NHỮNG THỰC HÀNH SƠ BỘ CHO ĐẠI ẤN

SHARE:

Khenchen Thrangu Ringpoche
Essentials of Mahamudra, looking directly at the mind
Wisdom Publications, Boston, 2004.
Ban dịch thuật Thiện Tri Thức, 2014.
1. Dẫn nhập.
2. PHẦN. NHỮNG THAM THIỀN CHUNG CỦA NHỮNG TRUYỀN THỐNG KHÁC
3. TRUYỀN THỐNG CHUNG CỦA SHAMATA VÀ VIPASHYANA
4. TRUYỀN THỐNG CHUNG CỦA THIỀN CHỈ
5. TRUYỀN THỐNG CHUNG CỦA THIỀN QUÁN
6. LOẠI BỎ NHỮNG NGHI NGỜ VỀ THIỀN QUÁN
7. PHẦN II THAM THIỀN ĐẠI ẤN
8. NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA ĐẠI ẤN
9. NHỮNG THỰC HÀNH SƠ BỘ CHO ĐẠI ẤN
10. THIỀN CHỈ ĐẠI ẤN
11. THIỀN QUÁN ĐẠI ẤN
12. LOẠI BỎ NHỮNG NGHI NGỜ VỀ THIỀN QUÁN
13. TÂM NHƯ NÓ LÀ VÀ ĐỒNG KHỞI
14. LOẠI BỎ NHỮNG KHUYẾT ĐIỂM CÓ THỂ SANH KHỞI TRONG ĐẠI ẤN
15. DUY TRÌ ĐẠI ẤN TRONG THIỀN ĐỊNH VÀ HẬU THIỀN ĐỊNH
16. LOẠI BỎ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI ĐỐI VỚI ĐẠI ẤN
17. SỰ THỰC HÀNH GIẢI THOÁT RỐT RÁO
18. ĐEM NHỮNG CHƯỚNG NGẠI VÀO CON ĐƯỜNG
19. CHỨNG NGỘ HIỆN LÊN NHƯ THẾ NÀO
20. CHÚNG TA CẦN THỰC HÀNH NHƯ THẾ NÀO
21. CHÚ THÍCH
22. VỀ TÁC GIẢ
23. (Trang bìa sau của cuốn sách)

Đi vào con đường Đại Ấn

[121]     Để đi vào Pháp chúng ta phải dấn thân vào nghe, chiêm nghiệm, và tham thiền. Hơn nữa chúng ta cần dựa vào một người bạn tâm linh (thiện tri thức) dạy chúng ta tham thiền và Pháp. Một người bạn tâm linh tốt phải là một người chúng ta kính trọng và có thể dạy con đường chính thống của Pháp. Bởi vì chúng ta đang sống với loài người, khó mà tìm thấy người nào đã loại trừ một trăm phần trăm mọi lỗi lầm và đã khai triển một trăm phần trăm những phẩm tính tốt. Nhưng chúng ta phải tìm kiếm người có thể dạy con đường chính thống đích thực và dạy nó tốt.

Sau khi tìm thấy một người bạn tâm linh tốt, chúng ta phải dấn thân vào giữ giới, là căn bản của mọi phẩm tính tốt. Giới luật là chúng ta phải làm những việc đứng đắn và bỏ những việc không thích đáng. Rất tốt nếu chúng ta có thể giữ giới luật của người xuất gia, nhưng điều này không tuyệt đối cần thiết. Như chúng ta đã thấy, trong truyền thống Kagyu có nhiều thí dụ những người từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau đã nhận những giáo pháp đại ấn, rồi thực hành và đạt đến chứng ngộ cao nhất. 

 

Những luận

Những lời dạy của Đức Phật gồm Tiểu thừa, Đại thừa và Kim cương thừa. Những lời dạy bao la này được cô đọng thành các luận, do những đại học giả Ấn Độ. Người Tây Tạng có khuynh hướng dựa vào những luận này nhiều hơn là những kinh và tantra do Đức Phật thuyết. Một số người xem điều này là khá lạ lùng bởi vì những học giả của những luận ấy không ngang cùng cấp độ với Đức Phật. Hơn nữa, những học giả thường không đồng ý với nhau. Nhưng có một lý do rất tốt để dựa chủ yếu vào những luận. Đức Phật dạy những cá nhân phù hợp với hoàn cảnh, khả năng và cái hiểu của họ. Một chủ đề được giảng khác nhau tùy căn cơ mỗi người. Thế nên rất khó cho chúng ta hiểu mọi điều Đức Phật dạy trong một khuôn khổ giáo lý đơn nhất và nhất quán.

Những học giả luận sư của Phật giáo Ấn Độ đã tập hợp lại tất cả những lời dạy của Đức Phật về từng chủ đề riêng rẽ vào những thời điểm khác nhau và người nghe khác nhau. Các ngài phân tích và tổ chức những giáo lý này cho chúng ta hiểu. Bằng cách đọc luận chúng ta có thể hiểu tổng quát về Phật giáo và ý nghĩa lời dạy của Đức Phật.

 

Những lời dạy tinh túy

Nghe hiểu những luận là điều tốt đẹp. Tuy nhiên, còn quan trọng hơn là thực hành những chỉ dạy truyền miệng của guru chúng ta. Những chỉ dạy truyền miệng là gì? Chúng là những giải thích rất ngắn gọn và trực tiếp về cái chúng ta cần bỏ, chúng ta tiến hành làm sao, và thực hành nào cần làm. Liên hệ đến thực hành những chỉ dạy bằng miệng là ý nghĩa nhất. Như vậy luận đối với chúng ta thì quan trọng hơn lời Đức Phật, vì chúng ta không thể hiểu, và những chỉ dạy bằng miệng thì quan trọng hơn luận.

Những chỉ dạy tinh túy quan trọng nhất là ba vòng những bài ca tâm linh của đại thành tựu giả Saraha và những kho tàng những bài ca tâm linh của Tilopa, Naropa, và những vị khác. Những bài ca tâm linh này được diễn tả trong một số ít lời dễ hiểu và chứa đựng những tinh túy của thực hành. Ở Tây Tạng, những chỉ dạy bằng miệng quan trọng nhất là những bài ca tâm linh của Milarepa và của các guru của dòng Karma Kagyu, như những bài được sưu tập trong Cơn Mưa của Trí Huệ. Trong những bài ca tâm linh này chúng ta được dạy rất trực tiếp làm sao để tham thiền. Những bài ca ấy ngắn, có tính chất thơ, dễ hiểu và dễ nhớ.

Chỉ nghe những bài ca tâm linh thì không đủ; chúng ta phải phát triển sự chắc thật về sự ích lợi của chúng bằng cách chiêm nghiệm điều đã nghe. Điều này sẽ dẫn đến hiểu biết. Nhưng hiểu biết thôi thì chưa đủ; chúng ta cũng phải đi vào thực hành tham thiền.

 

Bốn ghi nhớ

Chúng ta đi vào Phật giáo bằng nghe, rồi chiêm nghiệm, và cuối cùng thực hành. Trong đại ấn chúng ta bắt đầu bằng cách làm những thực hành chuẩn bị hay sơ bộ, gọi là ngondro. Lý do thực hành sơ bộ là chúng ta đôi lúc biếng lười, và không cảm thấy thích thực hành Pháp. Khi điều này xảy ra, chúng ta thực hành cái đối trị với làm biếng, tức là nghĩ về vô thường. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh luôn luôn biến đổi, và khi có thể thực hành hôm nay, mai kia chúng ta không còn có cơ hội. Nghĩ về vô thường, chúng ta cương quyết đi vào thực hành ngay bây giờ.

Có bốn phương diện của vô thường, gọi là bốn ghi nhớ. Thứ nhất là khó tìm ra sự rảnh rang và may mắn được sanh ra làm người. Thứ hai là sự chóng qua của cuộc đời và bất ngờ của cái chết. Thứ ba là nghiệp, hãy có nhân thì phải có quả. Và thứ tư là những khuyết điểm hay bất lợi của sanh tử. Chiêm nghiệm bốn ghi nhớ này giúp chúng ta loại bỏ lười biếng.

Bốn ghi nhớ này được gọi là bốn sơ bộ chung. Suy nghĩ chúng trở đi trở lại thì cực kỳ lợi ích. Khi bắt đầu, nghĩ về bốn sơ bộ chung này khiến chúng ta đi vào đường đạo. Một khi đã bước vào đường đạo, suy nghĩ về chúng làm tăng thêm nỗ lực. Hướng đến chỗ chấm dứt con đường, chúng cho phép chúng ta đem quả đến trong hai tay chúng ta.

 

Thực hành Ngondro

[125]     Sau khi chiêm nghiệm bốn ghi nhớ, chúng ta tiếp tục thực hành ngondro, gồm bốn thực hành sơ bộ không chung: lễ lạy quy y, trì tụng chú Vajrasattva, cúng dường mạn đà la, và guru yoga. Chúng ta đi vào những thực hành này bởi vì chúng ta cần đức tin, sùng mộ và tin cậy Pháp để thực hành đại ấn.

Lễ lạy giúp làm lành mạnh đức tin, tin cậy, và sùng mộ đối với Pháp qua nỗ lực và khó nhọc thân thể.

Tụng chú Vajrasattva xóa sạch những chướng ngại khác nhau đối với tham thiền và chứng ngộ. Những chướng ngại này là những phiền não mạnh như tham, thù hận, kiêu căng, giận dữ, chúng dẫn đến những hành động xấu được làm với thân, khẩu, tâm. Sự tích tập những hành động xấu làm chúng ta không thể thực hành cho tốt hay hoàn thành kết quả nào. Chúng ta tịnh hóa những nghiệp và che ám này nhờ tụng chú Kim Cương Tát Đỏa.

Ngoài tịnh hóa nghiệp chướng, chúng ta cũng phải tích tập công đức. Thông thường chúng ta làm điều này bằng cách thực hành sáu ba la mật. Tuy nhiên, trong Kim cương thừa, vốn làm việc nơi tâm bên trong hơn là những sự vật bên ngoài, chúng ta tích tập công đức bằng cách cúng dường mạn đà la trong thực hành ngondro thứ ba. Bằng cách gom tụ mọi vật đáng ưa thích của mọi cõi thế gian trong mọi phương vào chỉ một mạn đà la và rồi cúng dường nó, chúng ta tăng trưởng công đức.

Đã tịnh hóa những hành vi xấu và những che chướng và tích tập công đức, chúng ta còn cần giúp đỡ. Đặc biệt chúng ta cần nhận những ban phước của chư Phật và bồ tát mà chúng ta nhận qua đức tin và sùng mộ. Chư Phật và bồ tát của quá khứ thì xa, đã sống trước đây thời gian lâu. Tuy nhiên, những giáo pháp các ngài ban đến với chúng ta qua những guru của dòng, đặc biệt qua guru gốc hay bổn sư của chúng ta. Thế nên chúng ta đi vào thực hành ngondro thứ tư là guru yoga, khi chúng ta quán tưởng tất cả chư Phật và Bồ tát và tất cả vị thầy trong dòng để đi vào và nhận những ban phước của các ngài.

Ngày trước người ta không cần những thực hành ngondro này vì học trò đã có đức tin và sùng mộ phi thường. Chẳng hạn, dù là đại học giả, Naropa đã có đức tin đặc biệt vào Tilopa. Ngài bỏ địa vị trong tu viện và trải qua những gian khổ ghê gớm để tìm gặp và học hỏi với Tilopa. Vì đức tin và sùng mộ không lay chuyển, ngài ở với Tilopa mặc dù nhiều khó khăn. Tương tự, Marpa đi Ấn Độ ba lần để có những chỉ dạy khẩu truyền rất đặc biệt, và chịu gian khổ lớn lao vì đức tin, sự trông cậy và sùng mộ đối với Pháp và guru. Về sau, học trò của ngài, Jetsun Milarepa, đã cẩn thận suy xét hoàn cảnh riêng của mình, cảm thấy tuyệt đối phải có những chỉ dạy để hoàn thành giác ngộ trong chỉ một đời. Ngài tin không thắc mắc rằng phải cần những giáo pháp ấy và Marpa có thể ban cho những cái ấy. Marpa đặt Milarepa vào những thử thách khó nhọc kinh khủng, như xây một tháp bằng đá bằng tay không, bảo phá rồi xây lại nhiều lần. Nhưng Milarepa vẫn không bỏ cuộc để được làm học trò. Trong những thời ấy người ta không cần đi vào ngondro lễ lạy và các cái còn lại.

Thực hành ngondro đến sau này với mục tiêu làm tăng trưởng đức tin và sùng mộ. Khi thực hành ngondro được thiết lập, không có quy ước phải lập lại bao nhiêu lần. Một số học trò với nỗ lực lớn làm nhiều và số học trò không có nỗ lực lớn thì làm ít. Tuy nhiên, có ghi nhận rằng những học trò chỉ làm một số ít sẽ không kết thúc với loại chứng ngộ và kinh nghiệm đúng đắn. Thế nên để tăng thêm nỗ lực, ngondro trở thành một thực hành khoản 100.000 lạy, 100.000 lần tụng chú Vajrasattva, 100.000 lần guru yoga.

Sau đó vị thầy Shakya Shri từ Ấn đến Tây Tạng, ngài có khả năng phi thường ban cho những giáo pháp và một lòng thương yêu lớn lao với các học trò. Ngài tin rằng tuyệt đối cần thiết cho họ để sanh ra kinh nghiệm và chứng ngộ, và ngài đòi hỏi họ làm 400.000 mỗi thực hành sơ bộ không chung. Tuy nhiên những vị thầy ngày nay, như Karmapa thứ Mười sáu, Kalu Rinpoche, và Chogyam Trungpa Rinpoche, từ tình thương lớn lao với những học trò của các ngài, nghĩ rằng 400.000 có thể quá lớn và nói rằng 100.000 là đủ.

Tâm chúng ta không vẫn vơ khi làm những thực hành này là rất quan trọng. Chúng ta không nên làm nhanh quá, thậm chí tốt đẹp là làm chúng chầm chậm và dần dần. Tuy nhiên điều quan trọng là khi làm chúng tâm chúng ta không lang thang.

Nhiều học trò đến nói với tôi rằng, khi họ thiền chỉ, họ kinh nghiệm một trạng thái tâm bình an thư giản và mọi sự điều tốt. Nhưng khi lễ lạy, họ kinh nghiệm ghét hay tham lớn trong lúc thực hành. Khi mới lần đầu nghe thế, tôi nghĩ điều đó lạ lùng. Sau khi nhìn vào vấn đề, có vẻ nó đến từ một tâm lang thang. Khi chúng ta thiền chỉ chúng ta có thể chú ý. Chúng ta không có hoạt động thân thể; hơn nữa, chúng ta chỉ ngồi và chăm nom tâm. Tuy nhiên khi lễ lạy hay trì chú, đó là công việc của thân và khẩu. Có những cảm nhận và cảm giác đi với thực hành, và tâm có khuynh hướng xao lãng. Khi tâm rung động, chúng ta bắt đầu nghĩ. Làm tiếp thì những xúc tình nổi lên. Thế nên tôi nghĩ ở với nó và không để tâm lang thang là điều quan trọng.

Kim cương thừa có những chỉ dạy rất đặc biệt khiến chúng ta có thể hoàn thành giác ngộ viên mãn trong một đời. Tuy nhiên giác ngộ trong một đời đòi hỏi nỗ lực. Chúng ta có thể nghĩ, “Tôi phải hoàn thành Phật quả ngay trong đời này với thân thể này, và nếu không, mọi thực hành tôi đã làm là hoang phí thời gian.” Đây là một lỗi lầm. Nếu chúng ta không thể nỗ lực để giác ngộ viên mãn trong một đời và cần một thời gian lâu dài thì cũng tốt. Thực hành dù một chút ít thì cực kỳ may mắn phước đức và chúng ta không nên xem là một tiêu phí thì giờ. Thực hành pháp thì cực kỳ có ý nghĩa, và dù một chút nhỏ nhất cũng là một điều kỳ diệu.

Đức Phật nói nếu chúng ta không thể thực hành rất nhiều nhưng mà có đức tin, điều này lợi lạc. Nếu đức tin chúng ta khiến chúng ta chấp tay và cảm thấy sùng mộ lớn lao, điều đó là kỳ diệu. Có người hỏi Đức Phật, “Nếu cái tốt nhất ngài có thể làm là chỉ đưa lên một tay khi sùng mộ thì có lợi lạc gì không?” Đức Phật trả lời có, nhất định có lợi lạc từ việc đó. Và dù nếu chúng ta không có đức tin và chỉ dở một bàn tay trong không khí, điều đó cũng lợi lạc.

SHARE:

Để lại một bình luận