Sự Quí Giá Được Tái Sanh Làm Người

SHARE:


ĐẠI ẤN THIỀN XÓA TAN BÓNG TỐI CỦA VÔ MINH
Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje với bình giảng khẩu thuyết của
Beru Khyentze Rinpoche – dịch từ tiếng Tây Tạng và biên tập bởi Alexander Berzin
Văn phòng Dịch thuật Thư Viện những Tác phẩm và Văn thư Lưu trữ của Đức Dalai Lama
Việt dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001 TTT-19-2545/09-01

1. MỞ ĐẦU 21. Chú tâm vào Hơi thở và Ba giai đoạn An định Tâm thức
2. PHẦN MỘT NHỮNG SƠ BỘ 22. Loại bỏ Siết chặt và Buông lỏng
3. Quy y, Lễ lạy và Bồ đề tâm 23. Trạng thái Định tâm thực sự và Ba Ân điển
4. Thiền định Vajrasattva 24. PHẦN BA THIỀN QUÁN (QUÁN CHIẾU)
5. Cúng dường Mạn đà la 25. Nhìn vào Tâm an định
6. Guru Yoga 26. Nhìn vào Tâm chuyễn động hay khởi tưởng
7. Cái Chết và Vô Thường 27. Nhìn vào Tâm phản chiếu những hình tướng và vào Tâm trong tương quan với Thân
8. Nghiệp và Luật Nhân Quả 28. Nhìn vào cùng lúc Tâm an định và Tâm chuyễn động
9. Những Tai Hại của Sanh Tử 29. Nhận ra Bản tánh của Tâm an định
10. Sự Quí Giá Được Tái Sanh Làm Người 30. Nhận ra Bản tánh của Tâm chuyễn động hay Tâm nghĩ tưởng
11. Điều Kiện Nguyên Nhân Cho Thành Công 31. Nhận ra Bản tánh của Tâm phản chiếu cảnh vật và của Tâm trong liên hệ với Thân
12. Điều Kiện Chính Yếu 32. Nhận ra cùng lúc Bản tánh của Tâm an định và Tâm chuyễn động
13. Điều Kiện Khách Quan 33. PHẦN BỐN NÂNG CẤP SỰ THỰC HÀNH CỦA CON
14. Điều Kiện Trực Tiếp 34. Phối hợp Đại Ấn với những Thực hành khác và Bốn hoạt động
15. PHẦN HAI THIỀN ĐỊNH 35. Năm tà kiến, Ba thiện xảo và Bốn thân Phật
16. Những tư thế căn bản của Thân và Tâm 36. Ba chỗ con có thể lạc và Bốn chỗ con có thể mất tánh Không
17. Chú tâm trên một Đối tượng Thấy 37. Những Điểm nguy hiểm nơi sự vật có thể khởi lên như kẻ thù và những nhiễu loạn khác
18. Những Đối tượng Giác quan khác 38. Những Lợi Lạc của những thực hành và những giai đoạn và những con đường theo Đại Ấn
19. Trừ bỏ Hôn trầm và Xao động 39. Những định nghĩa kết thúc
20. Chú tâm Không Đối tượng 40. LỜI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

Sự Quí Giá Được Tái Sanh Làm Người

Căn cứ cho sự thực hành như thế này là thân người quý giá. Bởi vì thân người rất khó được, con chớ để mình buông theo sự thản nhiên lười biếng, mà phải dấn thân toàn bộ vào thực hành. Nếu khi thân người có đầy đủ khả năng này bị thần chết và vô thường giựt mất, con phải ra đi với hai bàn tay trắng, bấy giờ con sẽ ra sao ? Vì thân tướng làm người khó được và dễ mất, con cần nỗ lực làm cho sự có được thân người trở thành ích dụng trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Nỗ lực như thế là thực hành sơ bộ thứ tám.

Một thân làm người với đầy đủ tự do và cơ hội để học và thực hành Pháp là cực kỳ quý hiếm. Nó là dụng cụ nhờ đó bạn sẽ đạt Giác Ngộ hay nếu không cẩn thận thì một tái sanh thấp kém. Nó có được là do những tích tập công đức và huệ quán, nhất là giữ giới cũng như cầu nguyện cho một tái sanh như vậy. Shantideva đã nói rằng có được nó cũng hiếm hoi như một con rùa mù sống dưới đáy biển một trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần để chui cổ vào một cái vòng vàng gió thổi dật dờ trên mặt biển. Trong thí dụ này, con rùa là chúng sanh, bị mù vì vô minh của họ, ở dưới đáy biển là những cõi thấp, nổi lên mặt nước là tái sanh, cái vòng vàng là tái sanh quý báu làm người và bị gió thổi dật dờ là những thăng trầm của nghiệp.

Tính theo con số thì một đời làm người là hiếm có. Có nói rằng con số chúng sanh ở địa ngục thì nhiều như cát ở sa mạc, ngạ quỷ như bụi trong không khí, súc sanh thì như sao đêm và làm người thì như sao được thấy lúc ban ngày. Nếu bạn xem có thể tính ra số người dân trong một nước, nhưng không thể đếm được số thú vật, côn trùng, vi trùng ở đó, bạn sẽ có được đánh giá về điều này. Hơn nữa, trong dân số thế giới, người có lòng tốt còn hiếm hơn, và trong đó, những người có tự do, cơ hội và khuynh hướng theo Pháp lại càng ít.

Bởi thế, đã có được sự làm người rất quý giá, chớ hoang phí nó, vì đời người ngắn ngủi. Chớ như một chuyến đi biển tìm kho tàng mà trở về tay không. Chớ ngó ngàng đến lạc thú phù vân, hãy thực hành Pháp và đạt đến hạnh phúc tối hậu vĩnh cửu.

SHARE:

Để lại một bình luận