SHARE:
Rất nhiều thứ – bình thường thì chúng ta hay nói về màu da, sắc tộc, ngôn ngữ hay tôn giáo. Nhưng đó là trường hợp chúng ta sống trong một môi trường đa văn hóa, tôi thấy nếu muốn có ví dụ gần gũi hơn, ta có thể nhìn đến môi trường sống xung quanh mình như: gia đình, công sở, trường học, hàng xóm và v.v.
Với tầm nhìn như vậy, ta hãy nhìn đến các khía cạnh như tính cách, sở thích, sở trường sở đoản, yêu ghét, cách suy nghĩ, cách sống và cách ứng xử của nhau.
Đây chính là điều khiến tôi muốn biết đến việc này sớm hơn. Theo kinh nghiệm của mình, việc tôn trọng sự khác nhau của mỗi người giúp tôi:
Tôi thấy điểm thứ 2 là thú vị nhất đấy. Vì từ nhỏ, tôi đã luôn sống trong môi trường giáo dục ‘thành tích’, rằng điểm cao sẽ giỏi giang, còn điểm thấp thì hư hỏng. Không riêng tư như các nước Châu Âu và Châu Mỹ, phiếu điểm của tôi luôn được gửi về cùng với điểm của tất cả các bạn trong lớp. Và đoán xem, việc hơn thua 0.1 điểm mà đứa đứng đầu, đứa đứng thứ 20 nghe thật ‘khắc nghiệt’ phải không?
Những lần tự dày vò vì mình chẳng bằng ABC khiến tôi lao vào cố học hơn nữa. Tôi không phủ nhận rằng việc so sánh mình với người khác tạo ra 1 động lực khủng khiếp để con người tiến lên phía trước, nhưng cảm giác đến sau đấy mới là thứ khiến tôi lo lắng.
Khi hơn ai đó, tôi cảm thấy bản thân mình thường ‘ngủ quên trên chiến thắng’ và hơi xem thường đối phương. Còn khi ‘thua cuộc’, y như rằng tôi sẽ cảm thấy thất vọng tràn trề – buồn đến nỗi không diễn tả được luôn ấy. Rồi tôi dễ rơi vào trạng thái tự ti và rồi, khép kín, tự dày vò mình.
Sau này khi lên đại học, rồi sau đó đi làm, tôi mới nhận định được rằng, chúng ta không ai có thể nhìn thấy được tương lai của mình diễn ra như thế nào, và việc nói trước, bao giờ cũng không tránh được việc bước hụt chân.
Anh A khi xưa học tệ nhưng nay ra làm lại là ông chủ của bao nhiêu shop cà phê. Hay cô B vốn thông minh ưu tú, nhưng nay lại vẫn ôm bằng ‘thac sĩ thất nghiệp’. Hay em C vốn thích làm công tác xã hội, nhưng phải học khối kinh tế để chiều lòng ba mẹ. Hoặc chị D sau khi đã chôn chân trong công việc mình không thích gần 10-15 năm, nay chị mới dám thực hiện ‘cú nhảy vọt’ sang tự kinh doanh để thỏa niềm đam mê của mình.
Đây là chưa kể đến tính cách – một phạm trù vốn luôn có 2 đường song hành. Anh thích ăn cay, tôi thích ăn mặn. Em thích búp bê tôi thích siêu nhân. Chị thích màu xanh tôi thích màu hồng. Anh yêu tôi nhưng tôi yêu ẻm và hằng hà xa số những ví dụ khác.
Đây chính là những sự khác biệt trong cuộc sống mà chúng ta NÊN TÔN TRỌNG nó, thay vì đả kích (nhất là sau khi chưa tìm hiểu kỹ về ngọn nguồn của tảng băng trôi.
Theo kinh nghiệm, tôi chia nhỏ các bước thế này:
Hãy thử phương pháp 5 Why – hỏi những câu hỏi tại sao để tìm hiểu vấn đề thật kỹ trước khi phán xét ai bạn nhé.
Tôi biết con người ít ai thích sự khác biệt – nhất là khi nó đi ngược với những triết lý sống hoặc giá trị sống của nhau. Nhưng thật tốt nếu ai cũng góp ý chân thành và cố gắng tìm hiểu về động lực đằng sau sự khác biệt của người khác. Giờ đây tôi nhận thấy mình không còn đánh giá hay phán xét vội về ai đó nữa. Cho dù họ có biểu hiện của một dạng người nào đó, tôi cũng muốn hiểu sâu hơn về động lực hay những câu chuyện đứng sau hành vi của họ.
Hơn hết, tôn trọng sự khác biệt giúp tôi tự tin vào bản thân mình. Biết rằng sự thành công của người khác, không bao giờ là thước đo sự thành công của mình. Rằng mỗi người được sinh ra với một sứ mệnh nào đó và nhiệm vụ của đời ta là tìm ra và thực thi sứ mệnh ấy.
Tôi đọc ở đâu đó rằng con người chúng ta sống với nhau, cốt là hiểu và tập chấp nhận những điểm xấu và tốt của nhau.
Tác giả: Kim Anh
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS