TRUNG THỰC VỚI CHÍNH MÌNH

SHARE:

Trung thực hình thành nên nhân cách con người. Sống trung thực đòi hỏi chúng ta cần có sự dũng cảm và nghiêm khắc với bản thân. Dẫu đối mặt với thất bại hay bị thua thiệt, chúng ta vẫn cần phải sống trung thực. Có như vậy chúng ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy không hổ thẹn với bất kỳ ai. Lòng trung thực đúng nghĩa sẽ giúp chúng ta biết cách giải quyết mọi tình huống.

Trung thực chính là nền tảng để bạn xây dựng và nuôi dưỡng mọi mối quan hệ. Trung thực với bản thân và mọi người sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối không mong muốn. Đừng đòi hỏi người khác trung thực với mình nếu mình không trung thực. Sự trung thực là một chuẩn mực đạo đức mà mọi người cần phải có. Hãy luôn trung thực với chính mình, nói và làm đúng với những gì mà mình nghĩ. Thành thật với bản thân, chúng ta mới có thể nhìn thấy những rõ hạn chế của mình để mà sửa đổi. Chính mình là người tạo ra suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Bản thân chúng ta là người chịu trách nhiệm về những việc mình làm, chúng ta không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người khác. Trung thực trong từng lời nói cũng như trong mọi hành động sẽ giúp bạn trở thành một người đáng tin cậy. Cách cư xử trung thực biểu hiện thái độ tôn trọng người khác của bạn. Một khi đã rèn luyện cho mình cách sống như vậy, bạn sẽ được mọi người quý trọng hơn. Cách hành xử mà một người trung thực nên có đó là không tính toán hay điều khiển người khác theo suy nghĩ của mình. Họ luôn nhận trách nhiệm về mình sau những lỗi lầm của bản thân, không đổ trách nhiệm cho người khác và xem đó là bài học kinh nghiệm. Họ luôn tạo dựng được niềm tin đối với người khác, làm cho mọi người cảm thấy yên tâm khi hợp tác. Mỗi người sở hữu một giá trị khác nhau, vì vậy đừng cố che giấu hoặc nói dối về những giá trị mà bạn có. Càng không nên che giấu ý định của bản thân tạo ra sự hiểu lầm không cần thiết. Khi gặp vấn đề, đừng che giấu cảm xúc của mình khi trò chuyện với người thân. Vấn đề mà bạn gặp phải sẽ không được giải quyết, mọi người cũng không biết giúp đỡ bạn như thế nào nếu bạn cứ cố tình giấu diếm.

Nếu chúng ta thiếu trung thực, nhất thời có thể đạt được lợi ích, nhưng rồi có lúc sự thật cũng sẽ bị phát hiện và khi đó sẽ đánh mất lòng tin của người khác. Người không trung thực khó lòng duy trì được mối quan hệ hợp tác, hủy hoại các mối liên hệ kể cả đối với người thân. Chúng ta cũng không nên chọn giải pháp an toàn, làm ngơ trước những hành động sai trái vì vô tình tạo điều kiện cho thói quen xấu có cơ hội phát triển.

Thành thật với bản thân, trung thực với chính mình giữ cho ta có một tâm trí thanh thản, không cần phải sống phiền muộn, lo lắng. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không sống trung thực để giúp bạn trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình.

Sưu tầm

 

SHARE:

Để lại một bình luận