SHARE:
MẬT THỪA TÂY TẠNG – Dịch và biên tập bởi Jeffrey Hopkins
Việt dịch: An Phong, Thiện Tri Thức
Sự khác biệt giữa Thừa Hoàn Thiện và Mật thừa phải cần đến một trong hai ý nghĩa của chữ ‘thừa’ : những phương cách nhờ đó người ta tiến bộ hay quả mà người ta hướng đến. Không có sự khác biệt trong quả là Phật tánh ; từ đó, sự khác biệt còn lại trong ý nghĩa của ‘thừa’ như là những phương cách nhờ đó người ta đi đến quả.
Đại thừa thì cao hơn Tiểu thừa do phương tiện, nguyện vọng vị tha đạt đến giác ngộ tối thượng cho lợi lạc của tất cả chúng sanh, và sự phân biệt của Đại thừa thành Thừa Hoàn Thiện và Mật thừa cũng nằm trong phương tiện. Tổng quát, những con đường gồm trong yếu tố phương tiện là những phương cách để thành tựu Sắc Thân của một vị Phật trong khi những con đường gồm trong yếu tố trí huệ là những phương cách để thành tựu Pháp thân của một vị Phật. Để thành tựu Pháp Thân người ta cần trau dồi một con đường tương tự với Pháp thân, và cả hai thừa Kinh và Mật đều có một con đường trí huệ trong đó người ta trau dồi cái tương tự với Pháp thân của một vị Phật : sự thấu biết tánh Không trong thiền định như hư không.
Để thành tựu một Sắc Thân, người ta cần trau dồi một con đường tương tự với Sắc Thân của một vị Phật. Chỉ có Mật thừa mới có những phương pháp đặc biệt để thành tựu công đức này bằng cách trau dồi những con đường tương tự với Sắc Thân của một vị Phật. Sự hiện diện của thiền định nó dùng một cái tương tự với một Sắc Thân là sự vĩ đại của phương tiện Mật thừa ; cái như thế không được nêu ra trong Kinh.
Để loại bỏ những nhiễm ô của tâm thức, cần thiết thiền định về tánh Không, nhưng đây không phải là một phương tiện đầy đủ để thành tựu Phật tánh bởi vì thiền định về tánh Không chỉ loại bỏ ý niệm hiện hữu nội tại tự thân và mọi phiền não đặt nền móng trên nó ; những thực hành khác phải cần đến để thành tựu sự hoàn thiện về thân thể của một vị Phật. Phương tiện đầy đủ có khả năng cung cấp Phật tánh một cách nhanh chóng là sự trau dồi một con đường của yoga bổn tôn trong đó sự kiêu hãnh là bổn tôn của trạng thái quả được thiết lập.
Sự chứng đắc được tìm kiếm là trạng thái của một vị Phật cùng với những tướng chánh và phụ. Để thành tựu trạng thái này người ta phải tu hành con đường một thân thể hóa thần tương tự với thân thể của một vị Phật. Bởi thế, trau dồi một thân thể thiêng liêng không chỉ để cho sự hoàn thành những công hạnh chung mà còn cốt yếu cho sự hoàn thành công hạnh riêng là Sắc Thân của một vị Phật.
Theo Thừa Hoàn Thiện, để cho trí huệ thấu biết tánh Không được dùng như một đối trị của những che chướng toàn giác, nó phải được kết hợp với sự phát tâm vị tha và thực hành các hoàn thiện. Những phương tiện rộng lớn như bố thí, trì giới, nhẫn nhục giúp cho vô số chúng sanh, và dấu ấn của chúng ở Phật tánh là sự thành tựu những Sắc Thân thực hiện vô số hoạt động vị tha.
Trí huệ thâm nhập sự sâu xa của tánh Như của các hiện tượng là phương cách để hiện thực hóa tâm trí huệ vô niệm của một vị Phật. Như thế, dấu ấn đặc biệt của sự tích tập trí huệ là sự đạt được Pháp Thân Trí Huệ cùng với sự loại bỏ tất cả ô nhiễm.
Cả Pháp thân và Sắc thân đều không đạt được một cách riêng lẽ bởi vì chúng đều dựa và sự thành tựu của những tích tập phương tiện và trí huệ làm nguyên nhân. Hai sự tích tập này hoạt động như là nguyên nhân cộng tác và nguyên nhân đặc biệt của Pháp thân và Sắc thân. Ví dụ, một nhãn thức được phát sanh dựa vào ba nguyên nhân, một đối tượng, con mắt làm giác quan, và một khoảnh khắc trước của tâm thức ; khả năng một nhãn thức để nắm bắt màu sắc và hình dáng hơn là âm thanh là dấu ấn của giác quan mắt ; cái thực thể có tính chất tâm thức của nó là dấu ấn của một khoảnh khắc trước của tâm thức ; và hiện thể của nó được phát sanh trong một hình ảnh của một vật riêng biệt là dấu ấn của đối tượng. Cũng như mỗi nguyên nhân trong ba cái đều có dấu ấn riêng của nó vào sự phát sanh của nhãn thức, dấu ấn của trí huệ là Pháp thân và dấu ấn của phương tiện là Sắc thân.
Bởi vì Thừa Hoàn Thiện nêu lên một phương tiện để thành tựu Thân Trí Huệ vô niệm của một vị Phật và những Sắc thân thực hiện vô số giáo hóa, nó được nói là có phương tiện không gì hơn. Tuy nhiên, trong con đường của Thừa Hoàn Thiện, những nguyên nhân của giác ngộ tối thượng được giải thích như chỉ là sáu hoàn thiện. Những cái ấy là chưa đủ bởi vì qua việc trau dồi các nguyên nhân như bố thí, trì giới, nhẫn nhục… – chúng thì khác phương diện với những Sắc thân, là quả – người ta không thể hiện thực hóa sự giác ngộ của một vị Phật. Người ta cố gắng hiện thực hóa một kết quả mà nó khác phương diện với những nguyên nhân. Kết quả của Phật tánh, nó có bản chất chiều sâu – Pháp thân – và chiều rộng – Sắc thân trang nghiêm bằng các tướng chánh và phụ – trong một thực thể không thể chia biệt, được thành tựu từ những nguyên nhân có cùng bản chất tương tự. Cũng như người ta tham thiền về ý nghĩa của vô ngã nó tương tự trong phương diện với Pháp thân, thế thì người ta phải trau dồi những con đường của chiều rộng chúng tương tự trong phương diện với một Sắc thân.
Trong Mật thừa, cái rộng lớn ám chỉ hình tướng của một thân thể hóa thần thiêng liêng. Có một sự rộng lớn về mặt con đường – sự trau dồi hình tướng sống động của thân thể hóa thần cộng với sự kiêu hãnh của hóa thần – và một sự rộng lớn về mặt quả – một sự rộng lớn tối hậu nó thành tựu lợi lạc cho những người khác. Yoga hóa thần bổn tôn là ‘rộng lớn’ vì những bổn tôn như Vairochana, những bổn tôn ấy có những phẩm tính là tánh Không và bao gồm yếu tố hình tướng, thì vô tận, tương tục, vô biên và thanh tịnh. Dù cả hai hiện tượng thanh tịnh và không thanh tịnh đều có phẩm tính là tánh Không, thì vẫn phải nói rằng có một sự khác biệt vì những hiện tượng mang tính chất tánh Không đó.
Trong Mật thừa, sự kết hợp của phương tiện với trí huệ và ngược lại không có nghĩa là phương tiện và trí huệ là những thực thể cá biệt phù hợp với nhau mà là chúng đầy đủ trong một thực thể của một tâm. Đặt nền trên sự trau dồi sự hợp nhất của phương tiện và trí huệ, ở mức Phật tánh, Pháp thân của trí huệ bất nhị tự xuất hiện như là hình tướng của một bổn tôn. Bởi thế, trước khi thiền định về một thân thể của bổn tôn, cần thiết xác lập qua lý luận sự vô tự tánh của chính mình. Bấy giờ, trong bối cảnh thiền định về tánh Không này, chính cái tâm thức có đối tượng của nó là tánh Không của chính nó, được dùng như nền tảng cho sự xuất hiện của hình tướng của bổn tôn.
Từ sự xác minh tánh Không của chính mình, tâm thức này tự xuất hiện trong hình dáng mặt, tay… của bổn tôn. Tâm thức trí huệ xuất hiện sống động như là thân thể bổn tôn và đồng thời xác minh sự vô tự tánh của nó. Hai cái này – trí huệ nhận biết vô tự tánh và tâm thức của yoga bổn tôn – là một thực thể, nhưng được xem là khác nhau từ quan điểm sự in dấu của chúng. Như thế, từ quan điểm quy ước, phương tiện và trí huệ là khác nhau trong bối cảnh là một thực thể. Chúng được nói là khác nhau theo nghĩa phương tiện là sự loại trừ cái không-phương-tiện và trí huệ là sự loại trừ không-trí-huệ.
Đặt nền trên hình tướng xuất hiện của một thân thể bổn tôn, sự kiêu hãnh là bổn tôn phát triển, nó có phương diện tối hậu và phương diện quy ước. Một số học giả nói rằng sự xuất hiện của một tâm thức xác minh tánh Không trong hình thức một bổn tôn nghĩa là một tâm thức này có tánh Không như đối tượng quy chiếu của nó và một thân thể bổn tôn như là đối tượng xuất hiện của nó. Như thế, tâm thức có một yếu tố qua sự xác minh – sự hiểu biết về một phủ định hiện hữu tự thân – và một yếu tố của sự xuất hiện – sự tư duy sống động về một thân thể bổn tôn. Theo cách này, sự kiêu hãnh thiêng liêng của bổn tôn có hai phương diện, về cái tối hậu – tánh Không – và về cái quy ước – một thân thể thiêng liêng của bổn tôn.
Trong những giải thích kinh điển có hai hệ thống nói về một hiện tượng đặc trưng bởi tánh Không có xuất hiện hay không với một tâm thức nhận biết tánh Không này theo suy luận. Một số người nói rằng một đối tượng có bản chất là trống rỗng xuất hiện trong suốt sự nhận biết theo suy luận về tánh Không, và những người khác nói rằng sự xuất hiện của một đối tượng thì không còn có mặt khi tánh Không của nó được thấu hiểu. Trong Đại Diễn Giải về những Cấp Bậc của Con Đường Chung cho các Thừa của Tsongkapa, có vẻ rằng hiện tượng đặc trưng bởi tánh Không không xuất hiện với một tâm thức theo suy luận nhận biết tánh Không, nhưng trong một số bản văn để trong tu viện thì cái ngược lại được chủ trương. Trong trường hợp nào cũng vậy, trước tiên người ta thiền định về tánh Không, và rồi, trong bối cảnh sự xác minh tương tục tánh Không của tâm thức, thiền giả tin rằng nó đang dùng tâm thức này như là nền tảng (hay nguồn gốc) cho sự xuất hiện. Trong thời gian đó, cảm giác về một cái ‘tôi’ đơn giản được phong cho dựa vào người cư ngụ thanh tịnh – bổn tôn – và chỗ cư ngụ thanh tịnh – cung điện và môi trường chung quanh – là một kiêu hãnh đầy đủ phẩm chất thiêng liêng của bổn tôn. Người ta càng trau dồi một kiêu hãnh như thế, thì người ta càng làm tổn hại ý niệm hiện hữu tự thân, nó là gốc rễ của sanh tử luân hồi.
Hỗn hợp này của phương tiện và trí huệ – hình tướng một bổn tôn không có sự hiện hữu chân thật, như một ảnh huyễn – là một sự phủ định xác định, một sự vắng mặt hiện hữu nội tại trong một hình tướng xuất hiện. Người ta dần dần quen với tâm thức này, và cuối cùng khi đến những mức độ cao ở giai đoạn thành tựu như được giải thích trong Tantra Yoga Tối Thượng, sự hợp nhất của một người còn học được đạt đến trong đó một tương tự liên tục của một Sắc thân và Pháp thân được thành tựu. Phương tiện và trí huệ này là một ‘Sắc thân’ trong thời điểm trên con đường và một trí huệ của tịnh quang, chúng là những nguyên nhân chất thể hiện thực của Phật tánh.
Như thế, Mật thừa phân biệt với Kinh thừa do phương tiện tối thắng của nó để thực hiện một Sắc thân. Chỉ thiền định về thân thể một bổn tôn mà không có liên hệ với thiền định về tánh Không thì chưa đủ bởi vì nhánh trí huệ bị thiếu. Mặt khác, chỉ thiền định về tánh Không cũng không đủ. Dù không thể đạt đến Phật tánh khi chỉ dựa vào những con đường của Thừa Hoàn Thiện, thì Thừa Hoàn Thiện đã nêu ra những con đường cho sự thành tựu Phật tánh. Nếu người ta đi vào những con đường này, thiền định về tánh Không và trau dồi những đặc trưng của phương tiện như được giải thích trong Thừa Hoàn Thiện, thì người ta đạt đến Phật tánh chỉ sau nhiều vô số kiếp ; người ta không thể đạt đến Phật tánh nhanh chóng. Thật vậy, người ta không thể đạt đến Phật tánh qua những nguyên nhân chúng không có một phương diện tương tự với kết quả, một Sắc thân. Tóm lại, Thân của một vị Phật được đạt đến qua sự thiền định về nó. Người ta cần thiền định về một thân thể bổn tôn cho đến khi những đường nét của nó xuất hiện rõ ràng và vững chắc, đến lúc hình như có thể sờ chạm nó được với bàn tay mình và thấy nó bằng mắt mình.
Vài người nghĩ rằng trong Thừa Hoàn Thiện người ta trau dồi một Sắc thân của Phật qua thiền định bao gồm những cầu nguyện thỉnh cầu đạt được điều đó. Tuy nhiên, nếu là thế, người ta sẽ không cần thiền định về tánh Không để đạt đến Pháp thân ; gieo trồng những cầu nguyện là đủ rồi. Phật tánh đạt được qua yoga bất nhị của cái sâu xa và cái biểu lộ ; không có nó, Phật tánh thì không thể.
Điều này được thiết lập không chỉ trong Tantra Yoga Tối Thượng mà cũng trong ba tantra kia. Trong Tantra Hoạt Động và Thực Hiện, Pháp thân, hoàn toàn thanh tịnh theo nghĩa thoát khỏi mọi tạo tác nhị nguyên, được thành tựu qua yoga không hình tướng – thiền định về tánh Không – và một Sắc thân, được nói là ‘bất tịnh’ theo nghĩa nó nhị nguyên, được thành tựu qua yoga với hình tướng – yoga hóa thần bổn tôn. Trong Tantra Yoga Tối Thượng, yoga hóa thần bổn tôn được trình bày kết hợp với năm yếu tố được gọi là năm sự làm cho sáng tỏ.
Yoga thống nhất cái sâu xa và cái biểu lộ này là con đường của mọi hành giả chủ yếu của Kim Cương thừa, nhưng không nhất thiết của tất cả hành giả Kim Cương thừa. Đối với những người không thể quán tưởng chính mình là những hóa thần bổn tôn, sự thực hành chiêm ngưỡng một bổn tôn trước mặt mình được nêu ra cộng với trì tụng thần chú, cầu nguyện… Những hành giả chủ yếu vì họ mà Kim Cương thừa được dạy cho là những người có khả năng thực hành toàn bộ con đường Mật thừa, và sự phát khởi chính mình như một bổn tôn rõ ràng được dạy cho tất cả những hành giả chủ yếu. Những cách thức thiền định để thành tựu những công hạnh, như những kỹ thuật để thiền định về khí, tất cả để cho hoặc là làm cho yoga bổn tôn thêm vững chắc hoặc nâng cấp thêm sự nhận biết Chân Như
SHARE:
Ban biên tập website Thiện Tri Thức chúng tôi chân thành cám ơn các trang mạng, các tác giả cùng những cộng tác viên , các bạn đọc đã cho phép chúng tôi trích đăng và gửi bài tới trang nhà chúng tôi. Những ý kiến đóng góp và bài viết xin gửi về email [email protected].
Mong mọi sự tốt lành!
© Bản quyền 2021 THIỆN TRI THỨC | Thiết kế bởi TIGONSYS