Nhận ra Bản tánh của Tâm chuyễn động hay Tâm nghĩ tưởng

SHARE:


ĐẠI ẤN THIỀN XÓA TAN BÓNG TỐI CỦA VÔ MINH
Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje với bình giảng khẩu thuyết của
Beru Khyentze Rinpoche – dịch từ tiếng Tây Tạng và biên tập bởi Alexander Berzin
Văn phòng Dịch thuật Thư Viện những Tác phẩm và Văn thư Lưu trữ của Đức Dalai Lama
Việt dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001 TTT-19-2545/09-01

1. MỞ ĐẦU 21. Chú tâm vào Hơi thở và Ba giai đoạn An định Tâm thức
2. PHẦN MỘT NHỮNG SƠ BỘ 22. Loại bỏ Siết chặt và Buông lỏng
3. Quy y, Lễ lạy và Bồ đề tâm 23. Trạng thái Định tâm thực sự và Ba Ân điển
4. Thiền định Vajrasattva 24. PHẦN BA THIỀN QUÁN (QUÁN CHIẾU)
5. Cúng dường Mạn đà la 25. Nhìn vào Tâm an định
6. Guru Yoga 26. Nhìn vào Tâm chuyễn động hay khởi tưởng
7. Cái Chết và Vô Thường 27. Nhìn vào Tâm phản chiếu những hình tướng và vào Tâm trong tương quan với Thân
8. Nghiệp và Luật Nhân Quả 28. Nhìn vào cùng lúc Tâm an định và Tâm chuyễn động
9. Những Tai Hại của Sanh Tử 29. Nhận ra Bản tánh của Tâm an định
10. Sự Quí Giá Được Tái Sanh Làm Người 30. Nhận ra Bản tánh của Tâm chuyễn động hay Tâm nghĩ tưởng
11. Điều Kiện Nguyên Nhân Cho Thành Công 31. Nhận ra Bản tánh của Tâm phản chiếu cảnh vật và của Tâm trong liên hệ với Thân
12. Điều Kiện Chính Yếu 32. Nhận ra cùng lúc Bản tánh của Tâm an định và Tâm chuyễn động
13. Điều Kiện Khách Quan 33. PHẦN BỐN NÂNG CẤP SỰ THỰC HÀNH CỦA CON
14. Điều Kiện Trực Tiếp 34. Phối hợp Đại Ấn với những Thực hành khác và Bốn hoạt động
15. PHẦN HAI THIỀN ĐỊNH 35. Năm tà kiến, Ba thiện xảo và Bốn thân Phật
16. Những tư thế căn bản của Thân và Tâm 36. Ba chỗ con có thể lạc và Bốn chỗ con có thể mất tánh Không
17. Chú tâm trên một Đối tượng Thấy 37. Những Điểm nguy hiểm nơi sự vật có thể khởi lên như kẻ thù và những nhiễu loạn khác
18. Những Đối tượng Giác quan khác 38. Những Lợi Lạc của những thực hành và những giai đoạn và những con đường theo Đại Ấn
19. Trừ bỏ Hôn trầm và Xao động 39. Những định nghĩa kết thúc
20. Chú tâm Không Đối tượng 40. LỜI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

NHẬN RA BẢN TÁNH 
CỦA TÂM CHUYỂN ĐỘNG 
HAY TÂM NGHĨ TƯỞNG

Cách thứ hai nhìn vào bản tánh của tâm chuyển động hay tâm nghĩ tưởng làm cắt đứt gốc rễ của vô minh. Có hai điểm về việc này : (1) được giới thiệu vào tâm vô niệm và (2) được giới thiệu vào tâm chuyển động hay những tư tưởng. Cái thứ hai nói đến sự giới thiệu vào tâm chuyển động khi một tư tưởng đã khởi lên hay con làm cho một tư tưởng khởi lên.

Điểm thứ nhất như sau. Con đã nhìn vào tâm nguyên sơ, sáng tỏ, rực rỡ, vô niệm và an định, nó là một tánh tỉnh giác thoát khỏi hôn trầm và dao động. Con biết rằng bản tánh của tâm ấy không sanh không diệt, nhưng con không nghĩ một cách ý niệm, “Nó không sanh không diệt, không màu, không dạng…” Làm như vậy là sự quán chiếu thấu suốt vào tâm vô niệm.

Ý niệm hóa về vô tự tánh của trạng thái vô niệm của tâm là rơi vào một biên kiến làm cho vô tự tánh biến thành một “vật”.

Về điểm thứ hai, nếu con nói rằng mọi tư tưởng vốn là tánh Không không sanh không diệt, tức là con đã thấy tánh Không theo lối văn tự (và rơi vào chấp đoạn). Chúng thực là một sự sống động linh hoạt không lưu lại dấu vết, chúng không có sanh, có trụ, có diệt và không thể ý niệm như là màu sắc gì, hình dạng gì… Thấu hiểu rõ điều này là con đã khai triển được một ít hiểu biết. Hơn nữa, con phải nhận biết rằng chúng không thể nhận dạng như cái này hay cái kia và như thế mà không có suy nghĩ ý niệm, “Chúng không thể nhận dạng như thế này thế kia.” Và không có một bám trước hay mâu thuẫn nào (trong tâm con giữa những tư tưởng vừa là sống động và trống không, con phải nhận biết) rằng những tư tưởng ngay khi khởi lên tức là lặng dứt, cả hai việc đó rõ ràng là đồng thời (như hình vẽ trên mặt nước). Thêm nữa, con phải có sự quán chiếu rằng không có chút khác biệt nhỏ nhất nào giữa những tư tưởng và đối tượng của tư tưởng, giữa tâm khi an định và tâm khi chuyển động, giữa tâm quá khứ và tâm hiện tại, giữa tư tưởng quá khứ và tư tưởng hiện tại… Chúng đều là tánh giác sáng rỡ và trong suốt.

Khi con khởi ra một tư tưởng hay khi một tư tưởng tan biến, đó không phải là nó trở về tánh Không sáng tỏ. Hơn nữa, tư tưởng ngay khi đang khởi tự thân nó là tánh Không sáng tỏ. Khi con chứng ngộ hay có được cái quán chiếu này, bấy giờ con đã nhận ra bản tánh của tư tưởng.

Không có một chút khác biệt dù nhỏ nhất nào giữa trạng thái vô niệm và trạng thái quán chiếu chân thật vào sự kiện rằng những tư tưởng chuyển động, tâm an định và bản tánh của bản thân những tư tưởng cả ba đều trống rỗng, sáng tỏ và rạng ngời. Cho hai trạng thái đó khác biệt là một nhận xét của tâm thức chưa nhận ra chúng.

Trước kia, khi con chưa nhận ra bản tánh của những tư tưởng, con không thể đem chúng vào trong thiền định của con. Đó là vô minh. Nhưng giờ đây con đã nhận biết chúng, con có thể thiền định về chính những tư tưởng và như thế chúng trở thành tánh giác hay tánh giác nguyên sơ. Bây giờ con có thể lấy những tư tưởng làm gốc rễ của thiền định. Trước kia tự những tư tưởng che tối chính chúng, và bởi thế con không thấy được chúng.

Chúng quá dày đục, chúng che tối tự tánh của chúng. Nhưng bây giờ chúng trong suốt ; bạn có thể nhìn suốt qua chúng.

Thiền định hiện giờ này về những tư tưởng ý niệm được biết là đặc trưng hơn một cách đặc biệt so với thiền định về trạng thái vô niệm. Bởi thế bất cứ tư tưởng nào khởi lên, con cần xem nó như cái để nhận biết. Khi những tư tưởng không khởi, chúng ở trong trạng thái không sanh khởi này. Không cần gì gom chúng trở lại. Do đó, không lưu tâm gì đến hy vọng hay lo lắng, hãy đem chính những tư tưởng của con vào trong bản tánh của thiền định của con.

Những tư tưởng không gì khác hơn là tâm. Tâm này, rỗng lặng tự nhiên, là Pháp thân, bản tánh rỗng sáng, trong trẻo, trong đó không có cái gì được làm cho rỗng lặng hay cái gì làm cho rỗng lặng. Khi con đạt được cái quán chiếu này, lúc ấy con đã có sự quán chiếu thấu suốt vào tánh của tư tưởng. Con đã nhận biết Pháp Thân, nó là sự hợp nhất của Sáng Tỏ và Tánh Không.

Như thế bạn phải chứng ngộ rằng những tư tưởng chính là tánh Không sáng tỏ, khởi và lặng ngay cùng lúc, như một dấu tay trên mặt nước. Chúng không có kéo dài (trụ) và không có khoảng cách thời gian giữa khởi và lặng. Cũng không có không gian giữa hai tư tưởng như thể chúng là hai vật tách lìa nhau bởi khoảng không gian. Đây là cái gọi là “tự nhiên tịch diệt”, dịch theo nghĩa đen là “tự-giải thoát”.

Tóm lại, con phải nhận biết bất kỳ tư tưởng sanh khởi nào. Nhất tâm và không tạo tác, hãy chú tâm ngay vào thực tánh của chúng, không phóng dật, và tu hành trạng thái này. Đây là sự giới thiệu, khai thị thực sự thứ hai bản tánh của tâm bởi vị Thầy. Tuy nhiên, nhận ra bản tánh như vậy chưa đủ. Con phải hộ trì sự tương tục (của cái biết này). Đó là điểm thứ sáu của thiền quán.

SHARE:

Để lại một bình luận