DIỄN ĐÀN THIỆN TRI THỨC

  Diễn đàn Thiện Tri Thức này được thực hiện thay cho mục Hỏi Đáp nhằm mục đích tạo cho các bạn đọc giả gần xa có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề nan giải trong đời sống cũng như trong các thực hành tu học. Cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý và hầu giúp nhau điều chỉnh để có một nhận thức đúng. Với tiêu chí đó, xin mời các bạn đặt những câu hỏi, và thảo luận thiết thực về những khó khăn mà mình gặp phải trong đời sống cũng như trong thực hành tu học của mình. Nên tránh những câu hỏi có tính thách đố, rắc rối, xa vời không thiết thực vì điều đó có thể làm phiền tới tất cả những đọc giả khác. 

    Để tham gia đặt câu hỏi, mời các bạn click vào nút “Viết bài chia sẻ, đặt câu hỏi” bên dưới để đăng ký hoặc đăng nhập sau đó đăng bài, chủ đề … cần trao đổi, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên Diễn đàn trong thời gian sớm nhất. 

Trân trọng.

Notifications
Clear all

Xin các bạn cho tôi hỏi thế nào là Chánh nghiệp?

Ly van Thanh
(@ly-van-thanh)
New Member

Trong xã hội chúng ta có rất nhiều nghề nghiệp. Các bạn trẻ nên lựa chọn như thế nào để tạo cho mình 1 nghề nghiệp ổn định. Để gầy dựng sự nghiệp lâu dài ổn đinh cuộc sống gia đình và cống hiến cho xã hội?

 

This topic was modified 3 năm trước by Ly van Thanh
Trích dẫn
Topic starter Đã đăng : 21/09/2021 11:48 sáng
thientrithuc
(@thientrithucs)
Thành Viên Admin

Trả Lời:

Chánh nghiệp là việc làm chân chính, đúng đắn, phù hợp với lẽ phải, đúng với chân lý; ở đây cũng có nghĩa là việc làm phù hợp nguyên lý duyên sinh, nên lúc nào cũng được lợi ích cho mình và người. Ai biết thận trọng, giữ gìn mọi hành động thuận theo lý duyên sinh, chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt, không làm tổn hại đến quyền lợi, hạnh phúc của người khác.

 

Chi thứ 4 trong bát chánh đạo là chánh nghiệp, hay còn gọi là nghề nghiệp chân chính. Trong đó, bao gồm các thứ như nghề nghiệp, sự nghiệp, gia nghiệp, chức nghiệp, thương nghiệp, nghiệp vụ. Nói một cách dễ hiểu là nghề nghiệp, hay phương cách làm ra tiền để nuôi sống bản thân và gia đình. Có khá nhiều cách để kiếm tiền sinh sống, nhưng ở đây, Phật giáo muốn đề cập đến những nghề nghiệp chính đáng, hợp pháp, không làm tổn hại cho người và vật, nghề đó được gọi là nghề nghiệp chân chính. 
 

Hầu như những bản kinh thuộc về Phật giáo Nguyên thủy có nội dung đề cập đến nghề nghiệp là phương tiện làm việc để sinh sống, nhằm mục đích nuôi sống bản thân và gia đình của người cư sĩ tại gia. Chánh nghiệp là nghề nghiệp và hành động chân chính. Nghề nghiệp chân chính sẽ đem lại lợi ích chính đáng cho mình và người.

 
“Này các thiện nam, tín nữ, có năm nghề buôn bán không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm hay súng ống, đạn dược, buôn bán người nô lệ hay phụ nữ và trẻ em, buôn bán thịt cá, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc. Nghề thứ nhất trong 5 nghề đức Phật đề cập là, cấm người phật tử không được buôn bán đao kiếm, nói cho đầy đủ là gồm cả súng đạn, những binh khí dùng trong chiến tranh để giết hại lẫn nhau.
 
 
Nghề thứ hai mà đức Phật cấm người phật tử không được làm là buôn bán con người. Nghề này có lẽ ở xã hội phong kiến xa xưa, khi chưa có chính sách luật pháp bảo vệ nhân quyền, nên tình trạng buôn người phổ biến, nhất là phụ nữ và trẻ em. Ngày nay, tình trạng này vẫn còn, việc mua bán phụ nữ và trẻ em vẫn đang diễn ra hằng ngày, nhưng không công khai mà chỉ bằng nhiều hình thức dụ dỗ, lừa đảo, lời dụng lòng tham của con người.
 
 
Nghề thứ ba đức Phật cấm là buôn bán rượu. Trong năm giới, nó không phải là giới chính, vì nó là nhân làm cho con người say sưa, mê mờ, không có lý trí, nếu quá trớn sẽ dẫn đến nhiều vụ án dã man do rượu gây ra. Nó là cái nhân sinh ra các quả si mê, tâm thần, ám độn, không sáng suốt và có thể gây ra nhiều tội lỗi tày trời. Chính sự tác hại của rượu quá lớn, nên Như Lai Thế Tôn khuyên người phật tử không nên uống và cũng không khuyến khích người khác uống, đó là lý do tại sao Ngài cấm không cho người phật tử buôn bán rượu.
 
 
Nghề thứ tư mà đức Phật cấm là buôn bán các loài súc sinh, một là trực tiếp giết mổ, hai là xúi bảo người khác giết, ba là vui vẻ khi thấy người khác giết. Nhân giết hại dẫn đến quả báo ân oán, hận thù, giết hại lẫn nhau không có ngày thôi dứt. Người giết người, người giết vật, vật giết người, lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, nên thế giới chúng ta lúc nào cũng xảy ra chiến tranh, binh đao, tàn sát, giết hại theo quy luật nhân quả vay - trả.
 
 
Nghề thứ năm là nghề buôn bán các loại độc được, là những loại như là heroin, thuốc lắc, thuốc kích thích, xì ke, ma túy, nó là những loại thuốc làm cho con người mất lý trí, mất khả năng sống, dẫn đến con đường sa đọa, mê mờ, làm khổ gia đình, người thân, và làm ảnh hưởng xấu đến xã hội.
 

Ngoài năm trường hợp trên, đức Phật vì lòng từ bi, thương xót chúng sinh, muốn chúng sinh được an vui, bình yên, hạnh phúc, nên khuyên ta nên tránh xa năm nghề đó. Xã hội ngày nay còn có nhiều ngành nghề khác không được lành mạnh, như phim ảnh đồi trụy, sách báo khiêu dâm, game bạo động. Người phật tử chân chính cần phải tránh xa những nghề này.

 
Chánh nghiệp là việc làm chân chính, đúng đắn, phù hợp với lẽ phải, đúng với chân lý; ở đây cũng có nghĩa là việc làm phù hợp nguyên lý duyên sinh, nên lúc nào cũng được lợi ích cho mình và người. Ai biết thận trọng, giữ gìn mọi hành động thuận theo lý duyên sinh, chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt, không làm tổn hại đến quyền lợi, hạnh phúc của người khác. Nghề nghiệp chân chính là những nghề nghiệp nuôi mạng sống con người như làm ruộng, trồng hoa màu, các loại cây ăn trái, làm ra thức uống tinh khiết, nghề giáo dục, bác sĩ, bác học, khoa học, tâm linh. Ngược lại, dối trá, lừa đảo bằng nhiều hình thức để mưu cầu lợi ích cá nhân, mặc kệ sự tác hại của nó về lâu, về dài, là những nghề nghiệp làm tổn hại cho nhân loại.
 
 
Người nông dân biết canh tác theo tinh thần nhân quả là một người nông dân hiểu biết, thông minh, thấm nhuần lời Phật dạy, nên việc làm nhằm để phục vụ lợi ích cho gia đình và xã hội; nhờ vậy, kết quả gặt hái được nhiều hơn những người nông dân không hiểu lý duyên sinh. Biết được hết mọi dữ kiện về hạt giống, phân bón, thời tiết, thị trường, người nông dân sẽ có nhiều cơ hội thành công. Trong gia đình và xã hội, biết hành động theo nguyên lý duyên sinh, người phật tử tạo được hòa khí và thương yêu, xây dựng được đời sống an lạc của mình mà không phương hại sự hạnh phúc của kẻ khác.
 
   
Đức Phật vì lòng từ bi, thương xót tất cả chúng sinh, nên dạy ta tu tập để thoát khỏi cảnh khổ đau bằng việc làm chân chính trong nghề nghiệp; kế đến Ngài dạy ăn uống để nuôi thân bằng những thực phẩm không làm tổn hại, nên bố thí, giúp đỡ, sẻ chia cho mọi người, và cung kính cúng dường đến người tu hành chân chính.
 
 
Ta sống bằng nghề nghiệp chân chính, làm bằng sức lao động chân tay, hoặc bằng trí óc, để tạo ra những thực phẩm lương thiện nuôi mạng sống, trong đó không có sự gian ác và đau khổ. Một người hành nghề giết hại chúng sinh, làm đau khổ người khác, thì nghề nghiệp ấy đạo Phật gọi là tà nghiệp. Tà nghiệp còn có nghĩa là ý nghĩ xấu ác, lời nói ác, và hành động giết hại chúng sinh, làm đau khổ cho người khác, hay mắng chửi người khác, nói xấu người khác, vu khống người khác. Cho nên, nhân quả không thể trốn tránh, dù có trốn lên trời hay chui xuống đất cũng không thoát khỏi được.
 
   
Tóm lại, là người phật tử chân chính, ta không nên làm những nghề nghiệp có tính cách tổn hại người vật, mà hãy làm các nghề thiện ích như bác sĩ, dạy học, trồng trọt, kinh doanh, mua bán thức ăn, thức uống tinh khiết, nghề luật sư chuyên bảo vệ cho người bị hại, đem lại công bằng trong cuộc sống. Nếu ta không có lương tâm đạo đức thì sẽ lợi dụng quyền hạn của mình mà hối lộ cả hai đầu, kẻ bị hại và lẫn cả người hại. Cho nên, Phật dạy, muốn làm người tốt trong hiện tại và mai sau, ta phải biết chọn lựa nghề nghiệp chân chính, trước tiên là để nuôi sống bản thân và gia đình, kế đến là phục vụ tốt cho xã hội.
 
Thích Đạt Ma Phổ Giác
 
Nguồn: Phật giáo
This post was modified 3 năm trước 4 times by thientrithuc
Trả lờiTrích dẫn
Đã đăng : 24/09/2021 4:32 chiều
Chia sẻ: