MỘT GIẢI THÍCH RỘNG VỀ BẢN TÁNH NỘI TẠI

SHARE:

XÁC ĐỊNH
Về chủ đề thứ ba, luận nói:
Sự xác định cái đó
Ám chỉ cách đúng của sự điều khiển tâm
Dựa trên những kinh của Đại thừa,
Nó tạo thành toàn bộ con đường nối kết

Sự xác định cái đó ám chỉ cách đúng của Sự điều khiển tâm dựa trên những kinh của Đại thừa, nó tạo thành toàn bộ con đường nối kết như được phác họa theo học (Văn), suy nghĩ (Tư), và thiền định (Tu).
Xác định nghĩa này được giải thích theo toàn bộ con đường nối kết, gồm điều khiển, hướng tâm trong một cách thức đúng đắn dựa vào nghĩa mục đích của những kinh Đại thừa.
Tại sao điều này được ám chỉ là “xác định”? Ám chỉ như vậy bởi vì người ta xác định, hay nhận biết, nghĩa của bản tánh nội tại bằng cách điều khiển tâm mình [theo nghĩa này] trên những con đường mà những kinh đã chỉ ra.

TIẾP XÚC

Về chủ đề thứ tư, luận nói:
Bởi vì cái thấy đích thực đã đạt được,
Tiếp xúc xảy ra khi chân như được đạt đến và kinh nghiệm
Nhờ tri giác trực tiếp
Được mang đến bởi con đường thấy.

* “Tiếp xúc” xảy ra khi cái thấy đích thực, siêu thể đạt được với con mắt của chủ thể quán thấy. Với sự thành tựu này người ta đạt đến và kinh nghiệm đối tượng, chân như, qua con đường thấy. Loại bỏ những vết dơ qua cái thấy, chân như đạt được thực sự nhờ tri giác trực tiếp trong khi nhập định và được kinh nghiệm theo cái thấy đích thực trong sự đạt được sau đó.
(Cái thấy là Kiến đạo vị hay Thông đạt vị, địa thứ nhất trong mười địa của Pháp thân.)

NHỚ LẠI

Về chủ đề thứ năm, luận nói:
Nhớ lại là con đường thiền định
Về bản tánh đã được thấy với tánh giác.
Được tạo thành bởi những phương diện của giác ngộ,
Cái này dùng để loại bỏ những vết dơ.

Nhớ lại là con đường thiền định về bản tánh đã được thấy với tánh giác. Được tạo thành bởi những phương diện của giác ngộ, cái này dùng để loại bỏ những vết dơ. Như thế, “nhớ lại” được giải thích là phục vụ cho mục đích nhổ bật những vết dơ cặn bả chúng được loại bỏ bởi thiền định về chân như.
Nhớ lại gồm nhắc lại và thấu hiểu liên tục, trong bối cảnh của con đường trau dồi, tu tập, cái đã được thấu hiểu khi bản tánh nội tại được trực tiếp thấy với tánh giác cá nhân ở giai đoạn trước. Trong cách này, từ “nhớ lại” ám chỉ mọi cái cấu thành những yếu tố của giác ngộ (bảy giác chi). Con đường tu tập được nói đến như vậy bởi vì nó nhổ gốc những vết dơ được loại bỏ qua tu tập.

NHẬN BIẾT

Chủ đề thứ sáu gồm hai phần nhỏ: (1) một nhận biết tinh túy của sự chuyển hóa nền tảng, cuối cùng và (2) một giải thích chi tiết những đặc trưng độc nhất của nó.

MỘT NHẬN BIẾT TINH TÚY CỦA SỰ CHUYỂN HÓA NỀN TẢNG, CUỐI CÙNG
Về chủ đề thứ nhất, luận nói:
Đến sự nhận biết cái ấy
Ám chỉ chân như hết sạch những vết dơ,
Nơi tất cả xuất hiện chỉ là chân như
Điều này cũng là sự xác minh
Của sự chuyển hóa nền tảng.

Đến sự nhận biết cái ấy ám chỉ chân như hết sạch những vết dơ, nơi tất cả xuất hiện chỉ là chân như bởi vì con đường tu tập đã xóa bỏ mọi vết dơ còn lại, do đó loại bỏ những vết dơ khỏi chân như. Một khi điều này đã xảy ra, tất cả mọi cái xuất hiện, nhờ con đường cuối cùng, chỉ là chân như. “Đến sự nhận biết cái ấy” là khi đối tượng chỉ là cái đó. Điều này cũng là sự xác minh triệt để của chuyển hóa nền tảng.
* Đến sự nhận biết chân như, cách tất cả những hiện tượng thực sự là, ám chỉ chân như đã được loại bỏ tất cả những vết dơ ngoại sanh tạm thời. Một khi điều này đã xảy ra, cách những sự vật xuất hiện hoàn toàn tương xứng với cách chúng thực sự là. Nói cách khác, tất cả mọi hiện tượng xuất hiện không là gì khác hơn chân như. Hơn nữa, vào lúc ấy, sự chuyển hóa căn bản đã đạt đến điểm hoàn tất. Dù sự chuyển hóa nền tảng này thật ra đã hiện diện từ địa thứ nhất trở đi, trên địa cuối cùng này sự chuyển hóa là cuối cùng và trọn vẹn.
☘🌺☀🏵☘🌺☀
Trích: PHÂN BIỆT NHỮNG HIỆN TƯỢNG VỚI BẢN TÁNH NỘI TẠI CỦA CHÚNG
Bồ Tát Di Lặc (Maitreya)
Ghi chú – bình giảng của Khenpo Shenga
Và Bình giảng bản luận của Ju Mipham
Dịch: Trùng Hưng – NXB Thiện Tri Thức 2023

Post: Thường An

 

SHARE: