Sự Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm

SHARE:

TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
MAYA YOGA – LONGCHENPA – Keith Dowman kết tập và bình giảng
Nhà xuất bản Vajra, 2010
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2017

1. MỤC LỤC
2. DẪN NHẬP
3. Maya và những Phương diện của nó
4. Cái Thật và cái Đúng
5. Maya Yoga như là Atiyoga
6. Tám Tương Tự
7. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
8. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai.
9. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
10. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
11. Sự Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
12. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
13. Thành Phố Của Các Càn Thát Bà: Tương Tự Thứ Bảy
14. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
15. TÌM THẤY NHÀN NHÃ VÀ THONG DONG TRONG AN VUI
16. Giấc Mộng: Tương Tự Thứ Nhất
17. Màn Huyễn Thuật: Tương Tự Thứ Hai
18. Ảo Ảnh Thị Giác: Tương Tự Thứ Ba
19. Ảo Ảnh: Tương Tự Thứ Tư
20. Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm
21. Tiếng Vang: Tương Tự Thứ Sáu
22. Thành Càn Thát Bà:,Tương Tự Thứ Bảy
23. Xuất Hiện: Tương Tự Thứ Tám
24. Những Đoạn Kết Luận
25. PHỤ LỤC I: NHỮNG TƯƠNG TỰ CỦA THỰC TẠI CHO THẾ KỶ 21
26. Chiếu bóng: Tương tự thứ Chín
27. Toàn ảnh: Tương tự thứ Mười
28. PHỤ LỤC II: VĂN HÓA HANG ĐỘNG
29. TỰA CÁC ĐẦU SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN THIỆN TRI THỨC

Sự Phản Chiếu Của Mặt Trăng Trong Nước: Tương Tự Thứ Năm

Maya thì giống như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước, hay giống như một phản chiếu trong một tấm gương. Maya không phải là một phản chiếu của một vật hiện hữu tách biệt. Trong tương tự nổi tiếng khác được atiyoga gợi ra, ảo ảnh giác quan giống như quang phổ cầu vồng do khúc xạ của một tia sáng mặt trời qua một pha lê tạo ra. Maya có thể là một khúc xạ của một tịnh quang, nhưng nó không phải là một phản chiếu của một vật có vẻ cụ thể. Ý nghĩa của sự phản chiếu của mặt trăng trong nước là bản chất huyễn thuật của nó. Nó xuất hiện nhưng không có hiện hữu chất thể. Chúng ta không thể đặt ngón tay lên nó để nắm bắt nó. Cố gắng chạm vào một hình ảnh của mặt trăng trong nước thì sự phản chiếu sẽ tan thành vô số làn sóng sáng lăn tăn. Chúng ta chỉ cần nhận biết nó như là nó.

Trong tánh giác nguyên sơ bình an mà hình ảnh thiền giả ngồi cạnh một ao nước ngắm nhìn sự phản chiếu của mặt trăng tròn đầy trong nước gợi ra, Longchenpa, trong tương tự thứ năm, đưa vào ý niệm tự phát và củng cố thêm lời dạy về không hành động. Trong ngữ cảnh Dzogchen này, từ ‘tự phát’ không diễn tả nhiều về cách thức xuất hiện của một hình ảnh trong bản tánh trong vắt của tâm mà đúng hơn nói về đặc tính của chính hình ảnh. Hình ảnh không phải ‘được sáng tạo tự phát’, hàm ý một người sáng tạo, một sự sáng tạo và hành động sáng tạo, mà đúng ra, nó là một khoảnh khắc không có thời gian của thực tại không thể diễn tả, không được tạo ra trong một tiến trình thời gian cũng không hiện hữu như một vật được kết tinh của sáng tạo. Maya của mọi hoàn cảnh là tính tự phát, thoát khỏi những giới hạn của mọi khái niệm thời gian. Không hành động, mặt khác, là trạng thái tự nhiên của tâm trong đó tính tự phát xảy ra, bao gồm sự đầu hàng của mọi hướng đích và tìm kiếm chiến lược. Bất cứ nơi nào chúng ta được khuyến khích chỉ để cho nó là và thư giãn trong bản tánh của tâm, trong không gian nhất thể, trong trạng thái tự nhiên của cái đang là, đó là không hành động. Tuy nhiên, không hành động không phải là bất động, tĩnh chỉ; nó không kèm theo một sự mất mát hay giảm sút sự nở hoa hay cách thế hiện hữu riêng biệt nào.

SHARE:

Để lại một bình luận