SHARE:
ĐẠI TOÀN THIỆN TỰ NHIÊN Thiền Tây Tạng và những Bài Ca Kim Cương
Tác Giả: NYOSHUL KHENPO
Nguyễn An Cư dịch N.X.B Thiện Tri Thức, 1999
Kính lễ Phật bổn nguyên Samantabhadra, đức Phật bên trong !
Kính lễ đạo sư toàn trí Gyalwa Longchenpa !
Phật tánh, tinh túy của bản thân giác ngộ, hiện diện nơi mỗi chúng sanh. Tinh túy của nó là mãi mãi thanh tịnh, không pha tạp, không nhiễm ô. Nó siêu việt khỏi tăng và giảm. Nó không hề hoàn thiện hơn khi trụ trong niết bàn cũng không thoái hóa khi lạc vào sanh tử. Tinh túy nền tảng của nó là mãi mãi toàn thiện, không bị che chướng, an định và bất biến. Sự biểu lộ của nó thì vô số.
Những ai nhận biết thực tánh của họ thì giác ngộ, những ai không biết hoặc lầm qua nó là mê mờ. Không có cách giác ngộ nào khác ngoài việc nhận biết Phật tánh và hoàn thành sự an trụ trong đó, gồm nhận ra nó một cách đích thực trong dòng hiện sinh của chính mình, và tu hành trong sự nhận biết rõ ràng chính xác ấy chỉ đơn giản qua việc duy trì sự tương tục của nó, không thoái hóa cũng không tạo tác.
Mọi thực hành và mọi con đường đều quy về, và được bao hàm, trong điểm cốt yếu này. Sự nhận biết này là lằn ranh phân biệt duy nhất giữa chư Phật và chúng sanh. Đây cũng là những ngã rẽ lớn nơi chúng ta luôn luôn thấy mình mỗi một phút giây của cuộc đời mình. Lịch sử huyễn hóa của sanh tử và niết bàn bắt đầu ở đây và bây giờ ; và cũng chính ở đây và bây giờ, khoảnh khắc của Dzogchen, Đại Toàn Thiện vốn sẵn đủ, hiện tiền siêu việt khỏi có vẻ giống như một-quá khứ, hiện tại và tương lai khoảnh khắc vĩnh cửu của cái thời gian không-có-thời-gian. Đây là cái chúng ta gọi là “thời gian thứ tư” : thời gian không-có-thời-gian, siêu vượt ba thời, cái khoảnh khắc không thể diễn tả của hiện diện xuất thần thanh tịnh hay tỉnh giác toàn diện, tánh Giác rigpa.
Rigpa vốn đã- hiện thể nguyên sơ, tánh giác vốn sẵn đủ – giác ngộ : tự do,vô ngại, toàn hảo, và bất biến. Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận biết nó trong chính hiện thể chúng ta nếu nó chưa thực sự được chứng ngộ. Rigpa là sự chia phần Pháp thân của riêng chúng ta. Những ai nhìn trượt qua nó thì đã bỏ quên thực tánh vốn có của mình. Làm nô lệ cho khổ đau, nghiệp và lầm loạn, chúng ta phải nhận biết rigpa để hiện thực hóa cái tiềm thể toàn khắp của chính chúng ta, cái niềm vui, an bình thiêng liêng và sự tự do của chính giác ngộ.
Dilgo Khyentse Rinpoche quá cố đã nói rằng những đại yogi và đệ tử giác ngộ không mong muốn và cần thiết gì hơn là sự chứng ngộ bản tánh nền tảng của chính tánh Giác vốn sẵn đủ. Padampa Sangye, vị thành tựu giả Ấn Độ thời trung đại đem những giáo lý Bát Nhã Ba La Mật Shijey và Chošd đến Tây Tạng, nói rằng mọi ước mong và nguyện vọng có thể được thành tựu trọn vẹn trong “trạng thái tự nhiên.” Emaho ! Chớ bỏ qua điều này !
Phật nguyên sơ Samantabhadra (Phổ Hiền), nhân cách hóa của rigpa, là Phật Pháp thân vô tướng ở cội nguồn của những giáo lý Dzogchen và dòng phái, không bao giờ lạc vào suy nghĩ nhị nguyên, và vẫn y nguyên tự do và toàn thiện trong sự phô diễn không cùng của những hình tướng thanh tịnh, sự trình diễn này là cõi thanh tịnh hay là cõi Phật của ngài, ôm trọn sự không thể phân chia của mọi sự trong cả sanh tử lẫn niết bàn.
Tuy nhiên, bị mê lầm bởi những vọng tưởng và hình tướng, chúng sanh rơi vào tư tưởng nhị nguyên và bám vào ảo tưởng của chủ thể và đối tượng, như thế bị dẫn dắt vào đại dương đục ngầu của những hình tướng bất tịnh, đó là sự hiện hữu bị quy định. Tri giác sai lầm cái tỉnh giác vốn sẵn đủ, tự hữu, không thể diễn tả của tánh giác bổn nhiên thành ra một cái ngã hay linh hồn cố định cái hiện hữu cá nhân, ích kỷ của bản thân chúng ta- chúng ta tự mắc vào và tự trói mình từ thời gian này- qua thời gian khác, thời gian không có lúc chấm dứt.
Vô minh là nguyên nhân duy nhất khiến lang thang trong sanh tử. Chư Phật biết và hiểu cái mà chúng sanh bình thường không biết, vô minh, hiểu lầm và nhìn trượt qua : bản tánh bổn nguyên chân thật của mỗi người và của tất cả. Đây là sự phân biệt duy nhất giữa chư Phật và chúng sanh.
Tulku Urgyen Rinpoche nói : “Sự mê lầm khởi lên trong… con đường có thể tan biến. Khi chúng ta tẩy sạch những vết bẩn tạm thời khỏi tánh giác rigpa bổn nhiên, chúng ta trở thành giác ngộ trở lại thay vì vốn đã giác ngộ. Việc này được hoàn thành bằng cách theo lời chỉ dạy của một bậc thầy đầy đủ phẩm chất.”
Theo giáo lý tánh Không của Đại thừa, mọi sự vật là trống không và khai mở thông suốt tự bản chất, gồm thân và tâm và tất cả những hiện tượng bên ngoài. Mọi sự đều vô ngã, không có chủ thể, không xác thực và vô thường. Chúng hoàn toàn không có tự hữu độc lập hay thực thể cá nhân thường tại. Cái hiểu tánh Không tuyệt đối này đạt được bằng sự hiểu rõ vô ngã thật sự, nó có nghĩa là sự không hiện hữu của cái ngã cá thể biệt lập và sự không hiện hữu của cái ngã vĩnh viễn của những hiện tượng.
Không có cái gì có thể được xác nhận như là có hoặc không, không cả hai thứ vừa có vừa không, không cả hai thứ vừa không có vừa không không. Đây là tiếng rống sư tử sâu xa của Nagarjuna và các đệ tử của ngài, họ thể nghiệm triết học Trung Đạo của Madhyamika, giáo lý tối thượng về tánh Không.
Nhưng có hay không một cái biết, hiện diện trong tất cả sự rỗng rang và trống không này, một sự sáng tỏ sống động hay một thức giác sáng soi hoạt động một cách không thể chối cãi ngay lúc này và khắp cả mọi hiện hữu của chúng ta ? Điều này bởi vì tinh túy trống không của tâm, nó thực sự không là gì khác hơn pháp thân (thân vô tướng của chân lý tuyệt đối), tự bản chất là sáng soi, thức giác, tỏ biết (nó là báo thân, tịnh quang hay năng lượng tỏa sáng), tuy nhiên biểu lộ rõ ràng không chướng ngại như vô số diễn đạt của lòng bi năng động (hóa thân hay tulku, thân hình sắc của hoạt động giác ngộ). Hiểu như thế, có phải rõ ràng ba thân là không thể phân chia và vốn sẵn có trong tự tâm mỗi người ?
Cầu Nguyện về Nền Tảng, Con Đường và Quả của Mipham Rinpoche nói :
Hiện diện từ vô thủy, nó không dựa vào sự tu tập,
Cũng không dựa vào những cái khác như ngoài khả năng của con người.
Nguyện rằng điểm cốt yếu này về bản tánh của tâm, khó tin vì có vẻ quá dễ dàng,
Được nhận biết qua thần lực của những lời chỉ dạy của đạo sư.
Nguyện chúng ta được hoàn thiện một cách tự nhiên trong bản tánh của không-hành, vượt khỏi hành và không hành.
Phật tánh tỏa khắp trong tất cả chúng sanh. Khi trí huệ của Đại Toàn Thiện được chuyển giao cho một người, nó không kể đến người ấy có tâm trí bén nhạy thông minh hay không. Tại sao thế ? Bởi lẽ cái ngăn cản chúng ta chứng ngộ Đại Toàn Thiện không phải vì cái Đại Toàn Thiện này là một cái gì vốn khác biệt hay xa xôi. Nếu chúng ta không thể thấy mí mắt của chính mình, thì không phải bởi vì nó ở xa như một trái núi đằng xa kia. Nó quá đỗi gần, nhưng khó thấy. Cũng như vậy là bản tánh của tâm thức.
GẶP GỠ RIGPA
Làm thế nào chúng ta có thể được giới thiệu vào một bản tánh như vậy ? Nếu chúng ta ở trong một trạng thái nơi đó chúng ta không bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng của quá khứ, chúng ta không mời gọi những tư tưởng của tương lai, và chúng ta không bị quấy rầy bởi những tư tưởng hiện tại. Trong khoảnh khắc tươi mới của giây phút hiện tại, đó là một trí huệ thoát ngoài mọi ý niệm. Chúng ta cứ an trụ trong trạng thái này mà không rơi vào hôn trầm, không cho phép tâm thức chúng ta tự động rút lui hay đi lang thang đến những đối vật bên ngoài.
Như Jetsun Milarepa nói, giác ngộ nằm trong chính ngay khả năng nhận biết trí huệ vô niệm, khoảng không gian giữa những tư tưởng. Nhưng chỉ thoáng thấy trí huệ này thì không đủ : chúng ta cần hoàn thành sự kiên cố và vững chắc. Dầu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, họ giống như con nhỏ của một vị vua, một hoàng tử mới sanh. Trong bản chất nó có một dòng máu vương giả, nó được chỉ định làm một vị vua, tuy nhiên nó chưa có đủ tất cả những khả năng cai trị đất nước, bảo vệ thần dân, đánh bại những kẻ thù hay khả năng cầm quyền.
Chính sự dạy dỗ của một vị thầy sẽ sẵn sàng giúp đỡ : trước hết chứng ngộ cái thấy, tri kiến của Đại Toàn Thiện ; thứ hai, hoàn thành sự khéo léo và hoàn thiện nó ; và thứ ba, hoàn thành sự vững vàng hoàn hảo trong cái chứng ngộ ấy. Chúng ta không nên trông chờ chứng ngộ tức thời. Jetsun Milarepa nói, “Chớ trông chờ quả, mà hãy thực hành đến khi chết.”
Lúc bắt đầu chúng ta nên thường thực hành trong những thời kỳ ngắn. Niềm tin chắc vào cái thấy của chúng ta sẽ dần dần tăng trưởng. Một lúc nào xác tín sẽ sinh ra bên trong. “Chủ thể” kinh nghiệm sự thực hành sẽ biến mất. Khi sự chứng ngộ đã hoàn toàn bừng nở, chúng ta sẽ trở thành giống như Longchen Rabjam Rinpoche toàn giác. Chúng ta nên mong mỏi thấy được điểm tan biến của những tư tưởng, bởi vì sự chứng ngộ của guru sẽ đi vào qua đó, và hòa lẫn với chúng ta.
Lama Mipham cầu nguyện :
Đẽo gọt hay kiểm tra thì không gì hơn là gia thêm những ý niệm.
Cố gắng hay trau dồi chỉ là tự làm kiệt sức mình.
Tập trung hay thiền định chỉ là một cái bẫy để vướng mắc hơn.
Nguyện những tạo tác không thỏa mãn ấy được cắt tiệt từ
bên trong.
Chúng ta sẽ không bao giờ chấm dứt được sự tra cứu trí thức. Tra cứu trí thức giống như một con chim nhỏ bay lên từ một chiếc tàu trong biển cả, cố gắng tìm giới hạn của bầu trời. Bầu trời thì quá rộng, và cánh chim quá mệt mỏi, đến độ con chim nhỏ không thể có sự lựa chọn nào khác ngoài việc trở lại chiếc tàu. Cũng thế, nếu chúng ta dấn mình vào những tạo tác tâm thức, chúng ta sẽ không bao giờ tìm được chỗ chấm dứt cho chúng.Chúng ta sẽ chỉ làm mệt chính chúng ta.
Cái thấy không phải là cái gì dính mắc với những đối tượng, những biểu tượng hay những mục tiêu nhắm đến. Nếu có những thứ mục tiêu hay ý tượng, là có bám chấp. Có nói, “Nếu có bám chấp thì không có cái thấy.” Một cái thấy trộn lẫn với bám chấp và ý tượng không thể gọi là Đại Toàn Thiện. Nếu chúng ta có những ý niệm chúng ta sẽ đặt hình tướng ở một bên và tánh Không ở bên kia và không cách nào chúng ta đến gần sự chứng ngộ tâm của Phật, sự không tách lìa của tánh Không và những hình tướng, thoát khỏi mọi điều kiện.
Theo cách ấy chúng ta tự làm kiệt sức mình khi tìm kiếm những phương pháp và những thực tập tạo tác khác nhau. Chúng ta tự làm kiệt sức mình theo ba cách : Chúng ta tạo ra những chế tạo như những ý niệm tâm thức. Chúng ta làm một số nỗ lực. Chúng ta tạo ra nhiều đối tượng hay mục tiêu trong tâm chúng ta. Ba sự việc này thực sự làm chúng ta mệt nhọc. Ấy cũng như một con côn trùng bị mắc vào một lưới nhện : càng vùng vẫy hoạt động, nó càng bị mắc vào mạng lưới. Điều này gây ra cái khổ thực sự, sự hành hạ thực sự cho tâm thức.
Nếu chúng ta quyết định không cần kiểm nghiệm đẽo gọt gì, không cần cố gắng nào, và không cần mục tiêu nào cả, chúng ta sẽ có thể lưu lại trong một trạng thái bao la như bầu trời. Đây là bản tánh tuyệt đối, trong đó người ta thoát khỏi cái gì được thấy và một chủ thể đang thấy. Đây là cái thấy, sự chứng ngộ trạng thái tự nhiên của mọi sự.
Lama Mipham viết :
Khỏi ngoài tư tưởng hay diễn tả, không có một vật gì được thấy.
Tuy nhiên không có cái gì vượt ngoài để được thấy.
Đây là ý nghĩa sâu xa quyết định của tự tâm.
Nguyện bản tánh này, rất khó minh họa, được chứng ngộ.
Như thế có cần làm gì để thấu hiểu Đại Toàn Thiện tự nhiên, nếu nó thoát khỏi mọi ý niệm, mọi nỗ lực và ý tuợng ? Kinh Bát Nhã Ba La Mật nói, “Trí huệ hoàn thiện (ba la mật) thì vượt khỏi tư tưởng.” Không nên ý niệm nó, vì nó không thể ý niệm và không thể diễn tả. Chân lý tuyệt đối không phải là cái gì tâm thức của người bình thường có thể nắm bắt. Để chỉ nó cho chúng sanh trong một cách tương đối, Phật đã nói rằng bản tánh trống không giống như hư không, trong khi sự biểu lộ tỏa sáng của nó thì giống như mặt trời. Những thật ra, ngay cả một vị Phật cũng không thể giải nói trọn vẹn bản tánh của tâm ; không có ngôn ngữ hay ví dụ để giải thích nó. Nó rốt ráo vượt khỏi tâm thức tương đối của con người. Nhưng nó không phải là cái gì chưa từng hiện hữu trước đó, như một sự vật gì mới mẻ xuất hiện lần đầu.
