SHARE:
Một phần quan trọng trong vấn đề của những người bị thờ ơ, bỏ mặc về mặt tình cảm là không nhận thức được rằng cảm xúc của chính mình tồn tại. Cảm xúc có thể tạo ra nhiều tác động khác nhau khi chúng bị ẩn đi hoặc bị phớt lờ. Chúng có thể:
• trở thành các vấn đề thể chất như các vấn đề về đường tiêu hóa, đau đầu hoặc đau lưng
• chuyển thành trầm cảm, gây ra các vấn đề về ăn, ngủ, trí nhớ, khả năng tập trung hoặc tự cô lập bản thân • làm tiêu hao năng lượng của bạn
• khiến bạn “phát điên” vào những thời điểm bất kỳ, hoặc phát rồ mà “không có lý do gì cả”
• làm trầm trọng thêm sự lo lắng và/hoặc các cơn hoảng loạn
• khiến cho các mối quan hệ và tình bạn của bạn hời hợt và thiếu chiều sâu
• khiến bạn cảm thấy trống rỗng và không thỏa mãn
• khiến bạn đặt câu hỏi về mục đích và giá trị sống của chính bạn.
Bước đầu tiên để ngăn chặn (hoặc ngăn ngừa) bất kỳ điều nào ở trên xảy ra với bạn là học cách nhận ra cảm xúc của bạn và diễn đạt chúng thành lời. Có một điều gì đó gần như kỳ diệu khi nói, “Tôi cảm thấy buồn”, “Tôi thất vọng”, hoặc “Bạn đã làm tổn thương tôi khi bạn làm điều đó.” Khi bạn xác định và đặt tên cho cảm xúc của mình với chính mình hoặc với người khác, là bạn đang nắm lấy tay lái và nhấn ga. Bạn đang lấy một cái gì đó từ bên trong và mang nó ra bên ngoài. Bạn đang làm cho điều chưa biết được biết đến. Bạn đang chịu trách nhiệm. Và bạn đang tận dụng tối đa một nguồn lực quý giá: cảm xúc của bạn, nhiên liệu của bạn cho cuộc sống.
Trích:
Lấp Đầy Trống Rỗng – Chữa Lành Tổn Thương Cảm Xúc Thời Thơ Ấu.
tác giả: Jonice Webb
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS