DIỄN ĐÀN THIỆN TRI THỨC

  Diễn đàn Thiện Tri Thức này được thực hiện thay cho mục Hỏi Đáp nhằm mục đích tạo cho các bạn đọc giả gần xa có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề nan giải trong đời sống cũng như trong các thực hành tu học. Cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý và hầu giúp nhau điều chỉnh để có một nhận thức đúng. Với tiêu chí đó, xin mời các bạn đặt những câu hỏi, và thảo luận thiết thực về những khó khăn mà mình gặp phải trong đời sống cũng như trong thực hành tu học của mình. Nên tránh những câu hỏi có tính thách đố, rắc rối, xa vời không thiết thực vì điều đó có thể làm phiền tới tất cả những đọc giả khác. 

    Để tham gia đặt câu hỏi, mời các bạn click vào nút “Viết bài chia sẻ, đặt câu hỏi” bên dưới để đăng ký hoặc đăng nhập sau đó đăng bài, chủ đề … cần trao đổi, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên Diễn đàn trong thời gian sớm nhất. 

Trân trọng.

Cốt tủy của Thiền l...
 
Notifications
Clear all

Cốt tủy của Thiền là gì?

thientrithuc
(@thientrithucs)
Thành Viên Admin

Có rất nhiều người bàn luận, trao đổi và thực hành Thiền. Nhưng hiểu về điểm tinh yếu của Thiền thì rất ít! Mong Diễn đàn TTT và mọi người góp ý làm sáng tỏ về điều này. Cốt tủy của Thiền là gì?

Trích dẫn
Topic starter Đã đăng : 23/09/2021 11:29 sáng
Le hoai Nam
(@le-hoai-nam)
New Member

Hôm nay tôi lại mạn phép có một vài chia sẻ về Tiêu đề "Cốt tủy của Thiền là gì?" với một câu hỏi rất là sâu và rộng như vậy tôi lại xin trích đoạn 1 bài viết của Krishnamurtis trong Notebook, sách ông viết lúc gần cuối đời, năm 1961. Xin TTT và các bạn cho thêm ý kiến tham khảo.

TRÍCH VĂN

Trang 51:

Thiền định là sự vắng mặt của tất cả những gì gọi là ý thức, không phải để tiếp nhận, nhưng để làm vắng mặt, để quét sạch, để trống không tất cả những gì gọi là nỗ lực. Ở đó sẽ là chỗ cho sự vắng lặng, không phải là chỗ được tạo nên bởi tư tưởng và các sinh hoạt trí thức, mà là chỗ (cảnh giới) đó đến qua sự phủ định và phá hoại, khi không còn chút gì của tư tưởng (niệm) và các dự phóng của nó. Chỉ ở Tánh Không mới có Sáng Tạo.

Trang 81:

Thiền định không với một công thức nào hết, không với một động cơ và lý luận nào hết, không một nơi để đến và mục đích nào hết, là một hiện tượng khó tin. Loại Thiền định này không chỉ là một bùng nổ vĩ đại làm trong sạch tất cả nhưng cũng còn là sự chết (1). Ở đây không còn cái gì gọi là ngày mai nữa (Thời gian chấm dứt).

Trang 82:

Không có cái ngày mai trong Thiền định, (vì) không có lý luận gì được với cái chết. Cái chết của hôm qua và ngày mai không để lại chút khoảnh khắc gì trong hiện tại, và thời gian luôn là khoảnh khắc, nhưng sự hủy diệt (thời gian) này là cái hoàn toàn mới. Thiền định là như vậy, không phải là những con toán ngốc nghếch của bộ óc đi tìm sự an toàn. Thiền định là sự hủy diệt cái an toàn, và có cái đẹp tuyệt diệu trong Thiền định, không phải là cái đẹp của những gì được tạo dựng nên bởi con người hay Thiên nhiên, nhưng là cái đẹp của cái vắng lặng. Cái vắng lặng này là cái KHÔNG, trong đó và từ đó tất cả (vạn pháp) lưu xuất và hiện hữu (2).

Trang 142:

Thiền định là cửa ngõ đi vào cái không vô tận (3). (Meditation was an opening into immeasurable emptiness).

Trang 143:

Thiền định sinh khởi ra cái Đó (4), nó thuộc về sự trong sạch (thanh tịnh) bùng vỡ. Sự thanh tịnh của nó không để lại chút manh mún nào hết, nó ở đó, nó là tất cả và không có gì là từng hiện hữu. Khi không có gì hết thì là nó. Nó (Thiền định) là sự thanh tịnh của tất cả các yếu tính. Sự bình an này là cảnh giới vô tận, vô biên giới, của Tánh Không bất khả tư nghị.

Nguồn:

KRISHNAMURTI VÀ THIỀN ĐỊNH

thientrithuc.vn

Trả lờiTrích dẫn
Đã đăng : 27/09/2021 4:46 chiều
Chia sẻ: