Nghiệp và sự tự do

SHARE:

Những khó khăn gặp phải trong việc liên kết giáo lý về nghiệp của Phật giáo với vấn đề quan hệ nhân quả và sự tự do, chủ yếu là những khó khăn về ý nghĩa. Những khó khăn đó đặc biệt xoay quanh ý nghĩa của những khái niệm như là nguyên nhânđiều kiện, và quyết địnhPhật giáo không phủ nhận rằng con người bị điều kiện hóa mạnh mẽ bởi hoàn cảnh và môi trường của mình. Nhưng sự quy định đó không có tính cách tuyệt đối. Hầu như có thể coi đó như là định mệnh và cái lề dành cho ý chí tự do của con người quả là rất hẹp, nhưng cái lề ấy lúc nào cũng có sẵn. Trong nền đạo đức tâm lý học của Phật giáo, khoảnh khắc suy nghĩ của sự lựa chọn luôn có một tầm quan trọng lớn lao – đó là khoảnh khắc của sự phản ứng có ý thức trước một tình thế mà ngay lúc đó chúng ta được tự do hành động theo nhiều cách khác nhau. Bấy giờ, có thể là có những xu hướng nổi trội của quá khứ thúc đẩy khiến con người nhắm đến một chiều hướng hành động hầu như không thể cưỡng lại được; nhưng cần phải nhớ rằng những thói quen thuộc về suy nghĩ và hành vi của chúng ta không phải lúc nào cũng cùng một loại. Cá tính của con người rất dễ thay đổi, và trong khoảnh khắc quyết định, không bao giờ chỉ có một loại ham muốn nhất định nào đó trở nên quan trọng hơn hết. Mục tiêu trọn vẹn của mọi sự phát triển cá tính đều là phải nuôi dưỡng có phương pháp những ham muốn tốt và xóa bỏ những ham muốn xấu.

Lại nữa, một số thuật ngữ đặc trưng của Phật giáo cần phải được định nghĩa chính xác để ta có thể hiểu đúng rằng nghiệp thực sự có nghĩa là gì. Nghiệp (kamma) chỉ là hành động, một hành vi. Sự đáp trả hành động hay hành vi đó được gọi là quả (vipaka), và hai thuật ngữ này không nên bị lẫn lộn với nhau hay bị thu gọn vào nhau thành ra một khái niệm duy nhất dưới cùng một tên gọi, như các nhà Thông thiên học hoặc một vài tác giả phổ thông viết về Ấn Độ giáo thường sử dụng. Thế nhưng, khi cả hai thuật ngữ này được xét chung với nhau, nghĩa là kammavipaka (hành động và hậu quả), thì chúng lại biểu thị một nguyên lý đạo đức thuộc về trật tự phổ quát (nguyên lý nhân quả). Cho nên, một hành động tàn bạo, vì phát sinh từ tâm thức, theo thời gian sẽ chín muồi để thành ra một kinh nghiệm đau đớn cùng loại cho chính con người đã thực hiện hành vi tàn bạo ấy – có thể ngay trong đời này (chẳng hạn như kẻ sát nhân bị treo cổ) hay ở một kiếp sống tiếp theo.

Về việc có phải cùng một con người ấy phải trải nghiệm hậu quả hay không, thì điều này không thể được khẳng định hoàn toàn và cũng chưa thể được phủ định tuyệt đối; câu trả lời nằm ở khái niệm về nhân cách và sự nhận diện được chấp nhận trong giáo lý nhà Phật, là những điều có thể được tìm thấy trong các văn bản xét về sự tái sinh. Sự nhận diện duy nhất được gán cho một nhân cách – ngay cả là cho suốt một quãng đời – chỉ là biến cố liên quan đến nhân cách ấy được gán nhãn tại một thời điểm và môt vị trí trong không-thời-gian vào ngay lúc bấy giờ, đại diện cho tính liên tục về nghiệp của đương sự. Trong khi tại bất kỳ một thời điểm cụ thể nào thì một cá nhân cũng chỉ là kết quả cuối cùng của những gì mà các hành động trước đó của người ấy tạo ra, cá nhân ấy cũng đang tự phóng chiếu mình vào tương lai bởi những hành động hiện tại của mình, và chính trong những điều kiện ấy mà sự tự do lựa chọn của đương sự có mặt. Nghiệp quá khứ của một cá nhân không định đoạt vận mệnh của người ấy nhiều hơn sự định đoạt bởi môi trường sống của đương sự hay các yếu tố di truyền mà đương sự được thừa hưởngPhật giáo giảng dạy về nguyên lý đa trùng nhân quả, nghĩa là mọi hiện tượng phải là hệ quả của nhiều hơn một nguyên nhân. Và ý chí, mặc dù bị biến đổi mạnh mẽ bởi những nguyên nhân đó, vẫn cho phép con người tự do lựa chọn giữa một số lớn những nguyên nhân khác nhau từ quá khứ kích thích nó. Chúng ta tự do lựa chọn những nguyên nhân sẽ quyết định hành động của mình ở thời điểm chọn lựa. Đó là lý do làm xuất hiện những đấu tranh tư tưởng đôi khi rất khó khăn và đau đớn khi chọn được một quyết định. Luôn luôn có những giằng xé mang tính hiện sinh trong sự tự do chọn lựa.

Tại mọi thời điểm, chúng ta đều có thể thấy sự lựa chọn đó diễn tiến thế nào trong những trường hợp cụ thể. Một người có thể được nuôi dạy trong một môi trường nhếch nhác, thiếu thốn và đầy lo âu, ở đó mọi hoàn cảnh đều thúc đẩy sự phạm tội. Nhưng trong khoảnh khắc cần phải quyết định xem có nên nhúng tay vào tội ác hay không, có thể có những nguyên nhân tiềm ẩn khác tác động đến nội tâm của anh ta. Có thể trước đó anh ta vừa được dạy rằng tội ác là sự sai phạm về mặt đạo đức, hoặc một ảnh hưởng hiền thiện nào đó từ kiếp trước có thể làm chuyển động tâm thức anh ta, hoặc anh ta có thể nhận thức một cách đơn giản rằng “phải phạm tội thì chẳng đáng”. Cũng có thể anh ta bị ngăn trở bởi một kinh nghiệm đau khổ, như từng bị tù tội hay tra tấn ngay trong đời sống hiện tại. Cho dù những yếu tố ngăn trở ấy có tính cách cao thượng hay thấp hèn, chúng luôn luôn có mặt, và anh ta phải chọn lựa giữa những nguyên nhân sẽ định đoạt hành động của mình. Trong nhiều trường hợp, một người như vậy đã lựa chọn việc không nhúng tay vào tội ác. Nếu sự tình không xảy ra như vậy, việc cải thiện đạo đức cho các cá nhân cũng như cho xã hội là chuyện không thể nào thực hiện được.

Chúng ta có thể nghĩ là khó để thấy được rằng một cá nhân sinh ra trong hoàn cảnh cơ cực, khổ sở, ngu dốt, thiếu thốn, nghèo đói… chỉ vì những hành vi xấu ác quá khứ của đương sự. Nhưng quả thực, điều mà chúng ta “không thể thấy được” ấy lại chính là điều mà Đức Phật đã dạy. Mọi cố gắng nhằm xây dựng lại tư tưởng của Đức Phật mà bỏ qua khái niệm tái sinh đều tất yếu phải thất bại. Có thể chúng ta có khả năng tái sinh mà không có một trình tự đạo đức được biểu thị bởi luật nhân quả – trong trường hợp đó, sẽ chỉ là sự mở rộng đến vô hạn cái quy trình sống vô nghĩa và phi luân vẫn được hình dung bởi những người chủ trương rằng mọi hiện tượng tâm lý chỉ là phó sản của những phản ứng sinh lý và vật lý (danh từ chuyên môn gọi là người theo phụ đới hiện tượng luận, epiphenomenalism) – nhưng chúng ta không thể có được một trình tự đạo đức mà không có hiện tượng tái sinh!

Sao vậy? Bởi vì không phải tất cả mọi kẻ sát nhân đều bị treo cổ! (Và có thể nói thêm rằng kể cả những kẻ vô cảm, ích kỷ… đã tán trợ tội ác cũng không hề được thấy bị trừng phạtít nhất là người ta không thấy được sự trừng phạt những kẻ đó ở ngay trong cuộc đời này. Chẳng những thế, có khi những người ấy còn phát đạt. Tuy nhiên, nguyên lý nhân quả chẳng bao giờ không có hiệu lực. Vào một lúc nào đó, những kẻ ấy đều phải trả giá cho hành vi của họ)

Ngày nay, thế giới đã bị ngự trị bởi những khao khát vật chất đến mức có thể một Phật tử hiện sinh như Kierkegaard nào đó phải viết ra một phiên bản khác của tác phẩm Kết luận về các tác phẩm phi khoa học để dẹp sạch những chuyện lộn xộn. Không phải là phản khoa học, đừng hiểu lầm như vậy, mà là phi khoa học. Đừng để bị giới hạn bởi những học thuyết mang tính duy vật như của Darwin, Marx, Huxley ở thế kỷ XIX mà ngày nay đã được coi là khoa học. Chúng ta nên sẵn sàng chấp nhận những điều gì đúng với sự thật trong các học thuyết duy vật mà không sợ vượt qua nó.

Và điều gì đang được coi là đúng trong khái niệm về con người của những học thuyết duy vật? Rằng anh ta bị điều kiện hóa bởi môi trường của anh ta à? Chắc chắn là chẳng ai có trí khôn lại phủ nhận điều này, và Đức Phật cũng vậy. Nhưng không một con người nào lại bị quy định hoàn toàn bởi bất kỳ điều gì, ngay cả bởi những thói quen đã được tích tụ về hành động và tư duy của người ấy. Không một cá tính nào là hoàn toàn cố định đến nỗi không thể thay đổi được – trừ ra cá tính của một vị Thánh mà vận mệnh của một vị như thế thì đã được bảo đảm. (Cần phải nêu thêm điều loại trừ này, mặc dù nói tới vấn đề ấy ở đây có vẻ hơi lạc đề). Như tôi đã nói, con người bình thường vốn là một tiến trình dễ thay đổi; sự nhận diện về một con người từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác chỉ là một biến cố liên quan đến con người ấy được gắn nhãn tại một thời điểm và một vị trí trong không-thời-gian vào ngay lúc bấy giờ, và điều đó thể hiện tính liên tục của anh ta như một tiến trình trong dòng thời gianHậu quả là anh ta luôn luôn hành động “không giống với cá tính” của mình. Phải chăng chưa từng có những nhân vật vĩ đại và cao thượng xuất thân từ những môi trường tồi tệ nhất của sự thiếu thốn và cơ cực? Ngược lại, phải chăng không có những kẻ phạm trọng tội và đồi trụy xuất hiện ở những nơi mà các yếu tố xã hội, kinh tế và cả di truyền đều thuận lợi nhất mà thế giới này phải cung phụng?

Hãy cứ công nhận rằng trong đại đa số các trường hợp con người chỉ là sản phẩm mà hoàn cảnh của họ đã tạo ra họ. Phật giáo dạy rằng chính họ mới là những người đã tạo ra các hoàn cảnh đó bởi nghiệp quá khứ của mình. Thế nhưng nghiệp hiện tại của họ, là điều sẽ định hình tương lai của họ, đang nằm trong chính đôi tay của họ. Cho dù cái phần bên lề dành cho ý chí tự do có hẹp tới mức nào, nó vẫn luôn luôn có mặt ở đó. Không có nó, cuộc sống sẽ hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì cả, và bấy giờ sẽ thật là ngớ ngẩn khi cố tìm bất cứ một ý nghĩa nào cho cuộc sống. Nếu vậy, quả thật điều đó sẽ không thể xảy ra được, và chúng ta sẽ chẳng phải suy nghĩ thêm về Phật giáo làm gì! Chỉ riêng cái việc những vấn đề đó được trình hiện cho chúng ta đủ cho thấy rằng chúng ta không phải là những người máy, không chỉ là những cơ chế của ngành điều khiển học, bị buộc phải chạy như những chiếc xe trên đường bộ hay những chiếc tàu hỏa đi dọc theo những đoạn đường cố định, mà là những sinh thể bơi tự do, những nhân cách có suy nghĩ, có thiện ý, không phải là những cỗ máy.

Nghiệp không phải là yếu tố duy nhất chịu trách nhiệm về mọi hiện tượng và mọi kinh nghiệm. Những khía cạnh vật lý của đời sống cũng có phần của chúng trong toàn thểTuy nhiêncuối cùng thì tâm thức và ý chí vẫn có khả năng vượt thắng tất cả mọi điều khác. Sự vượt thắng đó chẳng phải luôn luôn có được bởi một hành động đơn lẻ của ý chí mà phải là bởi những hành động được lặp đi lặp lại thuộc cùng một bản chất, có cùng một mục đích cuối cùngCuộc đời không đau khổ là điều không thể xảy ra, bởi vì những điều kiện cả về vật lý lẫn tâm lý mà chúng ta khao khát cho đời sống cá nhân của mình lại trở thành điều kiện cho sự có mặt của chúng ta trong cuộc đời này. Thế nhưng tâm có thể tự phát triển, nó có thể chấm dứt việc tạo tác và áp đặt những điều kiện ấy.

Chúng ta phải phân biệt rạch ròi giữa những điều chúng ta buộc phải chịu khuất phục – hoàn cảnh hiện tại mà ta đã tạo ra cho chính mình bởi những hành động trong quá khứ – với tương lai mà ta có thể tự mình tạo ra bằng tư duy và hành động trong hiện tại. Sự phân biệt này là điều quan trọng nhất: nó tượng trưng cho toàn thể sự khác biệt giữa quyết định luận tuyệt đối và ý chí tự doNguyên nhân sâu xa của sự hiện hữu mang tính hiện tượng là sự kết hợp song hành của vô minh và tham ái luôn phụ thuộc vào nhau. Khi hai điều kiện kết hợp này được loại bỏ, mọi quy định khác cũng chấm dứt. Đó là giá trị đầy đủ của duyên khởicông thức nói về sự xuất hiện có điều kiện, rằng luật này có thể được làm đảo ngược bằng những hành động lập đi lập lại của sự quyết tâmCon người luôn luôn có thể bơi ngược dòng; nếu không, sự tiến hóa của con người là điều không thể xảy ra.

Đừng nên nghĩ rằng – như là một hệ luận của điều nói trên – Phật giáo chấp nhận sự nghèo khổ, sự đói khát, sự thiếu thốnPhật giáo chẳng chấp nhận điều gì trong thế giới này ngoại trừ việc cố gắng để đạt được sự giải thoát khỏi cuộc đờiThế giới quan của Phật giáo là có tính thực tếNghèo khổđói khát và không hiểu biết luôn luôn hiện hữu trong cuộc đời, và mọi sự vẫn diễn tiến như vậy bao lâu mà con người, bởi việc mang lại đau khổ cho người khác trong những kiếp sống trước, đã tự gây nên việc mình phải tái sanh trong những hoàn cảnh xấu xa đó. Chúng ta nên cố gắng làm giảm bớt những điều xấu ác đó, nhưng việc này không bao giờ có thể thực hiện được chỉ bằng những phương tiện thuần vật chấtCố gắng đó chỉ thích hợp bởi vì nó thể hiện một thiện ý sẽ trổ quả tốt trong tương lai hơn là bởi vì bất kỳ khả năng nào về sự thành công hoàn toàn của nó. Nếu toàn thể thế giới hành động theo đúng những nguyên tắc vị thađộ lượng và từ ái của Phật giáo, bấy giờ thế giới sẽ không còn cảnh nghèo khổ, không còn những khu nhà ổ chuột, không còn tình trạng áp bức bóc lột giữa người với người. Thế nhưng nghiệp xấu của quá khứ vẫn phải tạo ra những quả xấu của chúng bởi những phương tiện khác nào đó. Chúng ta có thể khẳng định rằng nếu toàn bộ của cải vật chất của thế giới này được phân phối đồng đều cho tất cả mọi người vào buổi sáng, thì ngay buổi chiều cũng đã có những người giàu kẻ nghèo như cũ. Đó chính là một sự thật nền tảng của thiên nhiên – thiên nhiên ghét sự bình đẳng hơn là nó ghét sự trống rỗng. Sẽ có sự bình đẳng khi tất cả tư tưởng và hành vi quá khứ cũng như hiện tại của toàn thể loài người đều ngang bằng với nhau – và khi nào thì điều đó có thể xảy ra?

Cấu trúc kinh tế của xã hội phản ánh chính xác bản chất lộn xộn, bất hợp lý và vị kỷ của con người. Cấu trúc ấy chỉ có thể thay đổi khi bản chất của con người được chuyển hóa hoàn toàn. Mọi sự cải thiện đều phải xảy ra từ bên trong, vì “tâm tạo tác mọi hiện tượng” từ vật liệu thô của vũ trụ. Chất liệu tạo nên thế giới này chẳng xấu mà cũng chẳng tốt; chính là tư duy của con người đã làm nên thiên đường hay địa ngục từ chất liệu ấy.

Đức Phật dạy: “Tấm thân dài hơn một thước này, được trang bị những cơ quan cảm giác và các khả năng của chúng, này các Tỳ-kheo, ta tuyên bố với các ông, là thế giới, là nguồn gốc của thế giới, là sự chấm dứt của thế giới và là con đường dẫn tới sự chấm dứt ấy”.

Nói theo tinh thần triết học, những lời ấy là sâu sắc nhất, toàn diện nhất và minh triết nhất đã từng được nói ra. Chúng ta thực sự tạo ra thế giới này. Đến lượt, thế giới này lại quy định điều kiện cho chúng ta, nhưng thế giới này không hề tạo tác chúng ta. Đó là sự khác biệt lớn. Vì chúng ta, từng cá nhân một trong toàn thể loài người, là kẻ những sáng tạo ra thế giới của mình, ngay cả những điều kiện quy định mà thế giới này áp đặt lên chúng ta rốt cuộc cũng có nguồn gốc từ chính chúng ta.

Nguyên tác và nguồn: Kamma and Freedom, Francis Story;  trích trong Dimensions of Buddhist Thought: Essays and Dialogues, Collected Writings, Volume III, Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka, second edition (2011); các trang 331-335.
Tác giả: Francis Story (1910-1972) là người Anh, đã làm quen với giáo pháp của Đức Phật từ khi mới 14, 15 tuổi. Ông đã sống tại nhiều nơi ở châu Á như Ấn Độ, Myanmar, Sri Lanka… trong suốt 25 năm để học hỏi và nghiên cứu nền triết học về đời sống của Phật giáo. Ông viết nhiều cho các tạp chí Phật giáo, về sau các bài viết ấy được tập hợp rồi biên tập lại thành ba quyển sách dày, và được ấn hành lần đầu vào năm 1976 bởi Nhà xuất bản Buddhist Publication Society ở Kandy, Sri Lanka.

Thư Viện Hoa Sen

SHARE:

Để lại một bình luận