DIỄN ĐÀN THIỆN TRI THỨC

  Diễn đàn Thiện Tri Thức này được thực hiện thay cho mục Hỏi Đáp nhằm mục đích tạo cho các bạn đọc giả gần xa có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề nan giải trong đời sống cũng như trong các thực hành tu học. Cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý và hầu giúp nhau điều chỉnh để có một nhận thức đúng. Với tiêu chí đó, xin mời các bạn đặt những câu hỏi, và thảo luận thiết thực về những khó khăn mà mình gặp phải trong đời sống cũng như trong thực hành tu học của mình. Nên tránh những câu hỏi có tính thách đố, rắc rối, xa vời không thiết thực vì điều đó có thể làm phiền tới tất cả những đọc giả khác. 

    Để tham gia đặt câu hỏi, mời các bạn click vào nút “Viết bài chia sẻ, đặt câu hỏi” bên dưới để đăng ký hoặc đăng nhập sau đó đăng bài, chủ đề … cần trao đổi, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên Diễn đàn trong thời gian sớm nhất. 

Trân trọng.

Kinh sách giảng luậ...
 
Notifications
Clear all

Kinh sách giảng luận…có quá nhiều

thientrithuc
(@thientrithucs)
Thành Viên Admin

Kinh sách giảng luận…có quá nhiều. Xin thiện tri thức hãy nói 1 câu để từ đó mọi người có thể thấy Tánh?

Trích dẫn
Topic starter Đã đăng : 14/09/2021 1:01 chiều
thientrithuc
(@thientrithucs)
Thành Viên Admin

Trả lời:

Bạn thân mến, bạn có một yêu cầu khá ngặt ngèo.
Xưa chỉ có đức Phật là làm được điều bạn nói, là khai thị cho một người và họ ngộ liền, hay sau các thời giảng của ngài nhiều người chứng ngộ.
Các thiền sư như chúng ta biết chỉ là người tháo đinh nhổ chốt cho đệ tử, chớ chưa ai dám nói: nói một câu từ đó mọi người có thế thấy tánh cả. Các vị có kinh nghiệm với cái thấy họ có khả năng tháo đinh nhổ chốt cho mình, nhưng mình phải tiếp cận họ sống bên họ trong một thời gian dài để họ thấy chỗ thiếu sót của mình, hoặc mình đem những vướng mắc của mình trình bày thật lòng với họ, tức là mình phải phơi bày ít ra là chỗ kẹt của mình thì người kia mới hợp tác mà tháo gỡ được, chớ còn yêu cầu chung chung như bạn thì mơ hồ lắm.
Nguyên do là mọi người có mỗi che chướng khác nhau, tới tám mươi bốn ngàn che chướng, cho nên có tới tám mươi bốn ngàn pháp môn là vậy.
Và trong tu hành kiến tánh là bước ngoặc của một quá trình công phu tịnh hóa mọi che chướng của mình có người mau có người chậm, còn nghe mà ngộ liền chỉ có người đời trước đã ngộ rồi họ tái sanh lại mà thôi, nhưng mà cũng phải qua quá trình, có thời điểm, nhanh chậm là căn cơ nhiều đời riêng biệt của mỗi người.
Theo kinh điển kiến tánh là vào địa trong mười địa Bồ tát, trước đó phải trải qua: thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồ,i hướng tứ gia hạnh… xem ra tự tịnh hóa tâm thức của mình là quan trọng, làm cho mình hết che chướng thì vị thầy hay vị thiện tri thức mới có thể chỉ cho mình bản tánh là như thế nào, hoặc khi đó mình chỉ nhìn trời nhìn mây nhìn một chiếc lá, nghe một âm thanh là mình nhận ra ngay.
Vấn đề là sự che chướng của tâm thức, cho nên chúng ta nếu tha thiết kiến tánh thì chúng ta phải nỗ lực tinh hóa tâm thức mình.
Thiền sư Đạo Nguyên, tổ của tông Tào Động Nhật Bản có câu: “Học đạo là học chính mình, học chính mình là quên chính mình, quên chính mình là thể nhập đại đạo” chúng ta phải học chính mình để quên chính mình, khi quên chính mình thì chúng ta thấy đâu, nghe đâu chẳng phải là đạo?
Thiền sư Hương Nghiêm Trí Nhàn, là người học rộng hiểu nhiều, ai hỏi một ông đáp mười, ai hỏi mười ông đáp trăm. Khi gặp ngài Ngưỡng Sơn hỏi: trước khi cha mẹ chưa sanh ông thử nói xem? Ông không thể trả lời được, về nhà ông lục lạo sách vở nhưng cũng không có lời đáp, ông đốt sách vở than rằng: đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm tăng thường làm việc cơm cháo.
Ông đến một nơi tu hành bình thường cho đến một hôm đang cuốc cỏ, ông lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, ông chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Câu chuyện trên cho chúng ta thấy hiểu kinh điển cở nào cũng không thể ngộ được, mà phải tu cho tâm thức mình tương ưng với tâm giác ngộ, tương ưng thì mình sẽ ngộ, vậy thôi.
Không thể nói một câu để mọi người có thể thấy tánh nhưng chúng ta luôn luôn có cơ hội, là chúng ta thấy có duyên với một câu nào đó trong Phật pháp chúng ta tham cứu về nó, đồng thời chúng ta phải tu hành một pháp môn nào đó hợp với thiện căn của mình, và luôn đeo mang câu mà mình thắc mắc đó, nó như một vấn nạn của đời mình. Cho đến lúc nào đó chúng ta sẽ nhận ra thực nghĩa của câu mà mình thắc mắc nơi chính kinh nghiệm tu hành thường ngày của mình, là chúng ta thành công.
Trong Pháp Bảo Đàn Kinh Lục Tổ dạy rất nhiều bài kệ, và ông nói: y theo đây mà tu hành thì sẽ kiến tánh. Bạn hãy tham khảo một bài kệ nào đó mà bạn thấy hợp với mình rồi y theo đó mà tu hành.
Niềm tin trong tu hành Phật giáo là rất quan trọng. Nếu như mình không tin một vị thầy, một lời Phật dạy là mình đã lỡ mất một đoạn đường dài, chỉ cần tin là mình đi một phần đoạn đường, đoạn còn lại là mình thực hành tu hành để niềm tin đó trở thành kinh nghiệm và sau đó nó là đời sống thật của mình, có như vậy mới đi qua cuộc đời sanh tử này. Chào bạn.

Chân thành cảm ơn bạn, bạn vẫn khỏe phải không? Mỗi tháng đều lên thầy phải không? Thật ra chỉ có một câu thôi có thể giúp người kiến tánh được. Đạo không phải tham khảo, chẳng phải tu, không cần nhận xét, biện luận, không phải theo một vị thầy nào. Đạo ( sự thật, kiến tánh, nhận lại viên ngọc trong chéo áo…) mà được. Đạo vốn có từ lâu, thường hằng, tại đây, bây giờ. Đạo không do tu hành, tích luỹ kiến thức, tụng kinh, kiết ấn, theo tông phái này khác mà được. Những sự việc trên như người đeo thêm kính, thêm kính thì sự vật càng sai lệch càng xa sự thật. Vâng, chỉ có một câu thôi, chúng ta sẽ bỏ toàn bộ những thúc phược, bỏ toàn bộ những chiếc kính từ lâu đã đeo lên mắt chúng ta để chúng ta trực tiếp thấy và sống với sự thật..Không biết bạn Hải có tin không???

Mình tin, tất cả những câu kinh có rất nhiều câu chỉ cần tham cứu người tu có thể kiến tánh, nhưng người chưa nhận ra thực nghĩa của nó tuy lời của Phật của Tổ thì rất rõ ràng, nhưng ai chưa thật sự tương ưng thì một câu đó cũng không khai thị họ được.Cuối cùng vẫn là việc trong nhà trong cửa của mình thôi.chào bạn, giữ gìn sức khỏe.

Trả lờiTrích dẫn
Topic starter Đã đăng : 14/09/2021 1:02 chiều
Chia sẻ: