong nhiều (hình thức và hoạt động), nó được gọi là Hóa thân. Sự không tách biệt của những nhiễm ô cần được tịnh hóa với sự chứng ngộ bản tánh được gọi là Thân Kim Cương. Cái một vị đại lạc của nó được gọi là Thân Tinh Túy Đại Lạc.
NĂM TRÍ HUỆ BỔN NGUYÊN
Năm Trí Huệ Bổn Nguyên đặt nền trên Năm Thân…. Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu là trí huệ của Thân Tối Hậu. Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương là trí huệ của Báo thân. Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng là trí huệ của Thân Đại Lạc. Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt và Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu (Diệu Quan Sát Trí và Thành Sở Tác Trí) là những trí huệ của Hóa thân. Tất cả chúng đều ở trong Thân Toàn Giác (hay Thân Kim Cương). Năm Trí Huệ Bổn Nguyên hiện diện trong tánh giác bổn nhiên, tinh túy thành tựu tự nhiên (trong tất cả chúng sanh). Nhưng chúng không biểu lộ vì chúng bị che chướng đối với người còn ở trên con đường tu hành. Có hai cách cho những Trí Huệ Bổn Nguyên biểu lộ : được tự-sanh khởi do sự tịnh hóa năm che chướng, và bởi sự xua tan (những che chướng đối với những trí huệ bổn nguyên) với năm phương tiện :
(a) Sự tan biến của nền tảng phổ quát và v.v….
Trong Kinh Kayatraya (vatara) có nói :
Sự tan biến của nền tảng phổ quát vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu. Sự tan biến của thức của nền tảng phổ quát vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương. Sự tan biến của thức của tâm vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Sự tan biến của tâm ô nhiễm vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt. Sự tan biến của những thức của năm giác quan vào trong cõi giới tối hậu là Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu.
Cũng thế, do sự tịnh hóa năm nhiễm ô phiền não, năm Trí Huệ Bổn Nguyên hiện khởi…. Sự tịnh hóa của tham muốn là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt. Sự tịnh hóa của sân giận là Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương. Sự tịnh hóa của si (vô minh) là Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu. Sự tịnh hóa của kiêu mạn là Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Sự tịnh hóa của đố kỵ là Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu. Phương diện của những nhiễm ô cần phải tịnh hóa và chuyển hóa thì giống như những đám mây.
(b) Năm phương diện để xua tan những che chướng là : Bằng cách học những lời và nghĩa của Pháp người ta xua tan những che chướng để thấy được Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương. Cũng thế, thiền định về Bồ đề tâm, sự bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, là để cho Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Ban những giáo lý cho những người khác là để cho Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt. Phụng sự những nhu cầu của những người khác là để cho Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu. Bằng cách tham thiền tánh Như người ta xua tan những che chướng cái thấy Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu.
Tinh túy của những Trí Huệ Bổn Nguyên : Hiểu biết tinh túy của bản tánh tối hậu, sự dừng dứt của những tạo tác, là Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu. Hiểu biết bản tánh của những hiện tượng như là định quang minh là Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương. Hiểu biết mọi sự là tánh bình đẳng và một vị là Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng. Hiểu biết tất cả chi tiết của những hiện tượng không lầm lẫn là Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt. Hiểu biết tất cả những hiện tượng mà không có những che chướng là Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu….
(Năm Trí Huệ Bổn Nguyên có thể gồm vào hai Trí Huệ Bổn Nguyên của Hiểu Biết 🙂 Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu và Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng gồm vào trong Trí Huệ Bổn Nguyên của Hiểu Biết tánh Như. Nó không ý niệm hóa hiện tượng của sanh tử và niết bàn như là một hay riêng khác. Nó trụ không tách lìa trong Thân Tối Hậu, như hư không tự do khỏi những tạo tác. Những Trí Huệ Bổn Nguyên Như Tấm Gương, Thành Tựu và Phân Biệt được bao gồm trong Trí Huệ Bổn Nguyên của Hiểu Biết Tất Cả Sai Biệt. Nó thấy và biết tất cả những hiện tượng vô tận. Vì lòng bi của chư Phật không có giới hạn, nó thấy toàn bộ vũ trụ. Dù trong một cái gì nhỏ như hạt cải, một hệ thống thế giới và chúng sanh vô biên xuất hiện và Phật phụng sự cho những nhu cầu của họ….
NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA PHẬT
Những hoạt động của Phật là sự phô diễn biểu lộ của Trí Huệ Bổn Nguyên của Thành Tựu. Những hoạt động ấy tức thời xuất hiện khắp nơi, bất cứ chỗ nào có chúng sanh, trong hình thức những thân Phật, những giáo lý…. cho bất cứ người nào tu hành được.
SỰ TAN BIẾN NHỮNG SẮC THÂN
Khi có một bình chứa đầy nước, những phản chiếu của mặt trăng tan biến tự nhiên vào chính mặt trăng. Cũng thế, nếu không có bình chứa nước của những chúng sanh tiếp nhận, sự phản chiếu của mặt trăng, tức là những thân biểu lộ của chư Phật, chúng xuất hiện trong tri giác của chúng sanh, sẽ không hiện hữu nữa. Không có gì khác ngoài trạng thái Báo thân tự-xuất hiện. Sự tan biến của Hóa thân vào Báo thân chỉ là một tiến trình trên danh nghĩa và nó không giống với một cái gì tan biến vào một cái gì khác. Mặt trăng cũng tan biến vào sự sáng tỏ nội tại của nó trong những ngày trăng non. Tương tự, Báo thân tự-xuất hiện tan biến vào sự sáng tỏ nội tại của cõi giới Báo thân, và điều đó được gọi là an trụ trong cõi giới trí huệ bổn nguyên. Vào điểm đó, trí huệ tự-giác phân biệt đạt đến trí huệ bổn nguyên vi tế nhất, và đây là thời gian của trạng thái tham thiền vô cùng và tột bậc.
và những Trí Huệ Bổn Nguyên trong Dzogpa Chenpo
Phần này là một bản dịch rút ngắn giải thích địa vị Phật được trình bày trong chương 11, có nhan đề Những Địa của sự Hoàn Thiện những Kết Quả, trong Tshigdon Dzod. Trong phần này Longchen Rabjam giải thích sự phân chia ba thân Phật và những Trí Huệ Bổn Nguyên của Ba Thân Phật theo Đại Toàn Thiện Dzogpa Chenpo.
Khi Trí Huệ Bổn Nhiên tự do với tất cả những nhiễm ô ngoại sanh, người ta đạt Thân Tối Hậu (Pháp thân) tự nhiên thanh tịnh và thành tựu cõi giới tối hậu, sự hợp nhất của những thân Phật và những Trí Huệ Bổn Nguyên. Bấy giờ, không rời khỏi Thân Tối Hậu, người ta biểu lộ như những ngọn đèn cho tất cả hiện hữu, mở rộng trong mọi hướng và đáp ứng những lợi lạc nhị nguyên qua những sắc thân Phật, Báo thân và Hóa thân, qua tâm của giác ngộ (đại bi). Đây là quả tối hậu (của con đường tu hành này). Sự giác ngộ này cho người ta vô biên những phẩm tính, nhưng tóm tắt, có thể giải thích trong hai phạm trù : (a) tinh túy của những thân Phật, trụ xứ của sự chứng đắc giác ngộ như đại dương, và (b) bản tánh của Trí Huệ Tánh Giác, ngọn cờ chiến thắng của những viên ngọc như ý….
BA THÂN PHẬT
Tinh túy của những thân Phật là nền tảng của chúng hay là những thân của những đức hạnh của chư Phật. Tinh túy của Thân Tối Hậu là cái đại thanh tịnh từ vô thủy, bởi vì nó tự do khỏi những ý niệm và diễn tả. Tinh túy của Báo thân là cái đại tự nhiên bởi vì nó là tánh tự-sáng tỏ tự do khỏi những cực đoan của ý niệm. Tinh túy của Hóa thân là (năng lực) lòng bi, vì nó là nền tảng của sự sanh khởi những biểu lộ thích hợp….
Những đặc tính : Hai cái thanh tịnh tối hậu tác động như những thân Phật là những đặc tính của những thân Phật. Về những đặc tính của những thân Phật, có nói trong tantra Senge Tsaldzog :
Cái không thể quan niệm là đặc tính của Thân Tối Hậu.
Sự sáng tỏ không có ý niệm là đặc tính của Báo thân.
Sự biểu lộ trong nhiều hình thức khác nhau là đặc tính của Hóa thân….
Cách thế hiện diện của chúng : Thân Tối Hậu hiện tiền thoát khỏi mọi tính chất, như hư không. Báo thân hiện tiền thoát khỏi sắc tướng phải chết đi, như một cầu vồng. Hóa thân hiện diện trong vô cùng sắc tướng khác nhau, như trò chơi của huyễn….
Cõi Phật : Cõi Phật của Thân Tối Hậu là thanh tịnh từ vô thủy, tự do khỏi những ý niệm. Cõi Phật của Báo thân là sự sáng tỏ của năm thân Phật và năm Trí Huệ Bổn Nguyên. Cõi Phật của Hóa thân là những chúng sanh tu hành xuất hiện như thế giới và chúng sanh khắp suốt không gian….
Những chúng sanh tu hành (hay Đệ tử) : Đệ tử của Thân Tối Hậu, tự tánh thanh tịnh, là Tánh Giác Bổn Nhiên siêu vượt khỏi những chuyển động và cố gắng. Đệ tử của Báo thân là những tự-xuất hiện của những chúng hội đạo sư và đệ tử. Đệ tử của Hóa thân là những chúng sanh bình thường của sáu cõi….
Những hoạt động : Đã hoàn thiện mục đích cho chính mình trong Thân Tối Hậu, không dời lìa khỏi nó, và ở trong trạng thái của cõi giới tối hậu, người ta khởi lên trong hình thức những thân Phật cho những chúng sanh khác, và cung cấp sự thành tựu những lợi lạc hai phần cho đến khi sanh tử chấm dứt bằng cách dẫn dắt chúng sanh tiến tới…. Những lợi lạc cho những chúng sanh khác được đem ra mà không rời lìa khỏi cõi giới tối hậu, như mặt trăng trong nước….
Sự Hoàn thiện của Xác Tín : Nó là sự chứng đắc ba thân Phật bằng cách hoàn thiện những đức hạnh của những đoạn trừ và những chứng ngộ. Tương tự, sự đáp ứng những mong muốn là sự hoàn thiện của một viên ngọc như ý. (Phẩm tính) không động và tự do khỏi những ý niệm hóa là sự hoàn thiện của Thân Tối Hậu. Sự tự sáng tỏ, sự thành tựu những tướng chánh và tướng phụ, là sự hoàn thiện của Báo thân. Tạo ra sự thành tựu của những mục tiêu hai phần là sự hoàn thiện của Hóa thân.
BẢN TÁNH CỦA TRÍ HUỆ BỔN NGUYÊN TÁNH GIÁC BỔN NHIÊN
Có ba phương diện : (a) Tinh túy của Trí Huệ Bổn Nguyên Tánh Giác Bổn Nhiên (Rig-pa Ye-shes). Tánh Giác Bổn Nhiên như mặt trời thường trụ một cách nguyên sơ như Tánh Giác Bổn Nhiên Toàn Khắp, nó thoát khỏi mọi che ám ngoại sanh (như mây). Thế nên nó là cái nhìn thấy của Trí Huệ Bổn Nguyên không nhiễm ô và hiện diện như tinh túy của những thân Phật…. (b) Tính cách của sự hiểu biết tánh giác bổn nguyên là tự nhiên sáng rỡ. Sự chứng ngộ cái hiểu biết tánh giác này một cách trực tiếp giải thoát người ta khỏi mọi che chướng và làm cho mạn đà la của mọi đức hạnh nở hoa. Thế nên những thân Phật và những trí huệ bổn nguyên hiện diện hợp nhất trong pháp giới phúc lạc. (c) Phân chia : Có hai phân chia của Trí Huệ Bổn Nguyên, cái tổng quát và cái đặc biệt.
Trí Huệ Bổn Nguyên Tổng Quát
Có ba phương diện, “Trí Huệ Bổn Nguyên ngay nền tảng” của Thân Tối Hậu, “Trí Huệ Bổn Nguyên với những Tính Cách” của Báo thân, và “Trí Huệ Bổn Nguyên của Toàn Khắp” của Hóa thân. Trí Huệ Bổn Nguyên của Thân Tối Hậu giống như mặt trời, và nó làm nền tảng cho sự khởi sanh của Báo thân và Hóa thân, như mặt trời và những tia sáng của nó. Trí Huệ Bổn Nguyên của Báo thân giống như một tấm gương, và nó phô bày những phản chiếu của “Trí Huệ Bổn Nguyên với Những Tính Cách” trọn vẹn, trong sáng không có lầm lẫn. Trí Huệ Bổn Nguyên của Hóa thân giống như mặt trăng trong nước, và nó xuất hiện ứng hợp với những bình chứa (những đệ tử)….
“Trí Huệ Bổn Nguyên ngay nền tảng” của Thân Tối Hậu an trụ trong (bản tánh của) tánh Không và sự sáng tỏ, làm nền cho sự khởi sanh các sắc thân Phật, và nó như một hòn pha lê hiện diện như nó là (không có những ảnh hưởng bên ngoài). Từ trạng thái của “Trí Huệ Bổn Nguyên ngay nền tảng”, không có cái gì biểu lộ một cách trực tiếp, ngoại trừ phương diện cung cấp cõi giới cho sự sanh khởi của “Trí Huệ Bổn Nguyên với những Tính Cách” của Báo thân và “Trí Huệ Bổn Nguyên của Toàn Khắp” của Hóa thân.
Trong trạng thái của Trí Huệ Bổn Nguyên với những Tính Cách của Báo thân, “Trí Huệ Bổn Nguyên ngay nền tảng” chỉ hiện hữu như là nền tảng căn cứ cho sự khởi sanh các sắc thân Phật, và những tia sáng. Thế nên chúng có mặt trực tiếp. Bản tánh của “Trí Huệ Bổn Nguyên với những Tính Cách” hiện diện như năm ánh sáng (màu) xuất hiện từ hòn pha lê.
Trong trạng thái Trí Huệ Bổn Nguyên của Hóa thân, “Trí Huệ Bổn Nguyên ngay nền tảng” không chuyển động khỏi cõi giới tối hậu như mặt trời, và “Trí Huệ Bổn Nguyên với những Tính Cách” an trụ trong cõi Phật của Báo thân như những tia sáng và màu sắc cầu vồng. Thế nên chúng không hiện diện một cách biểu lộ. Trí Huệ Bổn Nguyên của Toàn Khắp như một phản chiếu của mặt trăng xuất hiện (trong những bình chứa nước), xuất hiện trực tiếp cho những cá nhân đệ tử.
Ba phân chia này của Trí Huệ Bổn Nguyên chỉ được làm ra về mặt hiện tượng, theo cách nào chúng xuất hiện. Về bản tánh của hiện tượng, cả ba đều là một tinh túy nhất như, siêu vượt khỏi đơn nhất hay chia nhiều.
Những Trí Huệ Bổn Nguyên Đặc Biệt của những Thân Phật
Có ba : Trí Huệ Bổn Nguyên ở nền tảng của Thân Tối Hậu, Trí Huệ Bổn Nguyên với những Tính Cách của Báo thân, và Trí Huệ Bổn Nguyên của sự Toàn Khắp của Hóa thân.
Trí huệ bổn nguyên của thân tối hậu : Thân Tối Hậu, nó là sự giải thoát trong trạng thái giải thoát, thì thanh tịnh từ vô thủy và một vị, như hư không. Trong nó hiện diện ba Trí Huệ Bổn Nguyên: (i) “Trí Huệ Bổn Nguyên của Tinh Túy Thanh Tịnh Nguyên Thủy”, nó siêu vượt tất cả ý niệm và diễn tả như một khối cầu pha lê trong suốt, (ii) “Trí Huệ Bổn Nguyên của Bản Tánh Tự Nhiên Thành Tựu”, nó chỉ là nền tảng của sự khởi sanh những đức hạnh của những xuất hiện, một sự sáng tỏ vi tế, và không có tự tánh, và (iii) “Trí Huệ Bổn Nguyên của Lòng Bi Toàn Khắp”, nó là phương diện của năng lực tinh thuần của tinh túy, nó không ngừng hiện diện như nền tảng của sự khởi sanh của hai sắc thân Phật, và là phương diện của Trí Huệ Tánh Giác, trí huệ này không phân tích những đối tượng một cách trực tiếp.
Nếu Thân Tối Hậu có những mặt thô trược, nó rơi vào thường kiến của những chất thể và những tính cách và sẽ không bình an thoát khỏi ngoài những ý niệm hóa. Nếu không có sự hiện diện của một phương diện vi tế của sự sáng tỏ sâu xa như nền tảng cho sự khởi sanh (trong Thân Tối Hậu), nó rơi vào đoạn kiến (chủ nghĩa hư vô) như hư không. Thế nên Thân Tối Hậu trái với cả hai biên kiến cực đoan này, là một Trí Huệ Bổn Nguyên vi tế, sự hợp nhất của tánh không và sáng tỏ, nó hiện diện như là nền tảng của sự sanh khởi.
Trí Huệ Bổn Nguyên của Báo thân. Nó là Trí Huệ Bổn Nguyên với những Tính Cách và có năm phân chia :
(i) Trí Huệ Bổn Nguyên của Cõi Giới Tối Hậu :
Tinh túy : Nó là sự không thể phân của ba phương diện : (a) tánh không, cõi giới thanh tịnh bổn nguyên, nó là nền tảng của giải thoát, (b) sự tự-sáng tỏ của Trí Huệ Bổn Nguyên, nó là nền tảng của ánh sáng tự mình, và (c) cõi giới tối hậu của Trí Huệ Tánh Giác….
(ii) Trí Huệ Bổn Nguyên như Tấm Gương :
Tinh túy : Nó là sự sáng tỏ, cõi giới không ngăn ngại cho sự sanh khởi (của những phẩm tính Phật) trong sự hợp nhất với tánh không và sáng tỏ của Tánh Giác Bổn Nhiên….
(iii) Trí Huệ Bổn Nguyên của Bình Đẳng :
Tinh túy : Nó là trạng thái bình đẳng không rơi vào những cực đoan của thiên lệch và những phương diện. Nguyên nhân của bình đẳng là tánh đại bình đẳng vốn giải thoát trong cõi giới (tối hậu) của sanh tử và niết bàn. Điều kiện của bình đẳng là an trụ trong tánh đại bình đẳng của ba cửa, thân, ngữ, tâm giác ngộ của chư Phật, và tinh túy, bản tánh, và (năng lực) lòng bi (của Thân Tối Hậu)….
(iv) Trí Huệ Bổn Nguyên Phân Biệt :
Tinh túy : Nó là Trí Huệ Bổn Nguyên của sự phân biệt tất cả những hiện hữu hiện tượng một cách trực tiếp không lầm lẫn….
(v) Trí Huệ Bổn Nguyên của sự Thành Tựu những Hành Động :
Tinh túy : Đã đạt đến mục đích cho chính mình trong trạng thái của tánh giác bổn nhiên, nó đáp ứng những nhu cầu của những người khác như viên ngọc như ý, mà không cố gắng.
Trí Huệ Bổn Nguyên của Hóa thân. Nó là “Trí Huệ Bổn Nguyên của Toàn Khắp” của Hóa thân, và nó có hai phương diện. Những hóa thân (xuất hiện) cho những người khác, những người tu hành, không giống như là chỉ những hiện thể không có sự sống hay những phản chiếu, mà được biểu lộ qua Trí Huệ Bổn Nguyên có hai phương diện để đáp ứng một cách tự nhiên những mục tiêu của chúng sanh.
(i) Trí Huệ Bổn Nguyên của Hiểu Biết Tánh Như (của những hiện tượng như chúng là) là hiểu biết về chân lý tuyệt đối, tinh túy của những hiện tượng không có sai lầm. Qua trí huệ này, đức Phật dạy (cho những đệ tử) bản tánh tuyệt đối thoát khỏi mọi tạo tác của sanh và diệt, như hư không. (ii) Trí Huệ Bổn Nguyên Hiểu Biết những Sai Biệt (của những hiện tượng) là hiểu biết về chân lý tương đối, những chi tiết của tất cả mọi hiện tượng không lầm lẫn. Qua những hiểu biết này, đức Phật dạy những khả năng, những nguyên tố, nghiệp, và con đường tu hành v.v…. (cho chúng sanh tu hành), (theo kiểu) tám thí dụ về huyễn….
(i) Trí Huệ Bổn Nguyên của Hiểu biết Tánh Như (Chân lý Tuyệt đối) :
Tinh túy : Nó là hiểu biết không sai lầm về những hiện tượng hiện diện như thế nào (trong thực tánh của chúng)….
Phân chia : Nó có hai phân chia : Trí Huệ Bổn Nguyên hiểu biết tánh Như, bản tánh của những hình tướng hiện tượng, và Trí Huệ Bổn Nguyên hiểu biết tánh Như, bản tánh trống không của bản tánh tuyệt đối. Nó có biết những sai biệt không ? Trong những hình tướng xuất hiện, có hai phương diện, tinh túy và sắc tướng. Cái hiểu biết này biết cả tinh túy, tánh Như và những sắc tướng, những sai biệt. Nó giống như tri giác hoa utpada màu xanh và những chi tiết của hoa như màu sắc, hình dáng….
(ii) Trí Huệ Bổn Nguyên Hiểu Biết những Sai Biệt (Chân lý Tương đối) :
Tinh túy : Nó là hiểu biết tất cả những chi tiết của những hình tướng hiện tượng, như là những tính khí, và những cái còn ngủ yên trong những thói quen của chúng sanh tu hành….
Phân chia : (Có hai phương diện 🙂 Hiểu biết tất cả những phương diện của những phẩm tính thanh tịnh của chư Phật chúng có thể tri giác được bởi Hóa thân và hiểu biết toàn bộ phương diện của những yếu tố bất tịnh của chúng sanh thế gian : (Hóa thân) đáp ứng những mục tiêu hai phần một cách tự nhiên như ngọc như ý, cho đến khi sanh tử trống không….
Bởi thế, qua sự hợp nhất không thể chia tách của những thân Phật và những Trí Huệ Bổn Nguyên, chư Phật hoàn thành mục đích của chính mình trong cõi giới tối hậu và đáp ứng những lợi lạc của những chúng sanh khác, và đó là Quả. Trong Long-trugpa có nói :
Từ Thân Tối Hậu như hư không khởi lên một cách tự nhiên Báo thân như vô số vì sao và Hóa thân như mây. Chúng gom tụ và ban phát một cách tự nhiên những lợi lạc (như ánh sáng và mưa) cho chúng sanh không dứt.
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS