Loại bỏ Siết chặt và Buông lỏng

SHARE:


ĐẠI ẤN THIỀN XÓA TAN BÓNG TỐI CỦA VÔ MINH
Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje với bình giảng khẩu thuyết của
Beru Khyentze Rinpoche – dịch từ tiếng Tây Tạng và biên tập bởi Alexander Berzin
Văn phòng Dịch thuật Thư Viện những Tác phẩm và Văn thư Lưu trữ của Đức Dalai Lama
Việt dịch: Đương Đạo – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001 TTT-19-2545/09-01

1. MỞ ĐẦU 21. Chú tâm vào Hơi thở và Ba giai đoạn An định Tâm thức
2. PHẦN MỘT NHỮNG SƠ BỘ 22. Loại bỏ Siết chặt và Buông lỏng
3. Quy y, Lễ lạy và Bồ đề tâm 23. Trạng thái Định tâm thực sự và Ba Ân điển
4. Thiền định Vajrasattva 24. PHẦN BA THIỀN QUÁN (QUÁN CHIẾU)
5. Cúng dường Mạn đà la 25. Nhìn vào Tâm an định
6. Guru Yoga 26. Nhìn vào Tâm chuyễn động hay khởi tưởng
7. Cái Chết và Vô Thường 27. Nhìn vào Tâm phản chiếu những hình tướng và vào Tâm trong tương quan với Thân
8. Nghiệp và Luật Nhân Quả 28. Nhìn vào cùng lúc Tâm an định và Tâm chuyễn động
9. Những Tai Hại của Sanh Tử 29. Nhận ra Bản tánh của Tâm an định
10. Sự Quí Giá Được Tái Sanh Làm Người 30. Nhận ra Bản tánh của Tâm chuyễn động hay Tâm nghĩ tưởng
11. Điều Kiện Nguyên Nhân Cho Thành Công 31. Nhận ra Bản tánh của Tâm phản chiếu cảnh vật và của Tâm trong liên hệ với Thân
12. Điều Kiện Chính Yếu 32. Nhận ra cùng lúc Bản tánh của Tâm an định và Tâm chuyễn động
13. Điều Kiện Khách Quan 33. PHẦN BỐN NÂNG CẤP SỰ THỰC HÀNH CỦA CON
14. Điều Kiện Trực Tiếp 34. Phối hợp Đại Ấn với những Thực hành khác và Bốn hoạt động
15. PHẦN HAI THIỀN ĐỊNH 35. Năm tà kiến, Ba thiện xảo và Bốn thân Phật
16. Những tư thế căn bản của Thân và Tâm 36. Ba chỗ con có thể lạc và Bốn chỗ con có thể mất tánh Không
17. Chú tâm trên một Đối tượng Thấy 37. Những Điểm nguy hiểm nơi sự vật có thể khởi lên như kẻ thù và những nhiễu loạn khác
18. Những Đối tượng Giác quan khác 38. Những Lợi Lạc của những thực hành và những giai đoạn và những con đường theo Đại Ấn
19. Trừ bỏ Hôn trầm và Xao động 39. Những định nghĩa kết thúc
20. Chú tâm Không Đối tượng 40. LỜI CHÚ CỦA TÁC GIẢ

LOẠI BỎ SIẾT CHẶT 
VÀ BUÔNG LỎNG

Nếu con chưa đạt đến giai đoạn thứ ba này của định tâm, con phải kiên trì tinh tấn hơn nữa. Con cần làm ba kỹ thuật siết chặt tâm thức, thư giãn nó và rồi thiền định khi xa lìa cả hai cái trước.

Để siết chặt, con ngồi trong tư thế căn bản, nhìn theo cách thích hợp và kiểm soát sự tỉnh giác. Nói cách khác, hãy siết chặt sự thiền định của con với kỷ luật. Chớ để tâm thức lang thang dù chỉ khoảnh khắc. Hãy như đi qua một cây cầu chỉ một tấm ván. Hãy thu tâm thức chặt lại và làm nó sống động đến độ ngân vang như một cái chuông, nhưng không nên nghĩ, “Đây là đối tượng ta cần thiền định.” Chớ để tâm thức lang thang dù chỉ một khoảnh khắc và tu tập nhiều thời ngắn và thường xuyên.

Về thư giãn, hãy tập những cử động của thân và rồi ngồi nhìn theo cách thích hợp.

Nếu bạn bị căng thẳng, bứt rứt hay quá kích động, lễ lạy và đi nhiễu được đề nghị ở đây. Đây là một cách lợi lạc để kìm lại và sử dụng năng lực quá độ của bạn. Sau đó khi bạn đã mệt và ngồi thiền trở lại, tâm thức cũng như thân thể bạn sẽ thư giãn và bạn sẽ ít bị nhiễu loạn.

Chớ hướng tâm thức đến một vật gì cả, hơn nữa để cho tâm thức con tự thư giãn và buông lỏng đến trạng thái tự nhiên của nó, không tạo tác giả tạo, không tự ý thức, không chăm sóc lo toan. Hãy để nó thanh tĩnh và thư giãn, nó sẽ trở về với mức độ quân bình của chính nó. Không cố gắng hoàn thành cái gì. Bấy giờ hãy an trụ và tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tiền không lang thang chút nào khỏi trạng thái này.

Ngoài cái đó ra, không có gì để thiền định cả. Chỉ đặt tâm thức con vào trạng thái tự nhiên của nó và nếu những thời thiền của con ngắn, thì hãy kéo dài chúng thêm một ít. Hãy an trụ trong một trạng thái rạng rỡ của tâm, và nếu nó tan biến, hãy nghỉ ngơi một lát. Nhưng dù giữa những thời thiền định, con vẫn giữ chánh niệm tỉnh giác.

Khi thiền định ngoài lúc siết chặt hay buông lỏng này, sẽ có những thời gian không có sự lang thang của tâm thức, những tư tưởng không khởi lên. Nhưng khi tâm thức con lang thang hay nhiều tư tưởng khởi lên do những hoàn cảnh nhất thời, nếu con cố gắng thoát khỏi chúng, con không thể thoát. Lúc ấy chỉ nhìn thẳng vào chúng và nghĩ, “Chúng mày muốn đi đâu thì cứ đi !” và như thế con sẽ cắt đứt dòng hiện đến của chúng. Bây giờ nếu một tư tưởng nữa khởi lên, một cái thứ hai khởi lên – hãy nhận biết thật sự chúng là gì. Chớ cố gắng thoát khỏi chúng hay đoạn trừ chúng, và cũng chớ theo chúng. Chớ hạnh phúc nếu tâm thức con an định hay bất hạnh nếu nó rong ruổi. Chớ lo cho sự thiền định của con có suôn sẻ hay không hoặc có những hy vọng và mong cầu nó tốt đẹp. Không có mong cầu hay lo lắng nào, tâm thức con hãy tỉnh giác với chính bản thân tư tưởng như là căn cứ chú ý của nó.

Con sẽ không bao giờ có thể đạt đến một trạng thái vô niệm bằng cách ngăn chặn những tư tưởng ý niệm. Hãy lấy chính những tư tưởng ấy như là đối tượng của con và chú tâm thẳng vào chúng. Những tư tưởng ý niệm tự chúng tan biến. Khi chúng tan biến, một trạng thái vô niệm đương nhiên hiển lộ. Bởi thế hãy thực hành như thế. Đây là điểm thứ bảy cho thiền định.

SHARE:

Để lại một bình luận