Khi chúng ta thoát khỏi mọi thứ ý niệm hóa và chế tạo của tâm thức, chúng ta có thể thấy bản tánh này. Khi Karma Chagme Rinpoche chứng ngộ bản tánh tuyệt đối, Mahamudra, ngài nói với bạn ngài, “Đây là cái gì đã ở với tôi từ bao đời nay. Nó là cái tôi đã biết từ bao giờ. Làm sao có thể không nói rằng nó chính là bản thân Đại Ấn ?” Khi chúng ta thấy thực tánh ở trong chúng ta, không có gì nữa để thấy, không có gì nữa để tìm kiếm trong tám vạn bốn ngàn pháp môn.
Kinh Bát Nhã Ba La Mật nói :
Nhìn tâm :
Tâm không hiện hữu,
Sự biểu lộ của nó là tánh sáng tỏ.
NỀN TẢNG, CON ĐƯỜNG VÀ QUẢ
Trong Những Bài Kệ Kim Cương về Bản Tánh Tuyệt Đối, Rigdzin Jigme Lingpa hát :
Dầu nếu một trăm nhà thông thái và hàng trăm thành tựu giả tuyên bố rằng cái thấy này là sai lầm,
Trong đây không có gì được thấy để bác bỏ,
Cũng không có gì để giữ gìn hay thiết lập.
Nguyện trạng thái nầy của pháp tánh, không suy suyển bởi chấp nhận và bác bỏ,
Được thấy biết là bản tánh hiện tiền một cách tự nhiên.
Dầu thật tánh được chia thành “nền tảng để biết,”
“Con đường để đi,” và “quả để đạt đến,”
Ba cái này chỉ giống như những mức độ trong hư không.
Nguyện chúng ta an trụ tự nhiên trong bản tánh của
không-hành.
Trong thực tế, trong cách thức mà những sự vật thực sự là, Như-từ vô thủy những phẩm tính của tinh túy Phật tánh là hoàn toàn sáng ngời không biến-Lai tạng, tathagatagarbha cải, không mất một chút gì. Chúng đang hiện diện trong mỗi một chúng sanh.
Trên con đường, tinh túy Phật tánh này không hề biến đổi : nó không tăng, không giảm. Nó không chịu bất kỳ sự biến cải nào.
Lại nữa về quả, cái tinh túy Phật tánh này cần được thấu hiểu, chứng ngộ thì vốn đã thành tựu toàn hảo. Không có gì để thêm vào cho nó. Không có cái gì hơn nữa mà một vị Phật đã khám phá. Thật vậy, từ quan điểm cách thức những sự vật thật sự là, không có lý do gì để phân biệt thành những địa hay cấp độ khác nhau. Không hề có những cái như là một điểm khởi hành, một con đường, và một đích đến. Mọi thứ này cũng giống như nhìn vào hư không và cố gắng thấy những phác họa, những cấp độ hay những giới hạn khác nhau trong đó. Chúng ta có thể tạo ra những hình dung này một cách trí thức, nhưng trong thật tế không thể có một phân chia vụn vặt nào trong hư không. Nếu chúng ta nói, “Đây là đỉnh của hư không, và đây là đáy của hư không,” thì đấy vẫn là hư không.
Thật ra, không có cái gì để làm, thế nên chúng ta vốn ở trong không hành, vượt khỏi hành và không hành. Chúng ta đã vốn là bản tánh bất biến, toàn thiện này, vậy thì tại sao phải hoàn thiện chính mình, theo một vị thầy, và đi dài theo con đường ? Câu hỏi này khởi lên không tránh khỏi.
Nói chung, cái thấy và thiền định của tám thừa là cái gì giả tạo do những chế tạo của tâm thức,nhưng thừa thứ chín, Ati Yoga hay Dzogchen, thì hoàn toàn vượt khỏi hoạt động trí thức.
Một bầu trời rộng lớn có thể được xem là trống không hay sáng ngời, nhưng tất cả chỉ là một. Từ phương diện tinh túy, nó vượt khỏi những phân biệt như là cái thấy, thiền định và hành động. Có một “phương diện hình tướng” mà chúng ta có thể gọi là một “cái thấy,” nó là sự tìm thấy tự tánh của mình ; một “thiền định,” nó là việc đem mọi sự trở về một điểm hay một niềm tin duy nhất này ; và “một hành động,” nó là việc chiếm lĩnh sự xác tín nhờ phương pháp giải thoát những tư tưởng một cách tự nhiên.
Lama Mipham viết :
Bất cứ cái gì được nhắm vào, là thuốc độc cho cái thấy.
Bất cứ cái gì được ôm lấy bằng cố gắng là một lỗi lầm của
thiền định.
Bất cứ cái gì được lấy hay bỏ là một khuyết điểm của hành động.
Nguyện chúng ta thấy biết bản tánh vốn thoát khỏi mọi thiếu sót và giới hạn.
Cái thấy này là thế nào ? Cái thấy thì hoàn toàn thoát khỏi trụ, bám. Như Văn Thù nói trong một linh kiến với đại sư Sakya Trakpa Gyaltsen, “Nếu có trụ, bám, thì không có cái thấy.” Cái thấy thì hoàn toàn thoát hết mọi điều kiện, ý niệm, và tính cách. Đối tượng, những ý tượng, mục tiêu và ước định thì giống như thuốc độc cho cái thấy. Với những thứ ấy cái thấy không thể thanh tịnh. Nếu người nào ăn uống thuốc độc nó sẽ chết tức thì. Cũng thế, cái thấy bị hư hỏng, dơ nhiễm bởi bám chấp, trụ trước vào duy vật hoặc hư vô. Cái này trở nên một nguyên nhân cho sự lang thang thêm nữa trong sanh tử. Trụ bám theo cách này, chúng ta không bao giờ có thể thoát khỏi sự ràng buộc của bản ngã.
Theo Đại Toàn Thiện Dzogchen, nếu người ta dấn thân vào cố gắng, vào trụ bám và nỗ lực cao độ trong thiền định của mình, đó là một khuyết điểm. Người ta cần ở yên trong cái thấy, thiền định và hành động, tự do với mọi tạo tác. Với một thiền giả như vậy, bất cứ điều gì mọi thứ,-người ấy làm với thân, ngữ, và tâm thức đều xảy-ngay chỉ một cử động đưa tay trong không khí ra như là sự phô diễn của tánh giác. Vì lý do này, không cần thiết cho một người giác ngộ phải trau dồi những hạnh lành hay bỏ đi những hạnh xấu. Bất cứ điều gì người ấy làm đều trong sự diễn xuất của trí huệ.
Cảnh giới tuyệt đối không bao giờ bị nhiễm ô hay giới hạn bởi ý niệm như Niết bàn và sanh tử hay có và không. Chúng ta phải giác ngộ như Phật nguyên thủy Phổ Hiền Samantabhadra, bậc đã giác ngộ trong nền tảng bổn nguyên. Ngoài cái nền tảng Phật tánh tối sơ này, phải khó khăn rắc rối cho chúng ta khi cố gắng thành tựu một trạng thái tâm linh mà chúng ta đã luôn luôn có sẵn. Chúng ta đang có tâm Phật ở trong, thế nên không cần gì đến mọi thứ khó khăn ấy ; chính như khi người ta đã ở nơi tòa Kim cương ở Bodhgaya tại Ấn Độ, người ta không cần gì phải chịu đựng những hành trình khó khăn trải qua những hoàn cảnh nhọc nhằn với mục đích đạt đến đó.
Phật nguyên thủy, những Vidyadhara vĩ đại, và mọi người thành tựu giác ngộ, chỉ hiện thực hóa những phẩm tính luôn luôn đã có, các vị không tạo thêm các phẩm tính nào mới.
Trong thực hành những lời dạy cốt lõi, điều chúng ta thực sự cần là được giải thoát do nhận biết tánh giác của chính chúng ta, bản tánh tối hậu của chính cái đang là. Điều ấy không đến qua cái gọi là những lời dạy bí mật và những giáo huấn cốt lõi tìm thấy trong sách. Tám thừa đầu đưa chúng ta dọc theo con đường bằng cách làm việc với tâm thức : không có cái nào trong những thừa này lấy chính trí huệ như con đường. Dzogchen lấy chính trí huệ làm con đường, và bởi thế nó không có biểu tượng và đối tượng những sự vật thực-nào. Chúng ta cần sử dụng trí huệ như con đường, chứ không dùng chỉ những-sự là thế nào chế tạo của tâm thức chúng ta. Bởi vì bất cứ cái gì dính dáng đến tâm thức đều tự động dính dáng đến vọng tưởng mê lầm, đến sự chấp bám giữa chủ thể và đối tượng.
Lama Mipham viết :
Bởi gì pháp tánh không được chế tạo và không duyên hợp,
Thì không có cái gì mới để đạt được qua con đường của những tạo tác,
Nguyện bản tánh của quả tối hậu, nó không kết thành từ
một nhân,
Được thấy biết là vốn hiện diện từ nguyên thủy trong chính mình.
Hiện diện và tỉnh giác một cách sống động, thoát ngoài những ý niệm, qua sự tự tỉnh niệm thường trực, nhận biết dưới mọi hoàn-mọi sự bất kỳ chúng ta ở nơi đâu như là trò phô diễn huyễn hóa của-cảnh và điều kiện rigpa ; thấy suốt qua mọi sự và không hề rơi vào làm mồi cho chấp ngã, luyến bám và trụ trước nhị nguyên, cũng không mắc vào những tạo tác của nó như là ba độc (phiền não) và tám vạn bốn ngàn nhiễm ô ; như thế chúng ta duy trì ngai vàng bổn nhiên của chúng ta, như đấng giác ngộ nhân cách hóa của tánh giác vốn sẵn đủ, Samantabhadra.
Ngược lại, bị lừa dối bởi trò phô diễn huyễn hóa tự nhiên vô ngại của chính tánh giác vốn sẵn ; bị lầm lạc bởi vô minh và rơi vào nhị nguyên chủ thể và đối tượng ; như thế chúng ta thoái vị khỏi ngai vàng bổn nhiên của chúng ta, và như đứa con hoang đàng trong Kinh thánh, quên mất chúng ta là ai, là cái gì, để lang thang không dứt như những con chó lạc đường trong những cánh đồng không cùng của hiện hữu sanh tử.
Cái may mắn vĩ đại gặp được một đạo sư đích thực giác nhận-ngộ và được giới thiệu vào cái thấy tối hậu ra, thấy biết, xác nhận bản tánh chân thật của chúng ta – thì cũng giống như được giới thiệu lại với chính chúng ta, như đứa con hoang đàng được phục hồi địa vị đích thực là hoàng thái tử kế vị vương quốc của cha mình, vượt khỏi sự nghi ngờ hay bàn cãi.
Tất cả hiện tượng của sanh tử và niết bàn đều hoàn thiện và viên mãn trong tánh giác rigpa. Một khoảnh khắc của tỉnh giác toàn triệt, sự nhận biết rigpa, là đã đủ : Tantra Manjushri-namasamgiti nói, “Trong một phút chốc, sự nhận biết toàn hảo, trong một khoảnh khắc, sự giác ngộ trọn vẹn.” Tâm trí huệ của tất cả chư Phật, cái tỉnh thức bẩm sinh, thì vốn sẵn ngay nơi bản tánh của chúng ta dù nó tạm Tâm Phật vốn sẵn có như-thời che ám bởi tưởng niệm kim cương, rigpa, phát lộ nơi khoảnh khắc tâm nhị nguyên tan biến và tánh giác bất nhị mọc lên trần trụi, nó không gì khác hơn Pháp thân không nhiễm ô và xưa nay thanh tịnh. Đây là Phật đích thực, Phật bên trong. Không có Phật lìa khỏi tự tâm mình, như Milarepa và những thành tựu giả thường hát tụng.
Sự khác biệt chính giữa tâm mê lầm và tâm giác ngộ là mức độ chật hẹp và rộng mở. Chân tánh là một và không thể phân chia, nó thì trực tiếp rõ ràng với những người mắt thấy tai nghe, mức độ trong đó mọi cá thể riêng biệt đều rộng mở, tự do và không bị qui định hay ngược lại, cứng nghĩa-rắn, hẹp hòi, gắn chặt, luyến bám và điên đảo là hoàn toàn bị qui định bởi những che chướng ngoại sinh, những dấu vết nghiệp quả và những hành động trước kia và những xúc tình và nhiễm ô che ám.
BẢN TÁNH TỐI HẬU CỦA TÂM
Sau sự đại tỉnh thức dưới cội cây bồ đề ở Bodhgaya, đức Phật nói rằng bản tánh tối hậu của tâm là hoàn toàn thanh tịnh, sâu xa, tịch tịnh, sáng ngời, không hỗn hợp, không bị quy định, không sanh và không chết, và tự do từ vô thủy. Khi chúng ta khảo sát tâm này cho chính chúng ta, trở nên rõ ràng rằng tính rỗng rang bẩm sinh của nó, sự sáng tỏ vốn có sẵn của nó và phẩm tính tỏ biết của nó là cái được biết như là sự tỉnh thức bẩm sinh, tánh giác bất nhị nguyên sơ : rigpa. Đây là quyền thừa hưởng của chúng ta, thật tánh của chúng ta. Nó không phải là cái gì thất lạc hay khiếm khuyết để phải tìm kiếm và đạt được, mà là cái cốt lõi nhất của con người hiện sinh bổn nguyên của chúng ta. Nó thật sự không từng tách lìa với sự tỉnh giác tự nhiên mỗi ngày của chúng ta, vượt khỏi sự thoái hóa của muốn và không muốn, tự do với sự hình thành ý niệm : tánh giác bình thường, không tạo tác, không giả tạo trần truồng, tươi mới,-pha tạp bởi cố gắng và sửa sai sống động và hoàn toàn tự nhiên. Cái gì có thể đơn giản hơn nó, ung dung thoải mái trong tánh tự nhiên toàn triệt ?
Những thừa kinh điển, những giáo lý chứng ngộ của Phật pháp cho rằng sự diễn tả nói ở trên về bản tánh tối hậu của tâm bởi chính đức Phật thì ám chỉ đến niết bàn, hay tâm thức niết bàn. Theo những dòng Kim Cương thừa thực hành của Tây Tạng và đặc biệt theo những truyền thống Đại Ấn (Mahamudra) và Đại Toàn Thiện (Dzogchen), sự diễn tả ấy ám chỉ bản tánh chân thực của tâm, rigpa, bản thân tánh giác bổn nhiên. Trong ánh sáng này, cái ý niệm “bờ bên kia,” niết bàn là xa biết mấy ?
Thế nên hãy dẹp đi công việc thiết kế, tạo dựng ! Hãy ngưng xây những cây cầu bắc qua những dòng nước dữ dội của sanh tử, toan tính đạt đến “bờ xa kia,” niết bàn. Tốt hơn là đơn giản buông xả, thong dong và vô tư, trong tánh tự nhiên trọn vẹn và tương ứng với dòng sống bổn nhiên, để mặc nó xảy ra và duyên khởi. Và hãy nhớ điều này : dù bạn có tương ứng với dòng chảy hay không, nó vẫn luôn luôn tương ứng với bạn.
Nhưng hay nó có vẻ như vậy.-điều ấy không dễ dàng lắm đâu Trước tiên chúng ta phải nhận biết cái thấy sâu xa này, cái Đại Toàn Thiện vốn sẵn, rồi tu hành nó, rồi đạt đến sự an trụ không lay chuyển trong nó. Đây là con đường của thực hành, hộ trì không xao lãng cái thấy hay viễn cảnh về cái mà người ta đã được đưa vào và người ta đã nhận biết. Chỉ bấy giờ sự chứng ngộ mới có thể dần dần khai mở. Như thế, sự tu hành bao gồm không-thiền-định, không-cố-gắng, và không-xao-lãng, một sự hiện diện rõ ràng của tâm. Tánh thức giác bẩm sinh, trí huệ vô niệm, thình lình bộc- Tâm Phật -tánh giác bất nhị bổn nhiên lộ ngay khoảnh khắc tâm thức nhị nguyên tan biến. Điều này có thể xảy đến dần dà, qua nghiên cứu, phân tích và thực hành tâm linh, hay đột ngột qua sự gặp gỡ của những nhân và của những duyên, như khi một người học trò đã chín muồi gặp gỡ một vị thầy hoàn toàn chứng ngộ và kinh nghiệm một sự thức tỉnh thình lình không thể giải thích được.
Phật tánh thì thanh tịnh, không nhiễm ô, không đẽo gọt, không điều kiện, siêu vượt mọi ý niệm. Nó không phải là một đối tượng của tư tưởng nhị nguyên và hiểu biết trí thức. Tuy nhiên nó phơi mở cho tâm trí, trực giác, sự cảm nhận trực tiếp bất nhị của chính tánh giác vốn sẵn, trước cả ý thức và sự ngược dòng của ý thức. Những che chướng ngoại lai tạm thời che khuất và giống như những đám mây, làm mờ ám bản tánh hay tinh túy của tâm tinh khôi, cũng được biết như là-sáng ngời như bầu trời này Như Lai Tạng, Phật tánh.
Mọi thực hành quy ước dọc theo con đường tiệm tiến đến giải thoát và giác ngộ đều nhắm làm phát lộ cái trí huệ vốn sẵn này bằng cách cởi bỏ và tiêu trừ những che ám, làm hiển lộ cái vốn đã luôn luôn hiện diện. Đây là mối liên hệ giữa sự vật xuất hiện như thế nào và sự vật thực sự là thế nào : nói gọn, hai cấp độ của chân lý, chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối hay quy ước. Tùy theo hai chân lý này, có những cấp độ khác nhau của thực hành.
Kiến giải vi tế và sâu xa của Kim Cương thừa nhấn mạnh trực tiếp vào sự nhận biết cái thấy tối hậu, trí huệ vốn sẵn trong chính mình ; đây là lối tắt-kim cương trứ danh được làm cho sáng tỏ trong những tantra Dzogchen. Sự tiếp cận của những thừa kinh điển khác nhau dựa trên, và sử dụng, sự tịnh hóa tâm thức nhị nguyên, cho đến khi tâm thức rốt ráo trong sạch và giải thoát khỏi những che chướng và nhiễm ô. Sự tiếp cận của tantra dựa vào, và ngay từ khởi đầu, sử dụng trí huệ, tánh giác bất nhị, hơn là chỉ tâm thức đơn thuần. Đây là một sự khác biệt cốt yếu.
Cái thấy cao cả của Đại Toàn Thiện, thừa tối hậu, là mọi sự vật vốn thanh tịnh và toàn thiện ngay từ khởi thủy. Đây là chân lý tuyệt đối, cái thấy hay tri kiến tối thượng của chư Phật, nó bao hàm rằng không có gì để cần làm hay cần hoàn thành. Đặt nền trên cái nhận biết những sự vật thực sự là thế nào, sự thiền định của Đại Toàn Thiện là không-thiền-định, ở trong cái như thị của cái đang là thay vì làm một việc gì đặc biệt, vượt khỏi hy vọng và sợ hãi, nhận lấy và chối bỏ. Hành động hay cách cư xử của Đại Toàn Thiện lưu xuất từ cái siêu việt ấy, và hoàn toàn là tự nhiên, tự phát, không mục đích và ứng hợp với bất kỳ hoàn cảnh nào nảy sinh. Quả của Đại Toàn Thiện là chính bản thân Đại Toàn Thiện vốn sẵn đủ, không hề tách biệt với khởi điểm đầu hết của con đường nhanh chóng và hiệu quả này : bản thân tánh giác rigpa, tự tánh chân thật của chính mình.
Con người lang thang giác ngộ nổi tiếng, bậc thầy Đại Toàn Thiện của thế kỷ mười chín Patrul Rinpoche hát, “Vượt khỏi hành và không hành, Pháp tối thượng được thành tựu. Thế nên đơn giản hãy hộ trì trạng thái tự nhiên và yên nghỉ tâm thức lao nhọc của con.” Lối sống bần hàn, bi mẫn và những tác phẩm sâu xa của ngài còn được nghiên cứu rộng rãi đến ngày nay, gây cảm hứng cho những hành giả của mọi tông phái và dòng truyền của Tây Tạng.
Padampa Sangye nói, “Mọi sự được tìm thấy ở trong trạng thái tự nhiên, thế nên chớ tìm đâu khác.” Phật tánh là trí huệ bên trong tất cả chúng ta, nó không ở đâu khác. Nó hiện là bản tánh nền tảng của tất cả chúng ta, trạng thái bổn nhiên, sự tự do vốn bẩm sinh và là hiện thể không phải tạo tác của chúng ta. Đấy vì sao nó được gọi là trạng thái tự nhiên, Phật tánh vốn sẵn đủ, và tất cả chúng sanh đều sở hữu. Đây là lý do tồn tại của Dzogchen, của Đại Toàn Thiện tự nhiên. Không có cái gì vượt khỏi hay cao hơn cái này. Hãy chứng nghiệm nó, như nó là và mọi sự đều bao gồm trong đó.- chính ngay lúc này – Tất cả ước muốn và nguyện vọng đều được thành tựu trong trạng thái tự nhiên của tỉnh thức bẩm sinh, đại toàn thiện bẩm sinh của chính chúng ta, Dozgchen. Nó thuộc về mỗi một chúng ta.
Những đường lối và những tiếp cận khác nhau đặt cho nó nhiều tên khác nhau, tùy theo nó được nhìn như là cái thấy, mục đích, con đường thực hành, nền tảng hay cái gì khác. Chỉ một cái tinh túy không thể diễn tả này được biết với nhiều tên khác nhau như Như lai tạng, Phật tạng, Phật tánh, rigpa, cái tỉnh thức tự hữu trống không và tỏ biết, Pháp thân, Bát Nhã ba la mật, trí huệ siêu việt, tánh Không hay hay gọi là-Shunyata, tịnh quang, tâm Phật, và v.v… Rigpa tánh giác vốn sẵn, sự hiện diện bất nhị, trí huệ bẩm thì giống như-sinh tự hữu, hay sự tỉnh thức bẩm sinh phần chia cho mỗi cá nhân cái thân chân lý tối hậu và siêu cá nhân, Pháp thân của tất cả chư Phật. Không có cái gì vượt hơn cái này.
Chokyi Nyima Rinpoche nói, “Tinh túy giác ngộ thì hiện diện trong tự tâm của mỗi chúng sanh. Đại Toàn Thiện trực tiếp giới thiệu và phát hiện nó thực sự là thế nào, trạng thái tự nhiên không ngăn ngại này. Những giáo huấn cốt lõi chỉ cho như thế nào nó có thể được nhận biết một cách hiển lộ toàn thân ở trong kinh nghiệm riêng của mỗi người. Chúng ghi nhận sự cần thiết lớn lao phải nhận biết nó và sự lợi lạc to lớn khi làm thế, chỉ ra rõ ràng, ngay trong khoảnh khắc này, Phật, trạng thái tỉnh ngộ, không cần phải tìm ở đâu khác như thế nào, mà hằng hằng hiện diện nơi chính mình, và rằng bạn trở thành giác ngộ nhờ thể nghiệm cái luôn luôn hiện diện trong bạn. Đây là hiệu quả của nyongtri, giáo huấn qua kinh nghiệm cá nhân.”
Như Asanga và Maitreya nói, bản tánh của tâm là sáng tỏ. Nó hoàn toàn trống không, rỗng rang và thức giác, không bị những điều kiện hay sự điều kiện hóa làm hệ lụy. Tâm thức, hay thức nhị nguyên, chỉ là một chuỗi liên tục vô thường của nhân và duyên, hoàn toàn trong sự bị quy định. Sự khác sự khác biệt-biệt giữa tâm thức và bản tánh của nó giữa tánh giác hay tinh túy của tâm và tư tưởng ý niệm thì cũng giống như sự khác biệt giữa bầu trời-hay namtok hay chính không gian, với khí hậu phù du xảy ra trong nó. Trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Phật nói, “Chân tâm không phải là tâm thức nhị nguyên. Bản tánh của tâm thực sự là sự không thể phân chia của tánh Giác và tánh Không.”
Longchenpa nói rằng tâm thức là nhị nguyên, rằng rigpa, tánh giác bất nhị là trí huệ siêu việt. Bản tánh nền tảng của tâm thức là hoàn toàn chói sáng, tự do và không vướng mắc bởi những ý niệm ta và người, chủ thể và đối tượng ; một tánh sáng ngời sâu xa thoát khỏi thiên chấp và ngưng trụ, một hiển lộ bi mẫn tuôn chảy thông suốt của cái không thể định nghĩa, tánh Không vô biên, không bị tư tưởng ngăn ngại và che ám. Tư tưởng là trói buộc ; sự lồng lộng vô biên của tánh giác trống không là tự do. Lòng bi cho những ai bị mắc bẫy trong những tạo dựng huyễn ảo của chính họ, trong những xích xiềng do tâm thức trui rèn và trong những giới hạn tự đặt ra tuôn trào tự nhiên không ngăn ngại và vô tận.
Bởi thế, với những giáo huấn cốt lõi chính yếu của một vị thầy Dzogchen đầy đủ khả năng, hãy phá vỡ cái vỏ trứng của tâm thức và sải đôi cánh của bạn trong bầu trời rỗng rang rộng mở. Hãy phá bỏ căn lều nhị nguyên bỉ thử và trú ngụ trong tòa nhà vô hạn của rigpa. Không có những kẻ thù hay những chướng ngại nào khác để chinh phục và đánh bại. Vô minh – sự suy nghĩ nhị nguyên – là ma quỷ vĩ đại ngăn chặn con đường của bạn. Hãy giết nó và tự do ngay lúc này.
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS