DIỄN ĐÀN THIỆN TRI THỨC
Diễn đàn Thiện Tri Thức này được thực hiện thay cho mục Hỏi Đáp nhằm mục đích tạo cho các bạn đọc giả gần xa có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề nan giải trong đời sống cũng như trong các thực hành tu học. Cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý và hầu giúp nhau điều chỉnh để có một nhận thức đúng. Với tiêu chí đó, xin mời các bạn đặt những câu hỏi, và thảo luận thiết thực về những khó khăn mà mình gặp phải trong đời sống cũng như trong thực hành tu học của mình. Nên tránh những câu hỏi có tính thách đố, rắc rối, xa vời không thiết thực vì điều đó có thể làm phiền tới tất cả những đọc giả khác.
Để tham gia đặt câu hỏi, mời các bạn click vào nút “Viết bài chia sẻ, đặt câu hỏi” bên dưới để đăng ký hoặc đăng nhập sau đó đăng bài, chủ đề … cần trao đổi, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên Diễn đàn trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng.
Tôi vẫn thường nghe các bậc Tôn túc dạy về ngồi Thiền, trong Kinh sách cũng chỉ dạy về ngồi Thiền cho đúng tư thế để dễ Định tâm hơn. Tôi lại thấy khó hiểu hơn khi đọc Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác
Tôi vẫn thường nghe các bậc Tôn túc dạy về ngồi Thiền, trong Kinh sách cũng chỉ dạy về ngồi Thiền cho đúng tư thế để dễ Định tâm hơn. Tôi lại thấy khó hiểu hơn khi đọc Chứng Đạo Ca của Thiền sư Huyền Giác ” Hành diệc Thiền, Tọa diệc Thiền, Ngữ mặc động tĩnh, thể an nhiên” Có nghĩa là ” Đi cũng Thiền, Ngồi cũng Thiền, Nói, Nín động tĩnh, Thể an nhiên” Là sao? Tôi không rõ, nhờ Thientrithuc hướng dẫn dùm chỗ còn mơ hồ của tôi, cảm ơn nhiều.
Trả lời:
Bạn thân mến, tham thiền có nhiều cách giải thích về nó nhưng cách có tính thuyết phục và gần gũi với chúng ta nhất là tham thiền để đi đến tâm như nó là. Hay tiếp cận với thực tại diễn ra nơi tâm và nơi thế giới chúng ta đang sinh sống, nói chung tham thiền để chúng ta sống thật hơn với cuộc sống này, thay vì không qua tham thiền hoặc tu hành các pháp môn khác, chúng ta chỉ sống bằng sự mê lầm chấp trước của mình mà thôi.
Đầu tiên, vì tâm chúng ta lăng xăng, tâm động cho nên các vị dạy ngồi thiền để định tâm. Trong bốn tư thế đi đứng nằm ngồi. Tư thế ngồi được coi là dễ định tâm, tư thế này có hiệu quả cao trong việc quán sát hoặc dừng dứt tâm nhất so với các tư thế khác.
Trên phương diện tâm và khí thì tâm cỡi trên khí. Khi ngồi đúng tư thế, nhất là cột sống thẳng hai chân khoanh phía dưới, hai tay để trên bàn chân, lòng bàn tay này trên lòng bàn tay kia hai đầu ngón tay cái chạm nhau, cổ hơi cuối xuống, mắt khép hờ nhìn phía trước cách một mét hay nhìn thẳng, lưỡi để trên vòm họng… theo thế kiết già hay bán già. Tất cả những tư thế của thân sẽ làm cho năng lực khí của địa đại, thủy đai, hỏa đại, phong đại, tập trung vào hai đường kinh mạch trung ương dọc theo sống lưng đi thẳng lên đỉnh đầu, khi khí tập trung thành hai dòng như thế thì tâm thức cởi trên khí sẽ dễ dàng an định. Bởi vậy khi chứng nghiệm tâm an định thoát khỏi che chướng của tâm thức hành giả rơi vào lạc, sáng tỏ, vô niệm; kinh nghiệm này thường xảy ra trong lúc đang ngồi thiền. Đây là trạng thái định tâm đúng vì vô niệm và sáng tỏ đồng hiện. Ngoài định tâm này tất cả các trạng thái định khác đều là cái bẫy trong tham thiền bởi hành giả rơi vào một trạng thái định nào cũng cảm thấy mình ưa thích đắm trước và thói quen ngồi là định, ngồi là định trong khi mình không đủ sức định mạnh để thoát ra khỏi tư thế ngồi (tức là định cùng khắp: đi, đứng, nằm, ngồi gì cũng không ngoài định) thì sẽ không tiến được trên con đường tu hành của mình.
Ngay cả lạc, sáng tỏ và vô niệm; nếu trụ vào một trong ba yếu tố như: trụ vào lạc sẽ sinh lên cõi trời dục giới, trụ vào sáng tỏ sẽ sinh lên cõi trời sắc giới, và trụ vào vô niệm sẽ sinh lên cõi trời vô sắc. Thế cho nên chúng ta có thể nhìn nhận: định tâm đúng là tạm thời bạn biết mình thoát khỏi sự che chướng của tâm thức như thế nào và từ vô niệm hay định tâm này hành giả có cả sáng tỏ, chính nó là nhân tố để cho tâm vô niệm lưu xuất. Còn hành giả chỉ an trú trong định thì không có hiệu quả, nó là cái bẫy, bởi chúng ta đắm nhiễm một trong ba yếu tố của định, chúng ta lại rơi vào sinh tử trong ba cõi.
Kế đến, “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín động tịnh thể an nhiên” được nói trong Chứng Đạo Ca, là bài ca của người đã chứng đạo. Chữ Thể ở đây là nói đến thể vô niệm mà chúng ta đã nói ở trên của Lạc, sáng tỏ, vô niệm. Tức là hành giả khi đã có định tâm đúng rồi từ định tâm này, tự ý khởi tâm hay quan sát tâm lúc an định, tâm sẽ khởi tưởng trở lại, khi khởi tưởng trở lại mà người tu cũng nhận ra khởi tưởng không mất định tâm, hay khởi tưởng không ngoài định tâm; khi đó hành giả đã có kinh nghiệm về “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói nín động tịnh thể an nhiên”
Tóm lại, đây là những bước kinh nghiệm cốt lõi hành giả tham thiền cần phải trực tiếp nhận diện ra nó trong quá trình tu hành của mình, và cũng chỉ là một cách tiếp cận tánh giác trong rất nhiều cách chứ không hẳn là một lối duy nhất. Tuy nhiên kinh nghiệm về Thể của tánh giác (vô niệm và sáng tỏ đồng hiện), và Thể và dụng của tánh giác không hai (tâm cảnh bất nhị, không tức thị sắc, sắc tức thị không) thì người tu hành nào cũng phải trực tiếp nhận ra nó, sống được với nó mới thật sự biết được tâm như nó là hay thực tại như thế nào.
Bấy giờ, chúng ta mới thật sự đứng trong toàn cảnh của giải thoát, trong nhà thiền gọi là người đã có một con mắt hay cũng có thể gọi tất cả đều là mắt; chúng ta sẽ đi từ khám phá này cho đến khám phá khác bằng con mắt này. Mong sự giải thích trên gây cảm hứng cho bạn ráo riết khám phá. Chào bạn.
Bài viết mới nhất: Cốt tủy của Thiền là gì? Thành viên mới nhất: chiiem Ha Hai Bài viết mới Bài chưa đọc Thẻ
Biểu tượng diễn đàn: Diễn đàn không chứa bài viết chưa đọc Diễn đàn có bài chưa đọc
Biểu tượng bài viết: Not Replied Đã trả lời Hoạt động Hot Dính Unapproved Đã giải quyết Riêng tư Đóng