SHARE:
𝐕𝐢̀ 𝐬𝐚𝐨 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐭𝐚 𝐧𝐞̂𝐧 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐢ệ𝐧 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐮 𝐥ễ 𝐥𝐚̣𝐲 𝐧𝐚̀𝐲 𝐯𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐢́𝐜𝐡 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐮 𝐥ễ 𝐥𝐚̣𝐲 𝐧𝐚̀𝐲 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?
Đức Jonang Kyabje Khentrul Rinpoche
1/ 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐓𝐡𝐮̛́𝐜 :
Đầu tiên chúng ta hãy chắp hay bàn tay lại có hình giống như viên ngọc quý hay nó giống như búp sen chưa nở. Hai đầu ngón tay cái hướng vào phía bên trong, lòng bàn tay không khép sát lại, có một khoảng trống giữa hai lòng bàn tay. Thường người Việt Nam khi chắp tay hay để thẳng tất cả các ngón tay và bàn tay áp lại với nhau. Nhưng mà ở đây thì khi chúng ta chắp hay tay lại sẽ hơi cong trong lòng bàn tay và hơi cong các ngón tay chụm lại một chút. Để làm sao cho giữa hai bàn tay của mình, cái khoảng cách giữa hai lòng bàn tay và các ngón tay, nó sẽ có một khoảng trống, nó co lại giống y như là một búp sen. Hai ngón cái của chúng ta sẽ hướng đầu ngón tay vào phía bên trong. Và đây là cái cách mà chúng ta chắp tay trong khi chúng ta lễ lạy giống như là một búp sen.
Sau đó chúng ta đặt tay búp sen trên đỉnh đầu của mình. Khi chúng ta đặt lên trên đỉnh đầu của mình thì hãy nghĩ rằng tất cả mọi nghiệp chướng, tất cả mọi kiếp trược, tất cả mọi kiếp sử .v.v. đều được thanh tẩy, đều được tịnh hóa. Tất cả các nghiệp chướng ở nơi thân của chúng ta sẽ được tiêu trừ.
– Bước thứ hai là đưa hay tay búp sen từ trên đầu xuống đặt ngang với yết hầu, ngang với cổ họng. Chúng ta có thể chạm hoặc không chạm cổ họng của mình đều được chỉ cần là đặt ngang tầm cái cổ họng của mình và hãy quán tưởng là đã chạm. Khi mà mình quán tưởng như vậy thì mình phải nghĩ là tất cả những nghiệp chướng, tất cả những kiếp sử ở nơi khẩu của mình, khẩu nghiệp đều được thanh tẩy, đều được tịnh hóa.
– Bước 3, chúng ta tiếp tục đưa tay búp sen từ cổ họng xuống ngang với lồng ngực của mình. Ta hãy nghĩ tưởng rằng tất cả những nghiệp chướng ở nơi tâm của chúng ta đều được tịnh hóa, đều được thanh tẩy. Khi chúng ta tụng đọc câu kệ Quy y trước sáu đối tượng ( Chư đạo sư dòng truyền thừa, Chư Bổn Tôn, Chư Phật , Pháp bảo, Tăng Bảo, Chư Hộ Pháp giác ngộ) chúng ta bắt đầu quỳ xuống. Khi mà chúng ta quỳ xuống và chúng ta thực hiện lễ lạy thì phải là năm vóc sát đất.
𝟐/ 𝐓𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 𝐠𝐨̣𝐢 𝐥𝐚̀ 𝐧𝐚̆𝐦 𝐯𝐨́𝐜 𝐬𝐚́𝐭 đ𝐚̂́𝐭? 𝐕𝐚̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐥𝐨̛̣𝐢 𝐢́𝐜𝐡 𝐤𝐡𝐢 𝐥𝐞̂̃ 𝐥𝐚̣𝐲.
Năm vóc sát đất gồm có thứ nhất là trán của chúng ta, thứ hai là hai tay của chúng ta, thứ ba đó chính là hai cái đầu gối của chúng ta, cộng lại là năm: Trán, hai tay, hai gối – trán, hai lòng bàn tay và hai gối. Thì khi mà chúng ta quỳ xuống và chúng ta thực hiện lễ lạy như vậy thì chúng ta gọi là năm vóc sát đất. Thì khi mà năm phần này chạm vào trên mặt đất thì lúc bấy giờ chúng ta ý thức được là nhờ việc lễ lạy này bằng năm vóc sát đất mà năm độc của chúng ta gồm có tham, sân, si, mạn, đố sẽ được thanh tẩy và lúc bấy giờ chúng ta sẽ nhận được ân phước gia trì cho thân của mình. Nhưng mà ở đây nhắc lại là khi mà chúng ta thực hiện lễ lạy mà đúng pháp thì phải là năm vóc sát đất, có nghĩa là trán, hai tay và hai gối, Tại sao là như vậy? Bởi vì khi chúng ta gieo năm vóc sát đất như vậy để mà chúng ta thực hiện lễ lạy thì lúc bấy giờ năm độc tham, sân, si, mạn và đố sẽ được thanh tẩy. Và khi chúng ta đã lễ lạy, và chúng ta đã ý thức được là năm độc của chúng ta đã được tịnh hóa rồi, thì chúng ta sẽ nhận được được gì? Khi chúng ta lễ lạy Chư Phật, khi chúng ta lễ lạy Bổn Tôn Thời Luân Kalachakra, thì đồng thời với việc tịnh hóa năm độc đó, chúng ta sẽ nhận được ân phước gia trì ở nơi thân, khẩu và ý. Và đồng thời dòng tâm giác ngộ của Chư Phật của Bổn Tôn sẽ được rót vào trong chúng ta và sẽ được an định nơi chúng ta. Như vậy thì chúng ta thấy rằng là khi chúng ta lễ lạy, thì một mặt chúng ta sẽ được tiêu trừ năm độc, và mặt khác thì chúng ta sẽ nhận được ân phước gia trì cho thân, khẩu, ý và giác tâm của mình. Khi mà chúng ta thực hiện lễ lạy đúng pháp thì lợi ích là không thể nào nghĩ bàn được. Và lợi ích to lớn đó chúng ta có thể biết được qua những cái lời chỉ dạy của Đức Phật trước đây .
Trong thời của Đức Phật có một vị Tì kheo liên tục lễ lạy trước bảo tháp tôn thờ xá lợi của Phật tức là tôn thờ tóc của Phật, râu tóc của Phật. Vị Tì kheo này liên tục lễ lạy về phía bảo tháp đó thì tôn giả A Nan mới biết được chuyện này, thì tôn giả mới hỏi Đức Thế Tôn rằng là cái lợi ích của một cái lễ lạy như vậy đó nó là như thế nào. Thì Đức Thế Tôn mới nói rằng là khi một người thực hiện lễ lạy với thân khẩu ý nhất mực tôn kính thì công đức ấy sánh như vi trần, không thể nào có thể suy lường, không thể nào có thể đong đếm được.
Lễ lạy chư Phật lợi ích to lớn như thế thì từ điều đó chúng ta biết được rằng là khi mà chúng ta đem hết cả thân khẩu ý nhất mực tôn kính và chúng ta lễ lạy thì chắc chắn rằng là một lạy đó của chúng ta thôi, cái công đức của một lạy đó thôi là không thể nào nghĩ bàn được, là bất khả tư nghì.
Nhờ chí thành lễ lạy mà người thực hiện lễ lạy đó, Đức Thế Tôn nói rằng người đó sẽ không bao giờ gặp những trở ngại to lớn. Đây chính là lợi ích của việc chúng ta lễ lạy. Cho nên Ta mong rằng các con hãy ghi nhớ những điều này để khi các con thực hiện lễ lạy thì sẽ có thể ý thức được là mình đang làm gì và cái lợi ích của việc đó là như thế nào
Lời dạy của Đức H.E Jonang Kyabje Khentrul Rinpoche trong lớp học Ngondro Kalachakra online
Post Thường An
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS