DIỄN ĐÀN THIỆN TRI THỨC

  Diễn đàn Thiện Tri Thức này được thực hiện thay cho mục Hỏi Đáp nhằm mục đích tạo cho các bạn đọc giả gần xa có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề nan giải trong đời sống cũng như trong các thực hành tu học. Cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý và hầu giúp nhau điều chỉnh để có một nhận thức đúng. Với tiêu chí đó, xin mời các bạn đặt những câu hỏi, và thảo luận thiết thực về những khó khăn mà mình gặp phải trong đời sống cũng như trong thực hành tu học của mình. Nên tránh những câu hỏi có tính thách đố, rắc rối, xa vời không thiết thực vì điều đó có thể làm phiền tới tất cả những đọc giả khác. 

    Để tham gia đặt câu hỏi, mời các bạn click vào nút “Viết bài chia sẻ, đặt câu hỏi” bên dưới để đăng ký hoặc đăng nhập sau đó đăng bài, chủ đề … cần trao đổi, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên Diễn đàn trong thời gian sớm nhất. 

Trân trọng.

Trong bài sám hối s...
 
Notifications
Clear all

Trong bài sám hối sáu căn của vua Trần Thái Tông, có câu: “mắc mưu tình trần kẹt tâm chấp tướng,

thientrithuc
(@thientrithucs)
Thành Viên Admin

Trong bài sám hối sáu căn của vua Trần Thái Tông, có câu: “mắc mưu tình trần kẹt tâm chấp tướng, ”
xin hỏi thientrithuc kẹt tâm chấp tướng là như thế nào, nhờ thientrithuc giải thích dùm cảm ơn.

Trích dẫn
Topic starter Đã đăng : 13/09/2021 4:20 chiều
thientrithuc
(@thientrithucs)
Thành Viên Admin

Trả Lời:

Bạn thân mến, tất cả các pháp, và thật tánh của nó là Pháp tánh luôn luôn đồng hiện. Hay nói rõ hơn tất cả những tướng biểu hiện như là: thân tâm, và thế giới luôn luôn đồng hiện cùng với bản tánh của nó.
Vì vậy, trong Bát Nhã Tâm Kinh có câu: “Không chẳng khác sắc, sắc chẳng khác Không. Không tức là sắc, sắc tức là Không”
Câu kinh trên cho chúng ta thấy hiện tướng của mỗi sự vật bao giờ cũng xuất hiện cùng với bản tánh của nó. “Sắc tức thị Không”; và tánh Không không phải là không ngơ mà tánh Không luôn biểu hiện bằng các hình tướng “Không tức thị sắc”.
Một cặp Tánh và tướng chưa bao giờ tách lìa. Chúng hiện hữu quanh ta chưa từng thiếu vắng.

Sao gọi là kẹt tâm chấp tướng?
Như trên đã phân tích chúng ta chỉ trên các hình tướng và hiện tượng mà quên đi bản tánh của nó. Chỉ biết các hiện tướng mà quên đi các hiện tướng đó là biểu hiện của tánh Không.
Cho nên trong Kinh Kim Cang có câu: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”. (Phàm cái gì hễ có tướng đều là hư vọng (không thật có), nếu thấy các tướng không phải tướng (thấy được thật tánh của các tướng) tức là thấy Như Lai.
Chúng ta không bàn về sự chấp tướng của những người không phải là Phật tử, tức những người không tu hành, bởi vì những người này đang có một cái nhìn tất cả cuộc sống từ thân tâm cho đến thế giới đều là thật, họ sống chết là sống và chết trên tướng. Với họ không nói chấp tướng bởi vì họ sống trọn vẹn trong tướng rồi còn chấp cái gì nữa.
Với chúng ta những Phật tử, chúng ta nếu chưa nhận ra bản tánh thì chúng ta tu không khéo cũng chấp tướng. Đơn cử như chúng ta thấy mình làm thiện là tốt hơn ác cho nên lấy việc làm thiện nhiều cho là sở đắc của mình.
Ăn chay thì tính lâu mau để thấy mình hơn người khác.
Tụng kinh, niệm Phật, Trì chú, ngồi thiền thì lấy thời khóa tụng nhiều, niệm nhiều, ngồi nhiều, trì nhiều cho là hơn huynh đệ.
Chúng ta chấp vào những tướng tu bên ngoài đó mà làm sở đắc cho nên chúng ta bị kẹt trong đó nên gọi là kẹt tâm chấp tướng.
Sâu xa hơn nữa chúng ta tu thiền sẽ chấp vào pháp môn của mình mà xem thường pháp môn khác và ngược lại tu tịnh độ thì không ưa tu thiền hoặc tu Mật… Thái độ của một Phật tử mà còn cái nhìn dựa trên tông phái cũng là chấp tướng. Bởi vì chúng ta không nhận ra pháp môn, tông phái chỉ là phương tiện để chúng ta thể nhận ra bản tánh. Mà bản tánh thì chung cho tất cả các tông phái Phật giáo, bản tánh là chung có tất cả hình tướng, tất cả hiện tượng “Không chẳng khác sắc”.
Tại sao gọi là kẹt tâm, bởi vì tâm chấp tướng chỉ hạn cuộc trong một tướng trạng một biểu hiện nào đó của tánh Không chứ không thấy tánh Không là nền tảng cùng khắp dung nhiếp và biến hiện ra tất cả hiện tượng.

Qua phân tích trên cảnh tỉnh chúng ta hai sự thật quan trọng.
Thứ nhất, chúng ta nếu chưa thấu được bản tánh của tâm hay tánh Không, thì chúng ta còn “kẹt tâm chấp tướng”. Vì vậy đây là lời dạy của vua Trần Thái Tông cảnh tỉnh chúng ta về những vướng mắc của mình trong đời tu. Chúng ta tự xét mình để bớt đi sự dính mắc vào các tướng trạng trong khi tu.
Thứ hai, Tánh chưa bao giờ rời tướng, tướng ở đâu thì tánh ở đó. Sự thật này an ủi chúng ta rất nhiều. Hóa ra, giải thoát hay thật tánh của tâm, thật tánh của các tướng không ở đâu xa xôi mà chính nó ở ngay nơi tâm, nơi những hiện tướng mà chúng ta đang sống. Tin điều này chúng ta phải tham thiền, trì chú, niệm Phật … để nhận ra bản tánh thì mới thoát được “tâm chấp tướng”. Đây là việc của bản thân chúng ta, mỗi người nên tự tìm lời giải thích cho mình trong chính cái thấy của mình qua tu hành.

 
Trả lờiTrích dẫn
Topic starter Đã đăng : 13/09/2021 4:22 chiều
Chia sẻ: